Thấy gì từ thương vụ SSI chào bán thành công 85,7 triệu cổ phiếu MBB?
Việc chào bán thành công 85,7 triệu cổ phiếu của MBB qua hai đợt giao dịch với tổng giá trị gần 100 triệu USD cho các nhà đầu tư tài chính cho thấy uy tín của đơn vị tư vấn, sự hấp dẫn của ngành ngân hàng nói chung và cổ phiếu MBB nói riêng.
Khơi thông sức ỳ cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB) vừa hoàn tất bán 64,3 triệu cổ phiếu MBB phát hành riêng lẻ với giá 27.000/cổ phiếu. Mức giá này cao hơn 29% thị giá MBB chốt phiên giao dịch ngày 27/2 và tương đương với hệ số Giá trên Giá trị sổ sách sau pha loãng (Price to Boọk – PB) là 1.7x lần.
Trái với diễn biến thị trường trong năm 2019, ngành ngân hàng vẫn đón nhận nhiều giao dịch thành công. Trong đó phải kể đến việc Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV) phát hành riêng lẻ hơn 603,3 triệu cổ phần (15% cổ phần) với mức giá PB 2x đã đưa tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng cho Ngân hàng KEB Hana Hàn Quốc (KEB Hana Bank). Đây là giao dịch chào bán riêng lẻ cho một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Hay như Ngân hàng Aozora (Nhật Bản) mua gần 86,9 triệu cổ phiếu trong số hơn 118 triệu cổ phiếu do Ngân hàng Phương Đông ( OCB) chào bán, với mức PB 1.9x. Sau giao dịch Aozora nắm gần 10% vốn điều lệ OCB. Điểm chung của 2 giao dịch này là đối tượng mua đều là nhà đầu tư chiến lược nên giá chào bán tương đối cao và không chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố thị trường.
Cũng trong cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation) và Quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC (IFC Capitalization Equity Fund) đã thoái vốn tại VietinBank (CTG) với tổng giá trị gần 100 triệu USD với PB 1x và thực hiện theo Phương thức khớp lệnh trên sàn, đồng nghĩa với việc giá chuyển nhượng không có thặng dư so với giá thị trường. Do vậy, việc MBB chào bán thành công tại mức PB 1.7x được xem là mức giá khá tốt, khẳng định mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư đối với đơn vị phát hành.
Giới phân tích nhận định, thương vụ bán vốn này là động lực quan trọng để “thúc” cổ phiếu MBB thoát sức ì về thị giá
Thương vụ của MB có sự góp mặt của các nhà đầu tư tên tuổi bao gồm 8 tổ chức đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Trong đó, KIM Vietnam Growth Equity Fund mua được nhiều nhất với gần 24 triệu cổ phiếu, qua đó nâng tổng sở hữu lên gần 32 triệu cổ phiếu MBB, tương đương 1,31% vốn điều lệ. Kế đó là Fiera Capital Emerging Markets Fund được phân phối 15,3 triệu cổ phiếu, nâng tổng sở hữu lên 20,5 triệu cổ phiếu, tương đương 0,84% vốn điều lệ.
Các tổ chức TMAM Vietnam Equity Mother Fund với lượng mua 10,8 triệu cổ phiếu; Franklin Templeton Investment Funds – Templeton Frontier Markets Fund với lượng mua trên 4 triệu cổ phiếu; Vietnam Growth Stock Income Mother Fund với lượng mua 3,7 triệu cổ phiếu; KITMC Worldwide Vietnam RSP Balance Fund với lượng mua 2,6 triệu cổ phiếu. Ngoài ra còn có Swiftcurrent Partners LP mua trên 2 triệu cổ phiếu và Swiftcurrent Offshore Master LTD mua trên 1,6 triệu cổ phiếu.
Video đang HOT
Giới đầu tư cho rằng, thương vụ bán vốn này đã “thúc” cổ phiếu MBB thoát sức ì về thị giá, trong bối cảnh MB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả doanh thu và lợi nhuận qua các năm (CAGR 3 năm đạt 41.3%). Năm 2019 lần đầu tiên MBB gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ, vượt 20% so với kế hoạch để ra và tăng 29% so với 2018.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng 2019 đạt 16.8%, tăng tổng dư nợ cho vay lên 250 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tài sản thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp, năm 2019 đạt 1.16%, thấp kỷ lục trong 10 năm trở lại và thấp hơn nhiều so với trung bình ngành (gần1.8%). Tuy nhiên, định giá xét về P/B đang khá “rẻ” khi ở dưới sâu trung bình ngành và thấp hơn nhiều ngân hàng đối thủ vốn có tăng trưởng lợi nhuận hàng năm kém hơn đáng kể.
Nhà tư vấn “mát tay” hay tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn của ngành
Đơn vị tư vấn – cũng là đơn vị tư vấn độc quyền trong thương vụ thành công này – là Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (Hose: SSI), một tên tuổi hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có định mức tín nhiệm cao với giới đầu tư trong nước và quốc tế. Với lợi thế về mạng lưới khách hàng trong và ngoài nước, SSI cũng là đơn vị tư vấn thực hiện thành công nhiều thương vụ khác trong ngành ngân hàng như HDBank, TPBank.
