Thay giám đốc điều hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Chiều 5/1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường làm việc với Tổng giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6) để đảm bảo an toàn và tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội). Thứ trưởng đã kết luận 6 vấn đề quan trọng liên quan đến thay thế nhà thầu phụ, tư vấn, thiết kế, dự toán…
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng Giám đốc Tập đoàn Cục 6 phải cử các chuyên gia giỏi sang Việt Nam để thực hiện dự án
Tổng giám đốc nhà thầu Trung Quốc: “Chúng tôi không để xảy ra sai sót nào nữa”
Mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Trường nhắc lại những kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp chiều 4/1. Thứ trưởng cho biết, an toàn tính mạng cho người dân và các mặt an toàn khác trong tổ chức thi công Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quan trọng nhất. Đến cuối 2015 phải xong dự án này. Nhưng hai sự cố vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, đặc biệt là gây lo lắng người dân, cần có sự chấn chỉnh kịp thời và quyết liệt.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Mã Giang Kiềm, Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 cho biết: “Khi xảy ra việc này, chúng tôi đã họp bàn để chỉnh sửa các quy phạm liên quan. Chúng tôi xin hứa sẽ không để xảy ra sự cố nữa”.
Để khắc phục các sai sót, ông Kiềm cho biết sẽ ưu việt hóa lại biện pháp quản lý. Về các quyết định của Bộ trưởng, ông Kiềm cho hay sẽ đặt ra các biện pháp an toàn như thành lập tổ giám sát an toàn kỹ thuật riêng cho dự án, đưa dự án này về trực thuộc Tập đoàn quản lý. Ngoài ra sẽ thành lập tổ chuyên gia riêng cho dự án, đảm bảo số lượng cũng như năng lực của nhân viên giám sát an toàn, khi đã đưa vào vị trí rồi sẽ đảm bảo an toàn chắc chắn. Tập đoàn Cục 6 sẽ thay giám đốc dự án, cử người có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm sang Việt Nam làm tổng chỉ huy.
Về giải pháp kỹ thuật, ông Kiềm cho biết Tập đoàn sẽ có buổi kiểm tra quy mô lớn, chỉnh lý lại toàn bộ vấn đề an toàn trên toàn tuyến. Kiểm tra toàn bộ, làm lại toàn bộ giàn giáo thi công của các nhà ga và hạng mục trên cao. Thẩm tra toàn bộ phương án tổ chức thi công, bản vẽ thiết kế, an toàn lao động, tính toán lại tất cả chỉ số an toàn. Thông qua các buổi giao ban, sẽ đạt ra chỉ tiêu an toàn cho các hạng mục. Khi các biện pháp quản lý an toàn đã được thẩm định mới cho triển khai thi công. Nếu bất cứ biện pháp thi công nào không tuân thủ an toàn và kỹ thuật sẽ cho ngừng thi công.
Tổng giám đốc tổng thầu EPC cam kết sẽ kiểm tra lại tư cách nhà thầu phụ theo yêu cầu của Bộ trưởng, lựa chọn thầu phụ mới được phía Bộ GTVT và Ban QLDA giới thiệu có đủ năng lực và chuyên môn. “Hiện chúng tôi đang cho ngừng thi công để rà soát và kiểm tra toàn bộ công việc vừa nêu. Những người có trách nhiệm để xảy ra sự cố, sẽ nghiêm khắc kỷ luật theo đúng tinh thần của Tập đoàn”, ông Kiềm nói.
Về trách nhiệm bồi thường, Tập đoàn sẽ căn cứ theo kết luận của các bên, theo điều khoản hợp đồng để thực hiện.
Các lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Cục 6 tại cuộc họp.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến tiến độ của dự án này. Sẽ tăng cường các chuyên gia đủ năng lực và kinh nghiệm sang Việt Nam”, ông Kiềm bày tỏ.
