Thầy giáo điển trai mở lớp học tiếng Anh trên TikTok, video nào cũng nhận nghìn tim!
Thầy giáo nổi tiếng trên TikTok này chính là thầy Vương Kiến Phát, giáo viên trường THCS Trần Đại Nghĩa ( Bình Dương). Những tiết học tiếng Anh của thầy có điều gì hấp dẫn mà mỗi lần livestream, đăng video lại thu hút hàng nghìn bạn học sinh thế nhỉ?
TikTok hẳn là nơi “đất lành” của các nam thần rồi, nếu không thì tại sao chỉ học tiếng Anh cũng bắt gặp “soái ca” thế nhỉ? Nếu bạn vẫn chưa gặp được thầy giáo điển trai để “nâng cấp” khả năng ngoại ngữ, vậy hãy ghé ID Ryan Vuong nhé!
Thầy Ryan Vương tên thật là Vương Kiến Phát, hiện đang là giáo viên của trường THCS Trần Đại Nghĩa (tỉnh Bình Dương). Thầy Phát chỉ mới “hành nghề” trên TikTok từ năm nửa cuối năm 2019, hiện tại thì số lượng người theo dõi đã chuẩn bị cán mốc 500K người rồi.
Tài khoản TikTok của thầy Vương Kiến Phát.
Gương mặt nam thần, lối nói chuyện hài hước và kiến thức tiếng Anh thú vị giúp thầy Phát thu hút nhiều followers.
Nhiều bạn nghĩ rằng học qua TikTok chắc chỉ đủ thời gian ngắm thầy, vì mỗi video kéo dài 60 – 90 giây, nhưng sự thật không phải vậy đâu. Thầy Phát chủ yếu chia sẻ một số kiến thức tiếng Anh mà các bạn học sinh dễ nhầm lẫn, chẳng hạn như phân biệt giữa arrive in và arrive at, nhấn trọng âm, thành ngữ… Với những ngữ pháp bao quát hơn, thầy Phát livestream trên Facebook để thuận tiện trả lời câu hỏi tương tác của người xem.
Một số kiến thức mà thầy Phát chia sẻ.
Bên cạnh kiến thức, lối nói chuyện hấp dẫn và ngoại hình điển trai của thầy cũng là một điểm cộng khiến hội teen chú ý đấy! Thầy giảng bài siêu ngắn gọn nên người xem dễ nắm bắt kiến thức trọng tâm, cách truyền tải nội dung thú vị giúp chúng mình dễ nhớ bài hơn.
Không chỉ dạy tiếng Anh, thầy còn thường chia sẻ một số hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Các bạn tween THCS Trần Đại Nghĩa cũng nhiều lần được “lên sóng”, có bạn còn tương tác cùng thầy trong video dạy tiếng Anh.
Hình ảnh thầy Phát siêu đáng yêu trong một tiết học.
Video đang HOT
Trái ngược với chú khủng long là hình ảnh soái ca thường ngày.
TikTok là lớp học tiếng Anh, còn Facebook là nơi thầy chia sẻ về cuộc sống của mình.
Ngay từ nhỏ, thầy Phát đã rất đáng yêu rồi nhé!
Dù vậy, kênh TikTok của thầy Phát vẫn được nhiều bạn gọi là lớp học tiếng Anh mini, vì chủ yếu là những video chia sẻ kiến thức. Giống như thầy đã từng chia sẻ rằng muốn nội dung mình truyền đạt nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bạn chắc hẳn sẽ thấy hào hứng khi “theo đuôi” thầy học tiếng Anh đấy!
Đổi đời, mua nhà, tậu xe nhờ làm tiếp viên hàng không
Nhiều người trẻ tại Thái Lan tin rằng làm việc trong ngành hàng không là tấm vé để nhanh chóng độc lập tài chính, nâng cao địa vị xã hội và có một cuộc sống thoải mái hơn.
Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post về khát vọng làm việc trong ngành hàng không của nhiều bạn trẻ Thái Lan với nhiều đãi ngộ hấp dẫn song cũng lắm áp lực, thách thức.
Chompoo (24 tuổi) mơ ước được làm việc trong một hãng hàng không nhiều năm qua. Với mục tiêu này, cô chăm chỉ luyện tập tiếng Anh và tiếng Trung Quốc để giúp bản thân có lợi thế hơn các ứng viên khác.
