Thấy gì từ văn hóa tham gia giao thông của người dân Lào?
Nếu có dịp đến Lào, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy những con phố khá yên bình, hầu như chẳng có tiếng còi xe, tiếng rú gào của các loại động cơ cũng như cảnh tranh cãi, xúm xít xem va chạm…
Dù lưu lượng xe khá cao nhưng đường phố tại thủ đô Vientiane ít khi bị tắc nghẽn. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam )
Lào vẫn là một quốc gia kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, nếu có dịp đến Lào, được hòa mình vào những dòng xe đông đúc trên các đường phố, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy những con phố khá yên bình, hầu như chẳng có tiếng còi xe, tiếng rú gào của các loại động cơ, cũng không thấy có cảnh tranh cãi, đánh lộn hay xúm xít vào xem va chạm… chỉ có những hàng xe dài tít tắp, từ từ và lặng lẽ trôi trên phố.
Điều gì đã giúp người dân Lào có được văn hóa giao thông những tưởng chỉ có ở các quốc gia phát triển như vậy?
Luôn tuân thủ luật giao thông
Gần 10 năm sinh sống và làm việc tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày nào anh Vũ Quang Đính cũng phải di chuyển khoảng 5km từ nhà đến cơ quan để làm việc.
Anh Đính cho biết những ngày mới sang, anh vẫn giữ thói quen tham gia giao thông như ở nhà, chính vì vậy nhiều khi rất nguy hiểm.
Sau này, anh thấy rằng cách tham gia giao thông của người Lào rất khác ở Việt Nam, họ luôn đi đúng luật và những người sai luật rất dễ phải “trả giá.”
Từ những trải nghiệm của bản thân, anh Đính đã điều chỉnh cách thức tham gia giao thông cho phù hợp với văn hóa của bạn Lào. Thậm chí, thói quen này còn được anh Đính duy trì mỗi khi trở về Việt Nam.
Video đang HOT
Anh Đính chia sẻ: “Ý thức tuân thủ luật giao thông của người Lào chính là xuất phát từ văn hóa, do Lào là quốc gia đạo Phật nên mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều nhẹ nhàng, không quá vội vàng. Ở Lào có một câu nói mà dịch ra tiếng Việt là “từ từ đi rồi sẽ đến.” Theo tôi đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tham gia giao thông của người Lào.”
Với trên 900.000 dân và khoảng 1 triệu phương tiện giao thông, trong đó khoảng một nửa là ôtô, dù đường phố hầu hết là nhỏ hẹp, đèn tín hiệu giao thông ít và không phải lúc nào cũng hợp lý, tuy nhiên, hiếm khi giao thông ở thủ đô Vientiane bị rơi vào cảnh tắc nghẽn mà phần lớn chỉ là ùn ứ cục bộ do chờ đèn đỏ.
Có được điều này là bởi khi tham gia giao thông, người Lào luôn có ý thức tuân thủ luật. Ví dụ, khi lưu thông trên đường, người Lào bao giờ cũng quan sát rất cẩn thận, không tạt đầu, lạng lách, đánh võng, chỉ di chuyển khi cảm thấy an toàn cho bản thân và người khác…
Không chỉ tuân thủ các quy định của luật giao thông, người Lào còn có văn hóa riêng khi tham gia giao thông là luôn sẵn sàng nhường đường nhau để giao thông không bị ách tắc.
Tại những điểm giao cắt đông đúc nhưng không có đèn tín hiệu hay cảnh sát giao thông, không khó để bắt gặp những hình ảnh người tham gia giao thông tự nhường đường nhau, hay nói một cách khác là tự điều tiết để không xảy ra tắc đường.