Tập đoàn sẽ sắp xếp cụ thể nhân lực, đưa từ 2 đến 3 lãnh đạo của Tập đoàn sang Việt Nam trực tiếp làm việc, từ 2 đến 3 chuyên gia trực tiếp làm đường ray, từ 6 đến 7 chuyên gia phụ trách nhà ga, 4 chuyên gia thực hiện an toàn biện pháp thi công, 4 cán bộ chuyên kỹ thuật dự án, tăng cường thêm 2 chuyên gia dự toán, tăng cường từ 1 đến 2 ngưởi quản lý vật tư và thiết bị về điện. Xác nhận tiến độ dự án, căn cứ bảng tiến độ sẽ chia các mũi thi công, ngoài ra cũng không thể thiếu báo cáo thường xuyên lên chủ đầu tư và phối hợp các bên thực hiện.
Sau khi trình bày một loạt giải pháp sẽ triển khai tới đây, ông Kiềm khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là không để xảy ra bất cứ sai sót nào nữa. Mong chủ đầu tư giới thiệu sớm các nhà thầu phụ mới để chúng tôi lựa chọn thay thế các nhà thầu yếu”.
Đại diện tổng thầu bày tỏ mong muốn Bộ GTVT chỉ đạo tăng cường quản lý, thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đồng thời đẩy nhanh GPMB để bàn giao cho nhà thầu thi công đúng tiến độ.
Tổng thầu phải thay ngay giám đốc điều hành
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh, các giải pháp của tổng thầu đưa ra phải được khẳng định bằng văn bản gửi Bộ GTVT. Thứ trưởng Trường yêu cầu Tập đoàn Cục 6 phải cử hẳn người thiết kế sang làm việc trực tiếp tại dự án, để tránh trường hợp mỗi lần thay đổi thiết kế phát sinh lại phải gửi sang Bắc Kinh và một tuần sau mới có trả lời gây chậm tiến độ.
Bộ GTVT thông qua Ban QLDA Đường sắt sẽ giới thiệu các tổng công ty mạnh nhất của Việt Nam làm nhiệm vụ, như: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 và Tổng công ty xây dựng Thăng Long đang đóng tại Hà Nội. Đây là những đơn vị mạnh trong xây dựng giao thông.
Bộ GTVT yêu cầu Tập đoàn Cục 6 ký trực tiếp với các công ty mẹ, không ký với công ty con. Sau này tổng công ty đó sẽ chịu trách nhiệm với tổng thầu và Bộ GTVT. Về đơn giá, có thỏa thuận giữa 2 bên, nhưng có quy định mức giá tối thiểu. “Chúng tôi yêu cầu đơn vị nào thấp không ký. Vừa rồi một số thầu phụ ký hợp đồng với giá rất thấp nên không có chi phí đảm bảo an toàn. Bộ GTVT sẽ đẩy nhanh thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán, đảm bảo không chậm”, Thứ trưởng Trường nói.
Thứ trưởng Trường cũng cho biết, tổng thầu EPC có vai trò và trách nhiệm quan trọng, chịu trách nhiệm chính về tiến độ cũng như chất lượng. Nhưng thời gian qua tổng thầu chưa chủ động triển khai dự án nên tiến độ chậm, hiệu quả kém.
Thứ trưởng yêu cầu: “Tổng thầu phải thay ngay giám đốc điều hành. Tổ chức các bộ phận thường trực thiết kế tại Việt Nam để đáp ứng thiết kế thi công. Đưa chuyên gia giỏi sang để thực hiện dự án. Tất cả thay đổi nhân sự và tổ chức phải báo cáo Bộ GTVT trước 10/1. Đề nghị ông Tổng giám đốc Mã Giang Kiềm trực tiếp ký bổ nhiệm nhân sự, coi đó là lời hứa với Bộ trưởng. Tổng giám đốc ít nhất một quý phải sang họp tại Việt Nam một lần, hàng tháng phải cử Phó Tổng giám đốc họp”.