Một năm sau khi tốt nghiệp, cô gái Thái Lan vẫn chưa thể đạt được ước mơ. Sau khi thất bại trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 và rồi ngành hàng không bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, khả năng tìm được việc của cô càng mong manh.
Tuy nhiên Chompoo không vì thế mà bỏ cuộc. Cô tranh thủ thời gian này cải thiện kỹ năng phục vụ và ngoại ngữ vì mục tiêu của cô là các hãng hàng không có nhóm khách hàng chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc.
Để nâng cao kỹ năng của mình, Chompoo còn đăng ký tham dự khóa học tiếp viên hàng không - nơi các giảng viên đáp ứng nhu cầu học tập của ứng viên mong muốn làm việc trong ngành này.
Ở Thái Lan, nhiều người trẻ mơ ước được làm tiếp viên hàng không, xem sự nghiệp trong ngành hàng không là tấm vé để độc lập tài chính, nâng cao địa vị xã hội và có cuộc sống thoải mái hơn.
Nhiều người trẻ Thái Lan muốn được làm việc trong ngành hàng không.
Những lớp học chắp cánh ước mơ bầu trời
Các khóa học bao gồm những bài học về tác phong, vẻ ngoài, kỹ thuật phỏng vấn và kỹ năng tiếng Anh. Do đại dịch, một số lớp học diễn ra online, trong đó có những lớp được dẫn dắt bởi Tanyalak Lobyam - một tiếp viên hàng không có 10 năm kinh nghiệm.
Tanyalak cũng hy vọng có thể tranh thủ thời gian này bắt đầu sự nghiệp làm gia sư tiếp viên hàng không bởi cuộc khủng hoảng đang khiến nơi cô làm việc rơi vào tình cảnh khó khăn.
"Tôi thích dạy, muốn truyền đạt những điều tốt nhất cho mọi người", cô chia sẻ.
Nữ tiếp viên hàng không đã dạy cho khoảng 50 học viên cả trực tiếp và trực tuyến. Tanyalak nhận định khoảng thời gian dịch bệnh đang chuyển biến tốt cũng là cơ hội để các ứng viên nâng cao kỹ năng của mình.
Tại Perfect Angel's by Ajarn Aum - một trường dạy tiếp viên hàng không ở Bangkok - nhiều cô gái với gương mặt trang điểm kỹ, tóc búi gọn, mặc chân váy bút chì, đi tất và giày cao gót màu đen đang ngồi ngay ngắn trong lớp học trong khi một chàng trai mặc vest có màu tương tự.
"Đây là một lớp học chuyên sâu. Chúng tôi muốn mô phỏng một buổi phỏng vấn thực tế cho các học viên làm quen", bà Monchaya Khuptawinthu, hiệu trưởng trường và là cựu tiếp viên cho một hãng hàng không Trung Đông, nói.
Nhiều ứng viên tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng để tăng cơ hội trúng tuyển.
Bà Monchaya thực hiện sàng lọc trước khi nhận học viên. Tiêu chí chung là học viên có thái độ tốt, đáp ứng yêu cầu về chiều cao và cân nặng nhất định, duy trì làn da đẹp và răng tốt, không có hình xăm.
"Khóa học có thể kéo dài một, vài tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào kỹ năng của học viên. Họ sẽ được học cách khắc phục thiếu sót của mình, có thể là ngôn ngữ hoặc thái độ", bà nói.
Bà Monchaya cho biết đã đào tạo hơn 4.000 học viên trong một thập kỷ qua, cứ 8/10 người sẽ thành công có được công việc mơ ước.
"Một trong số những phần thưởng của việc thành công trở thành tiếp viên hàng không là họ có thể độc lập nhanh hơn về tài chính. Trong một năm, một số người đã mua được nhà và xe, đưa cha mẹ đi du lịch nước ngoài", bà Monchaya cho biết.
Bà Monchaya cũng nhận định mục tiêu của những người trẻ có ước mơ làm việc trong ngành này khá giống nhau. Phần lớn là nhanh chóng ổn định tài chính và mở mang tầm nhìn thông qua việc di chuyển đến nhiều nơi trên thế giới.
Đãi ngộ cao là một trong những điều ngành hàng không hấp dẫn ứng viên.
"Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng các hãng hàng không đưa ra mức lương khởi điểm như nhau cho nhân viên bất kể quốc tịch", vị hiệu trưởng cho biết.