Khi ở hướng này đi được một số lượng xe nhất định thì mọi người sẽ tự dừng lại để xe ở hướng khác đi, không hề xảy ra tình trạng lấn làn, chặn đầu xe khác hay cố tình len lách bịt lối hoặc đi ngược chiều…
Tại các điểm giao cắt không có đèn đỏ, người dân tự nhường nhau cho từng làn đi một. Khi ở hướng này đi được một số lượng xe nhất định thì mọi người sẽ tự dừng lại để xe ở hướng khác đi, không hề xảy ra tình trạng lấn làn, chặn đầu xe khác hay cố tình len lách bịt lối hoặc đi ngược chiều.
Chị Patthana Thammavongsa, một người dân Vientiane, cho biết: “Người Lào được học cách đi lại và thực thi theo luật giao thông từ khi còn nhỏ, đặc biệt là từ cách hành xử, lái xe của cha mẹ và người lớn. Khi lái xe ngoài đường, người Lào luôn nhường đường cho người khác, bởi nếu không nhường, ai cũng giành đường thì sẽ gây tắc nghẽn giao thông, thậm chí có thể gây tai nạn.”
Đặc biệt, vào các giờ cao điểm, khi lưu thông qua các vị trí có ngõ thông ra đường lớn ở thủ đô Vientiane, nếu quan sát thấy phía trước đang bị ùn ứ hoặc có đèn đỏ, dù đang đỗ xe trên đường ưu tiên, người Lào luôn có ý thức đỗ chừa lại một lối đủ cho các xe ra vào ngõ được chứ không đỗ bịt lối. Điều này cho thấy ý thức văn hóa giao thông này đã ăn sâu mỗi người dân của đất nước Triệu Voi.
Tại những con đường lớn có ngõ thông ra phố, nếu quan sát thấy phía trước đang bị ùn ứ hoặc có đèn đỏ, dù đang đỗ xe trên đường ưu tiên, người Lào luôn có ý thức đỗ chừa lại một lối đủ cho các xe ra vào ngõ được chứ không đỗ bịt lối.
Chị Viengsamay Sukdalath, người dân thủ đô Vientiane: “Khi lái và dừng xe, bao giờ tôi cũng để ý và dành đường cho người khác vì làm như vậy giúp giảm sự ách tắc. Ta phải đặt cương vị mình vào cương vị của họ, khi nào đường thuận lợi thì đi tiếp.”
Vài năm trước, tại thủ đô Vientiane thỉnh thoảng cũng có một số nhóm nhỏ các thanh niên đi xe máy tập trung bốc đầu và chạy xe tốc độ cao trên các tuyến phố lớn. Tuy nhiên, trái với việc được cổ vũ, khích lệ của những đám đông ven đường, những thành phần cá biệt này chỉ nhận được những cái lắc đầu, những ánh mắt khinh thường của người qua lại, khiến cho họ cũng tự cảm thấy xấu hổ và dần bỏ những hành động “quá khích” trên đường phố…
Đường phố không còi xe
Có một điều đặc biệt khi tham gia giao thông tại Lào là bạn sẽ rất hiếm khi nghe thấy tiếng còi xe dù lưu lượng xe ở nước này, đặc biệt là tại thủ đô Vientiane không hề thấp. Lý do là vì theo quan niệm của người Lào, việc bấm còi xe là rất mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, trừ phi phía trước có tình huống nguy hiểm hoặc có ai đó đang đỗ sai chắn đường của bạn.
Trong trường hợp buộc phải dùng, người Lào cũng thường chỉ bấm 1 tiếng hoặc cùng lắm là 2 tiếng, không bấm còi liên tục.
Là người từng có dịp đi Việt Nam công tác, chị Patthana Thammavongsa từng cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam thường xuyên sử dụng còi, chị cho biết: “Người Lào cũng sử dụng còi nhưng không không dùng nhiều như người Việt Nam, bởi người Lào bao giờ cũng nhường đường cho người khác, chỉ khi nào gặp tình huống nguy hiểm chúng tôi mới sử dụng còi.”