Về xây lắp, Thứ trưởng Trường yêu cầu với các trụ còn lại và Depot, đề nghị tổng thầu phối hợp với Ban QLDA Đường sắt rà soát lại toàn bộ nhà thầu phụ, đủ năng lực và không vi phạm mới cho làm tiếp, nếu không đủ thì thay ngay. Trước ngày 10/1 phải xong báo cáo. Trước ngày 15/1 phải xong rà soát thay thế nhà thầu xây lắp 12 nhà ga. Trường hợp thầu phụ chứng minh được năng lực, thiết bị mới cho phép làm, còn cơ bản thay thế hết.
Về phương án lao lắp dầm, ray, điện, đoàn tàu, tổng thầu phải có kế hoạch triển khai cụ thể. Tổng thầu làm là chính. Song song đó, yêu cầu tổng thầu phải có thiết kế bản vẽ thi công 12 nhà ga, đặc biệt là sàn đạo để các cơ quan chức năng của Bộ GTVT thẩm định.
Thứ trưởng yêu cầu thay thế toàn bộ tư vấn xây lắp hiện trường và ký hợp đồng tư vấn với Viện KHCN của Bộ GTVT. Giao Ban QLDA Đường sắt kiểm tra theo hiệp định về tư vấn chính để tham mưu tiếp. Cần thiết, kiến nghị cho phép đấu thầu lại. Trong tuần này phải xong để tư vấn Việt Nam được tiếp cận ngay, duyệt phương án tổ chức thi công.
Tổng thầu và Ban QLDA Đường sắt xây dựng ngay quy trình giải ngân rành mạch và công khai, đảm bảo quyền lợi người lao động. Trong quá trình thuê thầu phụ, nếu phát hiện bán thầu sẽ chấm dứt hợp đồng ngay.
Ban QLDA Đường sắt phải phân công trách nhiệm rõ ràng từng Phó Tổng giám đốc làm việc cụ thể. Hàng tháng tổ chức giao ban, hàng tuần hội ý với nhà thầu chính. Tất cả cuộc họp Tổng giám đốc phải họp. Dự án này là quan trọng nhất trong các dự án của Ban QLDA Đường sắt. Chậm nhất đến ngày 20/1 phải khởi động trở lại để đảm bảo tiến độ.
Theo Thiện Anh
Báo Giao thông vận tải
"Cổ phần hóa không phải là đẩy người lao động ra đường!"
Bộ GTVT hiện có 10 Tổng Công ty trực thuộc đã hoàn thành cổ phần hóa (CPH) và chuyển thành công ty cổ phần trong 7 tháng vừa qua. Những vướng mắc về việc làm, tiền lương, nhân sự sau CPH đang khiến các doanh nghiệp đau đầu.
Những vấn đề trên là nội dung chính trong cuộc họp bàn với các doanh nghiệp đã hoàn thành CPH trong năm 2014 diễn ra chiều qua (18/8) tại Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Sau CPH: Giảm ô tô, tiết kiệm điện nước
Không ngần ngại nói lên những khó khăn đang phải đối mặt, ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây dựng Thăng Long - cho biết, công tác CPH Tổng Công ty đã diễn ra suôn sẻ, các tổ chức hoạt động bình thường. Nhưng sau CPH có chuyệncán bộ và công nhân viên thì đông mà công việc thì ít!
"Chúng tôi đã vận động anh em cắt giảm chi phí văn phòng, điện nước, xe con phục vụ công tác từ 9 chiếc nay giảm xuống còn 4 chiếc... Dù rất cố gắng nhưng thu chỉ đủ bù chi, năm nay cổ đông cũng không có cổ tức. So với mặt bằng thị trường thì thu nhập của cán bộ, công nhân viên Tổng Côn ty Xây dựng Thăng Long thấp" - ông Dũng bày tỏ.
Hiện có 10 doanh nghiệp giao thông vận tải đã hoàn thành CPH
Theo ông Dũng, nếu không có thêm việc làm, không có nguồn thu và thu nhập của người lao động không tăng thì nguy cơ người giỏi sẽ ra đi, chỉ còn lại những người không làm được việc. Ông Dũng cho rằng, nhìn "bức tranh" tài chính mất cân đối như hiện nay, nếu không quản lý tốt sẽ rất khó khăn. Giải quyết vấn đề con người là rất day dứt nhưng giải quyết bài toán kinh tế thì không thể...
