Thấy gì từ những động thái mới của Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Trong khi vụ hộ chiếu đường lưỡi bò vẫn đang bị lên án một cách kịch liệt thì Trung Quốc lại tiến hành hàng loạt cách hành động gây hấn mới, đe dọa đến hòa bình tại khu vực biển Đông.

Kể từ ngày 1/1/2013, theo Nhân dân nhật báo và Tân Hoa Xã, cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền kiểm tra, bắt giữ và trục xuất bất kỳ thuyền bè nước nào “xâm nhập trái phép các vùng biển do chính quyền Hải Nam quản lý”.

Đây là hành động được quốc tế đánh giá là hết sức ngang ngược, tuyên bố này cùng với hành động xâm phạm, gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 mới đây cho thấy thời điểm mà Trung Quốc tăng cường áp đặt quyền chủ quyền của mình tại các khu vực tranh chấp đã bắt đầu.

Cơ sở cho tuyên bố kiểm soát đánh cả của Trung Quốc, trước hết là khẳng định quyền lợi hợp pháp của các tàu đánh cá của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 12 hải lý tính từ đảo Hải Nam. Đây là điều hợp lý không phải bàn cãi vì nó rất phù hợp với thông lệ quốc tế và Luật biển UNCLOS.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là Trung Quốc đã cố tính giải thích sai lệch UNCLOS, viện dẫn sai quy chế của các đảo nhằm “nối dài chủ quyền” của họ ra tận những khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác.

Với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ, lập luận “nối chủ quyền” này của Bắc Kinh càng được củng cố theo một lập luận không giống ai.

Trung Quốc còn đơn phương cho rằng vùng nước nằm trong đường lưỡi bò thuộc chủ quyền của Trung Quốc dựa trên những “bằng chứng lịch sử không thể chối cãi” mà chẳng có một nước nào khác đồng tình. Điều này tạo cho Bắc Kinh cái cớ để kiểm soát những vùng nước bên ngoài phạm vi 12 hải lý, là cơ sở để tạo nên đạo luật mới gây tranh cãi nói trên.

Hành động vô lý này còn vi phạm tới hai nguyên tắc quan trọng nhất trong Luật quốc tế. Thứ nhất là nguyên tắc “tự do hàng hải” của UNCLOS. Mặc dù luôn tuyên bố sẽ bảo vệ và không ngăn cản tự do hàng hải cũng như tự do giao thương, nhưng hành động này của Trung Quốc đã cho thấy nước này không phải là một quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế như lâu nay vẫn khẳng định. Khi kết hợp với yêu sách áp dụng quy chế lãnh hải cho EEZ mà Trung Quốc từng tuyên bố, thì nước này sẽ có thể khống chế toàn bộ việc vận chuyển và giao thương trong khu vực biển Đông. Bất cứ tàu thuyền nào đi qua biển Đông cũng sẽ phải chịu sự kiểm tra của Trung Quốc, và nếu có mâu thuẫn xảy ra, ai dám đảm bảo Trung Quốc sẽ không gây khó dễ cho các quốc gia khác?

Thứ hai, việc này còn vi phạm nguyên tắc hòa giải và giải quyết hòa bình các tranh chấp trong luật quốc tế.

Khi vấn đề biển Đông đang trở thành điểm nóng trong khu vực với các mâu thuẫn chồng chéo và nguy cơ xung đột cao thì việc các nước hành động kiềm chế và không gây hấn là vô cùng cần thiết. Cộng đồng quốc tế và các cường quốc lớn cũng như các bên liên quan đã luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật quốc tế. Trong khi đó, dù luôn chỉ trích các bên liên quan không tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng chính Trung Quốc lại liên tục đẩy mạnh các hành động gây hấn và làm phức tạp thêm tình hình bằng các lệnh cấm đơn phương. Điều này khiến cho quá trình hòa giải và giải quyết tranh chấp trên biển Đông trở nên vô cùng phức tạp.

Thấy gì từ những động thái mới của Trung Quốc? - Hình 1

Đoạn dây cáp bị đứt trên tàu Bình Minh 02. Ảnh: PetroTimes.vn

Ba ‘cái lợi’

Tuy nhiên, cũng như việc đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu hay đẩy mạnh dùng tàu cá để xác lập chủ quyền thực địa, việc Trung Quốc muốn kiểm tra tất cả tàu thuyền ra vào vùng biển Đông cũng chỉ là một bước để nước này tạo sự chính danh cho “đường lưỡi bò”, tạo dựng cơ sở để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền với 80% biển Đông. Nước cờ này mang lại cho Trung Quốc ba cái lợi.