Một chiếc con nhỏ vừa rẽ vào ngõ được các lái xe khác chừa lại khi dừng do phía trước có đèn đỏ. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam )
Còn rất nhiều ví dụ có thể nói về ý thức giao thông của người Lào, ví như những khi đường vắng, dù phải chờ đèn đỏ 4 pha, với mỗi chiều thường là 30 giây trong cái nắng gay gắt của mùa khô, hay mưa như hắt vào mặt vào mùa mưa nhưng người Lào cũng không mấy khi vượt đèn đỏ…
Có thể nói, tuân thủ luật giao thông, không chen lấn và luôn có ý thức nhường đường người khác chính là bí quyết giúp tạo nên văn hóa giao thông của người Lào. Điều này cũng cho thấy không nhất thiết phải là quốc gia phát triển mới có thể xây dựng được ý thức giao thông cho người dân. Việc được giáo dục từ nhỏ, đặc biệt là sự nêu gương của người lớn, đóng vai trò chính giúp tạo nên văn hóa tốt đẹp này.
Khánh thành Khu di tích nhà tù chính trị Phonekheng ở Lào
Bộ Quốc phòng Lào vừa tổ chức khánh thành Khu di tích nhà tù chính trị Phonekheng ở thủ đô Vientiane.
Địa điểm này từng là nơi lực lượng phái hữu trong Chính phủ thân Mỹ của Lào đã giam giữ Hoàng thân Xuphanuvong và các cán bộ cao cấp của Mặt trận Lào yêu nước nhằm tiêu diệt các nhà lãnh đạo Cách mạng Lào.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa DCND Lào Phankham Viphavanh và Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath cắt băng khánh thành khu di tích. Ảnh: KT
Phát biểu tại lễ khánh thành khu di tích, Đại tướng Chansamone Chanyalath - Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Lào khẳng định, việc trùng tu Khu di tích giam giữ 16 nhà lãnh đạo Đảng và Mặt trận Lào yêu nước do chính quyền phản động thành lập tại doanh trại Phonekheng, thủ đô Vientiane nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và khẳng định thành quả phi thường, ý chí kiên trung, bất khuất, không chịu đầu hàng khi đối mặt với kẻ thù và thực hiện chuyến vượt ngục lịch sử của các nhà lãnh đạo cách mạng Lào.
Đây còn là nơi để giáo dục cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và nhân dân Lào về lịch sử đấu tranh cách mạng, truyền thống yêu nước của nhân dân Lào; đồng thời giúp bạn bè quốc tế, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới biết đến lịch sử đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào trong giai đoạn 1945-1975.
Nhà tù chính trị Phonekheng là nơi lực lượng cánh hữu trong Chính phủ thân Mỹ của Lào giam giữ Hoàng thân Xuphanuvong cùng 15 cán bộ cao cấp của Đảng và Mặt trận Lào yêu nước nhằm tiêu diệt các nhà lãnh đạo Cách mạng Lào. Sau một thời gian trinh sát, đêm 23 rạng sáng 24/5/1960, lực lượng đặc biệt do Đảng - Nhà nước Việt Nam cử sang hỗ trợ đã phối hợp với phía Lào tổ chức cuộc vượt ngục tập thể, đưa toàn bộ 16 nhà lãnh đạo của Cách mạng Lào về căn cứ an toàn.
Chiến công này là một mốc son của cách mạng Lào, là "một chiến công tiêu biểu của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Lào - Việt" như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói.
Thành phố đầu tiên ở Nhật Bản cấm người đi bộ sử dụng điện thoại Thành phố Yamato, thuộc tỉnh Kanagawa, trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản cấm người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh ở nơi công cộng. Yamato cấm người đi bộ sử dụng điện thoại thông minh. (Nguồn: AFP) Ngày 25/6, thành phố Yamato, thuộc tỉnh Kanagawa, trở thành thành phố đầu tiên ở Nhật Bản cấm người đi bộ...