Thầy giáo dùng gậy tre đánh vào đầu học sinh
Trong giờ học môn Công nghệ, thầy Lân cho rằng học sinh phá phách nên đã dùng gậy tre đánh vào đầu và mặt hai em dẫn đến thương tích.
Ngày 18/4, ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế), cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Võ Thế Lân (47 tuổi), giáo viên môn Công nghệ thuộc Trường THCS Phú Đa (thị trấn Phú Đa), vì hành vi đánh học sinh ngay trong giờ lên lớp.
Sự việc xảy ra vào sáng 4/4, thầy Lân giảng dạy tiết Công nghệ cho học sinh lớp 7/5 tại trường THCS Phú Đa. Trong giờ học, hai em Trương Văn Thắng và Hồ Đức Dũng vô ý làm rơi gãy hai chân của con gà mô hình dùng làm dụng cụ thực hành. Cho rằng học sinh có hành động phá phách, thầy Lân gọi cả hai lên bảng, sau đó lấy cây gậy tre đánh các em.
Theo mô tả của Thắng và Dũng, gậy tre thầy Lân dùng dài khoảng 30 cm, to bằng cổ tay. “Thầy đánh vào đầu em một cái. Do em dùng tay ôm đầu nên gậy trúng hay cánh tay. Em bỏ chạy ra ngoài thì thầy đánh vào tay em thêm một cái nữa. Sau đó thầy gọi em vào và bắt quỳ trước lớp”, Dũng thuật lại và cho biết sau khi bị đánh, hai cánh tay bị bầm tím, cử động lên xuống đau nhức.
Cùng nhận hình phạt quỳ trước lớp sau khi bị thầy Lân đánh 4 gậy vào đầu và mặt, học trò Thắng ghi trong bản tường trình sự việc gửi nhà trường: “Thầy đánh vào đầu một cái, thấy đau em lấy tay che đầu nên hai lần sau thầy đánh trúng tay, cái cuối cùng trúng vào mặt, phía mắt phải, gây sưng to. Cả lớp 7/5 đều chứng kiến, ngoài ra còn có một số bạn ở các lớp khác biết chuyện”.
Ngay sau sự việc, một số thầy cô cùng Ban giám hiệu nhà trường đã đưa hai em đến Bệnh viện Đa khoa Phú Đa khám. Các bác sĩ chẩn đoán Dũng và Thắng chỉ bị chấn thương phần mềm.
Trường THCS Phú Đa nơi xảy ra vụ việc thầy giáo dùng gậy tre đánh học sinh. Ảnh:Đắc Đức.
Theo thầy Nguyễn Đông, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đa, trong tháng 3 nhà trường từng nhận được nhiều bản tường trình của học sinh về việc bị thầy Lân đánh. Cụ thể ngày 10/3, em Nguyễn Thị Giàu (học sinh lớp 6/1) cho biết bị thầy Lân dùng thanh gỗ bằng cây tràm đánh vào đầu trong giờ dạy môn Công nghệ, vì cho rằng nữ sinh này nói chuyện riêng.
Ngày 17/3, em Mai Thanh Vũ (học sinh lớp 7/3) kể: “Bị thầy Lân đấm vào mặt, nắm tóc, dúi đầu vào tường và đá một cái vào miệng”. Một số em còn cho biết, thầy giáo này hay có những lời tục tĩu, hay đánh học sinh vô cớ.
Ngày 8/4, hội đồng kỷ luật của Trường THCS Phú Đa đã họp và cảnh cáo trước Hội đồng sư phạm nhà trường đối với thầy Võ Thế Lân, tạm thời không phân công giảng dạy, chuyển công tác khác trong lúc chờ quyết định kỷ luật chính thức của Phòng Giáo dục huyện.
Thầy Lân đã viết bản tự kiểm điểm thừa nhận việc đánh học sinh tại trường. Lý do được thầy Lân “biện minh” là học sinh đã phá hoại tài sản công của nhà trường, dụng cụ dạy học của giáo viên, làm mất trật tự trong giờ học…
Video đang HOT
Theo Hiệu trưởng trường cấp 2 Phú Đa, thầy Võ Thế Lân đã 14 năm công tác tại trường. Trước khi chuyển sang nghề dạy học, ông Lân từng là cán bộ trại giam. Trong thời gian công tác tại trường THCS Phú Đa, thầy giáo này có lần bị kỷ luật với hình thức khiển trách khi đi dạy trong tình trạng say xỉn. Sau sự việc hôm 4/4, Ban giám hiệu nhà trường đã cùng lãnh đạo Phòng giáo dục huyện đến nhà các em để thăm hỏi, động viên tinh thần.