Thứ nhất, quyền tự do kiểm tra tàu thuyền của nước khác vốn chỉ có thể thực hiện trong vùng nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó, còn thậm chí trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển cũng không có quyền tự do khám xét. Do đó, việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố này sẽ giúp hỗ trợ cho cơ sở “nối chủ quyền” và yêu sách áp dụng quy chế lãnh hải cho EEZ, từ đó có toàn quyền kiểm soát hoạt động trên biển Đông.

Video đang HOT

Thứ hai, việc khám xét sẽ cho phép Trung Quốc dùng vũ lực để ngăn cản hoặc làm khó dễ giao thương hàng hải của các quốc gia tranh chấp khác, thậm chí có thể cấm các quốc gia khác đi qua biển Đông. Với sự chênh lệch sức mạnh quá lớn giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp trong khu vực, việc có thể sử dụng sức mạnh quân sự sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng chèn ép các quốc gia yếu hơn.

Thứ ba, nếu Trung Quốc có thể thực hiện việc kiểm soát mà không gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ thì tàu thuyền của tất cả các nước khác không chỉ phải xin phép Trung Quốc để được đi qua biển Đông, mà hơn thế nữa, biển Đông cũng sẽ bị xem như “ao nhà” của Trung Quốc, và chủ quyền của Trung Quốc sẽ được khẳng định tại biển Đông.

Ứng phó thế nào?

Vậy làm thế nào để Việt Nam và các bên có liên quan tới tranh chấp đối phó với sự khiêu khích đơn phương này của Trung Quốc? Quá thực là rất khó trong điều kiện tương quan lực lượng như hiện nay.

Trước mắt chúng ta phải tự bảo vệ cho ngư dân của mính và coi đây là một trong những ưu tiên trong ngắn và trung hạn. Hiện tại, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đã được thành lập, và hai lực lượng này sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tàu thuyền của Việt Nam trong lãnh hải của chúng ta.

Về dài hạn, cần thành lập một lực lượng có thể được coi là Cảnh sát biển chung của cả khu vực biển Đông, mang tính chất trung lập, đặt dưới sự kiểm soát của một ủy ban chung gồm tất cả các nước có liên quan đến Biển Đông. Lực lượng này muốn hoạt động hiệu quả cần được thế chế hóa một cách minh bạch, rõ ràng và công bằng, với nhiệm vụ tối cao là duy trì hòa bình và tự do hàng hải tại biển Đông, ngăn chặn những xung đột tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai.

Theo Dantri

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo

Thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính "cả vú lấp miệng em", "tạo sự đã rồi"... nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông.

Ngày 30/11, tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: Trung Quốc coi trọng giữ gìn tự do hàng hải trên Biển Đông và hiện không tồn tại tranh chấp ở khu vực này. Ngoài ra Trung Quốc quản lý biển theo luật quốc tế và luật trong nước. Lập trường của Trung Quốc trong việc giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là rõ ràng và nhất quán.

Ông Hồng Lỗi còn nhấn mạnh, tự do hàng hải trên Biển Đông của các nước theo luật quốc tế cần được đảm bảo. Mặc dù Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên, nhưng thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính "cả vú lấp miệng em", "tạo sự đã rồi"... nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông.

Cảnh báo của ASEAN và Philippines

Ngày 30/11, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã bày tỏ mối quan ngại trước đạo luật mới của Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) bởi theo ông, đây là việc làm vô cùng nghiêm trọng, làm gia tăng mức độ lo lắng và quan ngại của các bên hữu quan. Ông Surin Pitsuwan nhấn mạnh, kế hoạch của Bắc Kinh rõ ràng làm leo thang căng thẳng vốn có tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và động thái của Bắc Kinh khiến các nước, đặc biệt là các bên cần tiếp cận, lưu thông, cần được tự do đi qua khu vực Biển Đông, càng thêm quan ngại và bức xúc.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 1
Một tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Hàn Quốc

Ông Surin Pitsuwan khuyến cáo, kế hoạch của Trung Quốc có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột hải quân và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong khu vực. Tổng thư ký ASEAN đưa ra tuyên bố kể trên sau khi các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ cùng bày tỏ nghi vấn và lo ngại trước đạo luật của Trung Quốc: cho phép cảnh sát biển nước này khám xét và bắt giữ các tàu "xâm phạm lãnh hải" Trung Quốc trên Biển Đông. Được biết, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa quyết định để cảnh sát địa phương được phép "lên tàu, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh".