Ở khối doanh nghiệp vận tải, Tổng Công ty Vận tải Thủy là đơn vị đã CPH thành công. Ông Nguyễn Thủy Nguyên hiện giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty này sau khi bỏ tiền vào đầu tư và nắm giữ cổ phần lớn nhất. Tại cuộc họp, vấn đề ông Nguyên đề cập là sự dôi dư lao động sau CPH.
"Chọn lọc con người hiệu quả hơn thì phải hoạt động hơn, nhưng số lao động dôi dư rất lớn. Dôi dư lao động đi liền với tiền bồi thường, mà mỗi người phải bồi thường từ mấy chục đến vài trăm triệu thì là quá lớn. Đề nghị Bộ GTVT cho cơ cấu lại sản xuất" - ông Nguyên cho hay.
Cũng liên quan đến vấn đề nhân sự sau CPH, ông Phạm Dũng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) - cho rằng, công ty mẹ thì không có vấn đề gì, nhưng mọi việc phát sinh xảy ra ở công ty con và công ty liên kết.
"Sau khi thoái vốn, cổ đông công ty ngoài mua được và vào điều hành đã làm thay đổi toàn bộ. Do không thống nhất được tổ chức quản lý và điều hành công ty nên đã có trường hợp Bí thư viết đơn xin nghỉ hưu sớm, Giám đốc thì xin nghỉ việc..." - ông Phạm Dũng cho hay.
Vị Chủ tịch HĐQT của Cienco 1 kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận đề xuất thoái vốn ở đơn vị nào mà cán bộ, công nhân viên muốn mua thì ưu tiên bán cho nhân viên của công ty để đảm bảo ổn định. Đây cũng là ý kiến chung của một số doanh nghiệp cảng biển và Cienco tại cuộc họp này.
"Hôm trước được tặng bằng khen, hôm sau chạy đôn chạy đáo"
Chủ trì cuộc họp này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ghi nhận: Trong bối cảnh tái cơ cấu chung của nền kinh tế, thị trường khó khăn, kinh tế khó khăn thì việc thực hiện thành công CPH là một cố gắng rất lớn.
"Tôi chia sẻ với những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang CPH. Đây là những điều khó tránh khỏi và cần thời gian để thay đổi tâm lý, thay đổi quản trị, sắp xếp cơ cấu sản xuất. Tôi rất hiểu tâm lý của lãnh đạo hôm trước CPH xong được tặng bằng khen nhưng hôm sau phải ra đường chạy đôn chạy đáo. Quá trình tất yếu phải thực hiện. Vì thế, trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GTVT và các cơ quan của Bộ là phải giúp đỡ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo mọi điều kiện công ăn việc làm cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất" - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, suốt 30 năm là doanh nghiệp Nhà nước trong cả một cơ chế như thế, doanh nghiệp khó khăn mà vẫn quyết tâm CPH là đáng mừng. CPH phải gắn với tổng thể đề án tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp, phải thay đổi bản chất quản lý, quản trị doanh nghiệp, tư duy phải hoàn toàn khác.
Riêng về vấn đề người lao động, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các doanh nghiệp sau CPH dù thế nào cũng phải giải quyết chế độ cho người lao động ở mức độ cao nhất theo quy định của Nhà nước.
"CPH không phải là đẩy người lao động ra đường! Giữ lại lao động là khó nhưng cần có sự sắp xếp hợp lý để người lao động có việc làm, tăng sức sản xuất, tăng doanh thu và thu nhập để đời sống của người lao động tốt hơn!" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội: Va chạm với xe tải cẩu, người đàn ông nhập viện nguy kịch Đang lưu thông trên đường, người đàn ông điều khiển xe máy bất ngờ va chạm với chiếc xe tải cẩu. Sau đó, người này ngã văng ra đường và bị xe tải cẩu chèn qua phần mông và đùi phải... Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 15h30 chiều nay (5/1), trên đường Phạm Văn Đồng,...