“Hành động của thầy Lân không phải là suy nghĩ trong nhất thời mà có tính lặp đi lặp lại nhiều lần và cần xử lý mạnh tay”, Trưởng phòng Giáo dục Lê Đình Phong nêu quan điểm và cho biết với vai trò là Chủ tịch hội đồng kỷ luật sẽ được lập ra trong thời gian tới, ông sẽ đề xuất mức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc đối với thầy Lân.
Đắc Đức
Theo VNE
Hiệu trưởng ĐH FPT: "Tôi đã từng nhận những hoảng sợ của sinh viên...về yêu"
"Tôi đã từng nhận những than phiền và cảm giác hoảng sợ của sinh viên vì thầy giáo chủ định tán tỉnh sinh viên..." - Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học FPT chia sẻ về câu chuyện cấm giảng viên yêu sinh viên.
Đều là những tình cảm không phù hợp!
Anh nghĩ sao về quy định cấm giảng viên yêu sinh viên của một trường cao đẳng đang gây xôn xao dư luận?
Xưa nay, các câu chuyện tình cảm giữa thầy trò mà cụ thể là thầy giáo và nữ sinh thường xuyên xảy ra. Nhiều người cho rằng đó là tình cảm cao đẹp và quả thật nhiều cặp vợ chồng đã hạnh phúc từ đây.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều hơn những điều bất hạnh khi xảy ra việc này. Tình cảm có thể là nhất thời nhưng khi vướng vào chuyện tình cảm thì việc giảng dạy không còn được tự nhiên, trở nên thiếu chuyên nghiệp và có tính phân biệt đối xử. Đối với nữ sinh tuổi mới lớn, hình bóng người thầy đôi khi rất đẹp và nữ sinh dễ dàng thần tượng hóa và nảy sinh tình cảm.
Vì vậy, tôi cho rằng với cán bộ giảng viên có quan hệ lãng mạn với sinh viên, học sinh trong môi trường giáo dục là không phù hợp.
Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng trường ĐH FPT: "Nếu tình yêu của họ đủ lớn thì một trong hai phải chấp nhận hy sinh"
Ngày trước, đã có nhiều mối tình thầy - trò ít bị dị nghị bởi sự trong sáng . Hiện nay, mối quan hệ tình thầy - trò đã bị méo mó bởi tác động của môi trườngxã hội vì ai cũng nghĩ rằng không có sự trong sáng trong mối quan hệ này , mà đó chỉ là mối quan hệ lợi dụng, mua - bá n, trong trường hợp này người thầy chiếm ưu thế ?
Đôi khi ranh giới giữa sự trong sáng và sự lạm dụng là rất mong manh và các học sinh - sinh viên là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. Về bản chất thì người thầy có quyền lực nhất định và cần có quy định để thầy cô không lạm dụng quyền lực.
Mở rộng ra chuyện tình cảm lãng mạn không những chỉ xảy ra giữa thầy - trò mà còn xảy ra giữa sếp - nhân viên. Đây đều là những tình cảm không phù hợp trong môi trường giáo dục hay công việc gây ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của tổ chức.
Nếu tình yêu của họ đủ lớn thì một trong hai phải chấp nhận hy sinh để hoặc chuyển trường hoặc chuyển nơi công tác. Khi đó ràng buộc trực tiếp thầy - trò mất đi thì họ trở thành hai cá nhân độc lập và có quyền hiện thực hóa một tình yêu cao đẹp.
Trong quan niệm của các nhà trường phương Tây bất cứ quan hệ tình cảm nào mà một bên có ưu thế mặc cả hoặc đổi chác thì đều được coi là phi luân lý. Anh nghĩ sao?
Đúng là các nhà giáo dục phương Tây đặc biệt phản đối các mối quan hệ này. Thậm chí có nhiều nhà giáo còn bị đi tù vì có quan hệ tình dục với học sinh hay sinh viên của mình. Họ cho rằng khi ở vị trí như vậy là có sự lạm dụng.
Đối với các quốc gia phương tây, chuyện riêng tư và công việc là hai chuyện khác nhau trong khi đó ở Việt Nam thì chuyện đó ít chấp nhận hơn. Nhiều quốc gia, công ty, tập đoàn cấm cán bộ của mình được phép ăn tối riêng với đối tác hay có bất kỳ mối quan hệ phức tạp nào khác.
Còn ở Việt Nam thì thành tiền lệ, chưa là bạn bè, chưa nhậu với nhau thì chưa làm ăn kinh doanh được. Đó là quan điểm về sự chuyên nghiệp. Trong công việc, anh chỉ nên có quan hệ về mặt công việc mà thôi. Còn lại đều bị xem là có mâu thuẫn về lợi ích. Và khi có mâu thuẫn về lợi ích thì đều bị coi là rất nặng.