SSI là đơn vị tư vấn độc lập của thương vụ
Mặc dù vậy bà Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Khối Ngân Hàng đầu tư SSI thừa nhận thách thức của giao dịch là tình hình thị trường không thật sự hỗ trợ cho việc chào bán cho nhà đầu tư tài chính. Do đó việc chào bán thành công 85,7 triệu cổ phiếu của MBB qua hai đợt giao dịch (21,4 triệu cổ phiếu quỹ và 64,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ) với tổng giá trị gần 100 triệu USD tại PB 1.7x cho các nhà đầu tư tài chính nước ngoài cho thấy ngành ngân hàng vẫn được đánh giá là hấp dẫn, đặc biệt là ngân hàng với nền tảng tốt như MB vẫn được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong tương lai.
Việc MBB tích cực chuyển từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây khiến giới phân tích nhận định năm 2020 tăng trưởng của ngân hàng này sẽ được thúc đẩy bởi các khoản vay bán lẻ và tăng vốn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự vươn lên của Công ty Tài chính TNHH MB Shinshei (MCredit) và Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life cũng là điểm nhấn đáng chú ý của ngân hàng này. Đây sẽ là động lực tăng trưởng chính của MBB trong tương lai.
Theo chuyên gia phân tích ngành của SSI, ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục là ngành đầu tàu giữ nhịp cho nền kinh tế trong năm 2020. Thực tế, diễn biến thị trường cho thấy trong năm nay lĩnh vực ngân hàng tiếp tục thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh. Bởi các cổ phiếu trong ngành này luôn đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong những năm qua.
Việc các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tín dụng của khối khách hàng cá nhân, áp dụng công nghệ, đẩy mạnh ngân hàng số, bán chéo sản phẩm… là động thái kịp thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới là tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ với hiệu quả sinh lời cao, giảm phụ thuộc quá lớn vào thu nhập lãi thuần sẽ giúp ngành này trong năm nay tiếp tục đà tăng trưởng và khả năng sinh lãi cao.
Cuối cùng, việc ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và có thể kỳ vọng đạt được một số kết quả tích cực nhờ việc tái cơ cấu này sẽ là cơ hội tốt cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân và cả những tên tuổi môi giới trong lĩnh vực tài chính như SSI. Vậy nên thị trường đang chờ đợi những thương vụ đầu tư giá trị trong năm nay.
Anh Hoa
Theo baodautu.vn
17.000 tỷ nợ xấu được thu hồi, DongABank có qua cơn bĩ cực?
Ngân hàng DongABank cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu tính từ thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, số nợ xấu đã thu hồi được của ngân hàng này đạt 2.100 tỷ đồng.
Trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Ngân hàng Đông Á (DongABank) cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu tính từ thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, số nợ xấu đã thu hồi được của ngân hàng này đạt 2.100 tỷ đồng.
Về khả năng huy động vốn, tính đến 31/8, DongABank ghi nhận số tiền 62.286 tỷ đồng, tăng 1.432 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Trong đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và nguồn tiền gửi trung dài hạn tăng giúp Ngân hàng Đông Á đảm bảo được nguồn vốn để phát triển kinh doanh cũng như đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn cho vay trung dài hạn theo quy định.
Dư nợ khách hàng cá nhân cũng phục hồi trở lại và chiếm tỷ trọng 43,5% trong tổng dư nợ. Nguồn thu từ dịch vụ luỹ kế trong 8 tháng đạt 329,3 tỷ đồng, còn lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lũy kế 8 tháng đầu năm đạt 57,4 tỷ đồng.
Trước đó, DongABank cho biết theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ban kiểm soát đặc biệt của ngân hàng này đã thuê Ernst & Young đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ của nhà băng này.
Ngân hàng Đông Á đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu.
Theo số liệu ĐHCĐ, DongABank đã thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12/2018.
Số liệu kiểm toán của EY cho hay, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongABank có lỗ luỹ kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm. "Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, bảo đảm DongABank có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phải thực hiện bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo quy định của pháp luật", tờ trình của nhà băng này nêu.
Vì thế, dựa vào tình hình hoạt động của ngân hàng hiện nay, DongABank chỉ có thể tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, DongABank không thể thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu vì không thể đáp ứng các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định. Do đó, DongABank chỉ có thể chọn hình thức phát hành còn lại là chào bán cổ phần riêng lẻ.
DongABank dự kiến chào bán số cổ phần đủ số lượng để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần.
Số cổ phần dự kiến phát hành sẽ được chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). Thời gian dự kiến chào bán là sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. "Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính để DongABank tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển", DongABank cho biết.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
Chứng khoán ngày 21/11: Rơi thẳng đứng, VN-Index mất hơn 12 điểm Thị trường chứng khoán ngày 21/11/2019: Hàng loạt cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh ở cuối phiên đã khiến VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng. Chỉ số VN-Index giảm hơn 12 điểm sau phiên giao dịch ngày 21/11/2019. Thị trường bước vào phiên giao dịch ngày 21/11/2019 với sắc đỏ bao trùm. Chỉ số sàn HOSE mở cửa giảm điểm ngay trong...