Khi trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal mới đây, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định, vị thế toàn cầu của ASEAN ngày càng tăng, nền kinh tế của ASEAN đang bắt đầu tỏa sáng, tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á đã vượt xa nhiều khu vực khác trên thế giới.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á 2013 do Tổ chức Hợp tác và PShát triển kinh tế (OECD) công bố hồi trung tuần tháng 11, tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ trở về mức "bùng nổ" ở thời kỳ tiền khủng hoảng với tỉ lệ trung bình 5,5%.

OECD cũng nhận định, các nước ASEAN đang chú trọng nhiều vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy kinh tế. Được biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố, Đông Nam Á ngày càng có vị trí quan trọng và là tuyến đường thông thương trên biển.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, đạo luật này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã yêu cầu Ngoại trưởng Albert Del Rosario xác minh kế hoạch của Bắc Kinh, và một khi mọi việc được làm rõ, Manila sẽ có phản đối chính thức.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Tướng Rodolfo Biazon, nguyên Tham mưu trưởng quân đội nước này kêu gọi phải có biện pháp đa phương đối với động thái mới nhất của Trung Quốc bởi nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của các nước trong khu vực.

Trung tướng Hải quân Philippines Juancho Sabban tuyên bố, đây là điều không thể chấp nhận bởi vi phạm các quyền quốc tế, đã đi quá giới hạn. Và điều đáng nói là trong khi Philippines đang cố tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp thì Trung Quốc lại có hành động ngang ngược như vậy.

Ngày 1/12, nghị sĩ Walden Bello coi động thái mới của Bắc Kinh là một sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế và là một bước leo thang nguy hiểm về việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc.

Trước đó (29/11), phát biểu trên Đài Truyền hình Philippines ABS-CBN, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết, Manila vẫn kiên trì đòi Bắc Kinh rút 3 chiếc tàu của họ ra khỏi khu vực Scarborough/Hoàng Nham bởi trước đó Trung Quốc đã hứa, nhưng vẫn chưa thực hiện. Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho biết thêm, sau khi đạt được thỏa thuận (4/6), Philippines đã rút tàu khỏi Scarborough/Hoàng Nham, nhưng cho tới nay Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện của họ tại khu vực tranh cãi này.

Ông Albert Del Rosario thông báo, Trung Quốc không muốn Philippines đề cập "vấn đề Biển Đông" với các nước khác, kể cả với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại khu vực nhạy cảm này, nhưng Manila vẫn kiên trì quan điểm "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông" bởi đây là biện pháp hữu hiệu. Philippines từng cáo buộc Trung Quốc là "độc tài" khi duy trì sự hiện diện của các tàu ở khu vực Scarborough/Hoàng Nham bởi Bắc Kinh tuyên bố: các tàu của họ sẽ ở lại đó vĩnh viễn. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Albert Del Rosario lại cho rằng, các tàu của Trung Quốc ở lại càng lâu thì tình hình càng trở nên phức tạp.

Ngày 2/12, tờ MaritimeSecurity.Asia dẫn lời Đô đốc hải quân Philippines Luis Tuason cho biết, Manila sẽ mua 5 tàu tuần tra của Pháp (116 triệu USD), trong một phần nỗ lực bảo vệ các khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông. Theo phát ngôn viên lực lượng bờ biển Philippines Armand Balilo, tàu lớn có thể tuần tra ngay cả trong thời tiết xấu và đây cũng là loại tàu tuần tra lớn đầu tiên thuộc dạng này được mua cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines.

Quan điểm của Mỹ tại Biển Đông và biển Hoa Đông

Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để làm rõ việc "khám xét và bắt giữ các tàu xâm phạm lãnh hải Trung Quốc trên Biển Đông" - Mỹ sẽ có một số câu hỏi với Trung Quốc để làm rõ hơn về mục đích của họ và cho đến khi tiến hành việc đó Washington sẽ chưa đưa ra bình luận nào.