Bà cũng lưu ý rằng "đối thủ" chủ yếu của các ứng viên Thái Lan hiện nay đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Người trẻ ở 2 nước này ngày càng cho thấy sự quan tâm dành cho công việc tại các hãng hàng không Trung Đông, chủ yếu họ bị thu hút bởi các đãi ngộ như chỗ ở miễn phí và thu nhập miễn thuế.
"Các thí sinh của Hàn Quốc thường có trình độ chuyên môn cao, ví dụ như có bằng thạc sĩ hoặc biết nhiều ngôn ngữ. Mọi người đều muốn có một công việc mà họ có thể vừa tận hưởng cuộc sống vừa có thu nhập hợp lý", bà nói.
Thách thức
Hàng không luôn được coi là một ngành làm việc ổn định cho tới khi đại dịch bùng phát đầu năm nay.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), du lịch hàng không toàn cầu đã giảm 95% tính đến tháng 4 so với 2019. Ngay cả khi biên giới mở cửa trở lại và nhu cầu tăng vào năm 2021, các hãng hàng không vẫn sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính, với doanh thu dự kiến sẽ giảm hơn một phần ba kể từ năm 2019.
Do đại dịch Covid-19, nhiều hãng hàng không lâm vào cảnh thua lỗ thậm chí phá sản.
Tại Thái Lan, hãng hàng không quốc gia Thai Airways đã bị tước tư cách doanh nghiệp nhà nước và nộp đơn xin phá sản vào tháng 5 vì nhiều năm thua lỗ, quản lý kém hiệu quả và cả do đại dịch.
Hãng hàng không NokScoot thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự, khiến khoảng 450 nhân viên và thành viên phi hành đoàn thất nghiệp. Hãng này cho biết họ không thể thấy trước sự phục hồi từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19.
Hãng hàng không Singapore Airlines cũng báo cáo thua lỗ lần đầu tiên trong lịch sử 48 năm. Emirates Airlines có trụ sở tại Dubai cũng đã bắt đầu một đợt cắt giảm nhân sự thứ 2 vào tháng 6, sa thải 600 phi công và 6.500 nhân viên phi hành đoàn, trong khi Qatar Airlines có kế hoạch giảm khoảng 20% nhân viên.
Trong khi đó, Air New Zealand cho biết có ít nhất 3.500 nhân viên hãng này sẽ mất việc, trong khi Qantas cũng phải sa thải gần 6.000 nhân sự.
Tiếp viên hàng không là công việc có bề ngoài hào nhoáng nhưng chứa không ít khó khăn, áp lực.
Thitipong Geenupong, tiếp viên hàng không và người sáng lập của Thomsabincrew.com, một trang web cung cấp thông tin về tuyển dụng hàng không cho biết vẫn có nhiều người truy cập trang web của anh dù bài đăng tuyển dụng cuối cùng đã từ tháng 3.
"Điều này cho thấy rằng nhiều người trẻ Thái Lan vẫn quan tâm đến ngành này. Có lẽ họ cho rằng các hãng hàng không sẽ sớm phục hồi", anh nói.
Sau 25 năm làm tiếp viên hàng không, Thitipong nhận định công việc này không phải lúc nào cũng vui vẻ, hào nhoáng như bề ngoài.
Tanyalak, huấn luyện viên tiếp viên hàng không, cho biết công việc này có những ưu và nhược điểm mà nhiều người trẻ có thể không hoàn toàn hiểu được.
"Hình ảnh gắn liền với các thành viên phi hành đoàn là vẻ ngoài ưa nhìn, giàu có và đi du lịch khắp thế giới. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi nhiều về thể chất và không ít người đã bỏ cuộc vì áp lực và lúc nào cũng phải làm hài lòng mọi người", cô nói.
Nữ sinh Đại học Hà Nội từng lên trang tin quốc tế, nói được 3 thứ tiếng, ngoài đời có phong cách vừa sexy vừa chất Nữ sinh với góc nghiêng xinh xắn Vương Khánh Ly, hiện đang theo học ngành Quốc tế học của trường ĐH Hà Nội. Người ta vẫn nói con gái Việt xinh nhất là khi xõa tóc và mặc áo dài, bởi vì những lúc ấy cô bạn nào cũng dịu dàng và nữ tính đến khó tả. Mặc dù mỗi người một phong...