Chính vì quan điểm khác nhau như vậy sẽ dẫn tới việc nhìn nhận khác nhau cho cùng một hành động. Việc quan hệ tình cảm trong trường học giữa thầy và trò là không thể chấp nhận ở phương Tây thì có thể được dễ dàng chấp nhận ở Việt Nam.
Hơn ai hết, thầy cô giáo cần là người chuyên nghiệp và hiểu đây là chuyện không dễ chấp nhận
Các thầy không nên có ý định có tình cảm lãng mạn với sinh viên
Giả sử, anh sẽ bị rơi vào trường hợp "mến"sinh viên nữ nào đấy? khi bị nhà trường, dư luận phản ứng thì anh ứng xử lý thế nào?
Tôi không nghĩ rằng ở Việt Nam mọi người có xu thế phản đối mà ngược lại có xu thế khuyến khích và đồng tình nhiều hơn. Theo quan sát của cá nhân, tôi phải khẳng định là chuyện nảy sinh tình cảm lãng mạn thường xuyên xảy ra, đặc biệt từ phía sinh viên.
Chuyện thần tượng hóa và có tình cảm lãng mạn với thầy cô giáo là chuyện không hiếm. Việc này thường xảy ra với các thầy độc thân và dễ gần với sinh viên. Nhưng cũng không hiếm trường hợp nữ sinh tìm cách thể hiện tình cảm cả những thầy giáo đã có gia đình. Sinh viên khi mắc vào việc này thường sao nhãng việc học hành, đôi khi còn có hành động gây chú ý với đối tượng của mình và tìm các cơ hội để gần gũi riêng.
Hơn ai hết, thầy cô giáo cần là người chuyên nghiệp và hiểu đây là chuyện không dễ chấp nhận. Xét về khía cạnh giáo dục học và xây dựng môi trường chuyên nghiệp thì việc có những tình cảm trong môi trường giáo dục là cần hạn chế. Tôi tin rằng phụ huynh có con cái gửi vào những trường có thái độ ứng xử chuyên nghiệp cũng sẽ thấy yên tâm hơn.
Là một hiệu trưởng trẻ nhất Việt Nam, có thể "chất trẻ" sẽ có suy nghĩ, quan niệm khác về quan hệ thầy - trò. Nếu trong trường ĐH FPT nảy sinh mối tình giữa thầy - trò, với vai trò là hiệu trưởng thì anh xử lýthế nào ?
Tôi rất mừng vì những việc như thế này bắt đầu được bàn luận ở Việt Nam. Với tôi là một người ham tìm hiểu về giáo dục, đặc biệt là giáo dục phương Tây, tôi quan điểm là cần xây dựng một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh và chuyên nghiệp.
Thực tế nếu dễ dãi với việc này, sẽ có những thầy cô chủ động tán tỉnh học sinh, sinh viên của mình và tạo phiền toái cho người học. Tôi đã từng nhận những than phiền và cảm giác hoảng sợ của sinh viên vì thầy giáo chủ định tán tỉnh sinh viên.
Giả sử học trò cũng có tình cảm thì dường như mọi việc dễ chấp nhận hơn, nhưng nếu sinh viên phản ứng thì mọi chuyện trở nên rắc rối vì người học không thể dừng học và chắc chắn có tâm lý không tốt để tiếp tục theo lớp học đó. Vì vậy, với tôi, ở cương vị là thầy cô, tốt nhất các thầy không nên có ý định có tình cảm lãng mạn với sinh viên của mình.
Cụ thể với Trường đại học FPT, chúng tôi còn có một hệ thống trường Trung học phổ thông nội trú trong đó có rất nhiều nữ sinh. Trong điều kiện xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, lại trong khuôn viên trường là bối cảnh rất lãng mạn thì tình cảm yêu đương dễ dàng phát sinh.
Chính vì vậy với Khối Trung học phổ thông chúng tôi cũng ban hành quy định cấm các thầy cô giáo có tình cảm lãng mạn với học sinh. Có như thế thì các phụ huynh mới yên tâm được con cái họ gửi nội trú vào trường không bị quấy rối và trường thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.
Còn đối với bậc đại học trở nên, hiện tại chúng tôi chưa có quy định nhưng cũng sẽ thảo luận việc này.
Xin trân trọng cám ơn anh!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Đình chỉ giám đốc trung tâm có bảo mẫu đánh trẻ nhiễm HIV Bà Nguyễn Thị Kim Tiên bị đình chỉ chức vụ Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em, sau khi để xảy ra việc 5 bảo mẫu đánh đập trẻ nhiễm HIV. Chiều 7/4, Đảng ủy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Bí...