Ngày 1/12, tờ Japan Times (Nhật Bản) và tờ PacificNews Center (Mỹ) đưa tin, tối 29/11 (theo giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã thông qua điều luật sửa đổi của Dự luật Ủy quyền quốc phòng năm 2013, trong đó công nhận quyền quản lý của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tái khẳng định cam kết nghĩa vụ an ninh đối với Nhật Bản tại quần đảo này theo tinh thần của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 2

Nhật Bản tích cực tham gia diễn tập với nước ngoài

Điều luật sửa đổi khẳng định, biển Hoa Đông là một phần quan trọng của khu vực biển châu Á, bao gồm các tuyến giao thương hàng hải mang lại lợi ích cho các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải, giao thương hợp pháp không bị cản trở, duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Hoa Đông... Và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán ở biển Hoa Đông đòi hỏi các bên phải kiềm chế, không được thực hiện các hoạt động tranh chấp hoặc gây mất ổn định khu vực.

Bất đồng ở biển Hoa Đông phải được xử lý theo cách mang tính xây dựng phù hợp với các nguyên tắc được ghi nhận của luật pháp quốc tế. Được biết, Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, James Inhof và Joe Liberman là những người đồng bảo trợ cho điều luật sửa đổi kể trên. Những Thượng nghị sĩ kể trên đều khẳng định, mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Mỹ vẫn ghi nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo này.

Mỹ ủng hộ các bên hữu quan thực hiện quy trình ngoại giao hợp tác để giải quyết tranh chấp lãnh thổ; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền ở biển Hoa Đông. Giới quân sự coi điều luật sửa đổi kể trên là lời đáp trả của Mỹ trước những hoạt động phô trương thanh thế tại Biển Đông và biển Hoa Đông mà Hải quân Trung Quốc mới tiến hành thời gian gần đây. Ngoài ra, Washington cũng nhấn mạnh tới việc sẽ chống lại mọi biện pháp uy hiếp của Trung Quốc đối với "đồng minh Thái Bình Dương" của Mỹ.

Quan ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc

Giới quân sự đang quan tâm tới những điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia mà Nhật Bản đang thực hiện do tác động từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tạo ra. Được biết, hiện có 2 khuynh hướng quan trọng đang nổi lên trong chiến lược an ninh của Nhật Bản, đó là thể hiện ngày càng rõ rệt về năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và sự hỗ trợ về mặt quân sự của Tokyo đối với một số nước lân cận. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản được coi là quốc gia duy nhất trong khu vực có lực lượng hải quân đủ mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc.

Tạp chí AERA Nhật Bản số tháng 12 vừa đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc không mạnh, vấn đề là không quân". Được biết, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ có số lượng máy bay chiến đấu bằng khoảng một nửa của Trung Quốc - khoảng 290 chiếc, chưa kể 17 máy bay cảnh báo sớm trên không có bán kính trinh sát 400km và hệ thống tác chiến điện tử như radar mặt đất. Giới quân sự khuyến cáo, nếu Nhật Bản đánh mất quyền kiểm soát trên không ở biển Hoa Đông, mọi hoạt động của tàu chiến và máy bay trinh sát sẽ trở nên rất khó khăn.

Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo - Hình 3

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland

Có lẽ xuất phát từ nguyên nhân này nên Tokyo đang muốn đóng vai trò độc đáo ở Châu Á - Thái Bình Dương: tăng cường ảnh hưởng quân sự trong khu vực, chú trọng xây dựng quan hệ quân sự, tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, bán vũ khí tiên tiến... Trước đó (29/11), Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết, tàu hải giám 137 mới nhất có lượng giãn nước 3.000 tấn của Trung Quốc bị phát hiện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Đi cùng tàu hải giám 137 còn có tàu hải giám 46 và 49. Động thái này diễn ra đúng thời điểm Tân Hoa xã đưa tin: Tàu chiến Trung Quốc vừa tham gia tập trận tại phía tây Thái Bình Dương (thường niên).

Được biết, tàu chiến Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có diễn tập các hoạt động quân sự, tìm kiếm, cứu hộ và đảm bảo yểm trợ... với sự tham gia của tàu khu trục tên lửa, tầu tuần phòng tên lửa, tàu tháp tùng. Giới quân sự coi cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích phô trương quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tranh giành chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Được biết, ngày 30-11, đại diện Nhật Bản và Đài Loan đã gặp nhau tại Tokyo để nối lại đàm phán về việc đánh bắt tại các vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết, họ vừa bắt 2 tàu cá của Trung Quốc (lúc 15h30 ngày 30/11) ở vùng biển cách đảo Jeju, Hàn Quốc 78km về hướng Đông Bắc vì đã xâm phạm và đánh bắt cá trái phép trong vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã bắt giữ thuyền trưởng của 2 tàu cá này để phục vụ điều tra. Việc này diễn ra đúng thời điểm Cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc trình bày kế hoạch phát triển hệ thống tác chiến mới cho tàu khu trục. Các hệ thống này gồm radar giám sát tầm trung 3 chiều và một hệ thống Sonar tiên tiến, vốn được trang bị một hệ thống cảnh báo ngư lôi tự động.

Dư luận quan tâm tới thông tin nói rằng, tập đoàn đóng tàu lớn của Trung Quốc sẽ khởi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và nguồn nước tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" mới được Bắc Kinh thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, giới khoa học cũng đang quan tâm tới bài viết của 2 tác giả thuộc Đại học Sơn Đông và Viện Hải dương học Quảng Châu, Trung Quốc vừa đăng trên chuyên san Journal of Hydro-Environment Research số 6 (2012). Bởi bài viết với nhan đề "Spatial and temporal variations in algal blooms in the coastal waters of the western South China Sea" (Biến thiên không gian và thời gian của sự bùng nổ tảo biển ở duyên hải Biển Đông) dễ gây hiểu lầm, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo thường niên về "Triển vọng Năng lượng Thế giới" của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sẽ có những thay đổi lớn tại các thị trường năng lượng thế giới cho đến năm 2030, do khu vực Tây Bán cầu đang phát triển nguồn cung nhờ đổi mới công nghệ trích xuất khí đốt và dầu đá phiến. Và Mỹ có lẽ là bên hưởng lợi chính từ hướng phát triển này, nhờ các hình thức sản xuất khí đốt tự nhiên rẻ nhất thế giới và chi phí vận chuyển thấp do cơ sở hạ tầng phát triển.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có khả năng tự cung tự cấp và xuất khẩu năng lượng lớn trong tương lai. Trung Quốc cũng có các nguồn dự trữ khí đốt đá phiến lớn, nhưng khó tiếp cận hơn Mỹ và đang thiếu công nghệ trích xuất cần thiết để đưa lượng khí đốt này ra thị trường. Giới chuyên môn cho rằng, những động thái mới đây của Sinopec và CNOOC (đầu tư khá lớn vào thị trường năng lượng nước ngoài) có thể nhằm tìm hiểu công nghệ kể trên để khai thác nguồn dự trữ trong nước.

Khả năng thiếu nguồn năng lượng của Trung Quốc có thể buộc họ tìm những biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo đảm nguồn cung từ Trung Đông, hứa hẹn đẩy căng thẳng tăng lên ở khu vực này. Ngoài ra, căng thẳng và cạnh tranh trong khai thác và quyền khai thác năng lượng ở Biển Đông và biển Hoa Đông cũng sẽ khiến khu vực này khó tìm được tiếng nói chung...

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà NộiHiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây SơnHà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình HuệBộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏBị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ
10:33:51 22/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vongVĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình ThànhHiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhânVụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân
13:56:55 22/11/2024

Tin đang nóng

Hồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hônHồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hôn
06:13:10 23/11/2024
Bố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữaBố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữa
06:04:54 23/11/2024
Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"
07:07:46 23/11/2024
Xin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trảXin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trả
06:02:06 23/11/2024
Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"
05:55:55 23/11/2024
Sao nam bị HIV đột ngột báo ngưng livestream kiếm tiền, lý do là gì?Sao nam bị HIV đột ngột báo ngưng livestream kiếm tiền, lý do là gì?
07:12:03 23/11/2024
Mẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cảnMẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cản
05:53:09 23/11/2024
HIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái BabybooHIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái Babyboo
11:12:20 23/11/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích

Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích

10:32:22 23/11/2024
Quá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.
Tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

10:28:24 23/11/2024
Thi thể nạn nhân trong vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Thừa Thiên Huế được tìm thấy cách hiện trường khoảng 6km.
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.
Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.
Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Những đặc sắc khiến game thủ phải chơi Lục Địa Thần Hỏa ngay và luôn!!!

Những đặc sắc khiến game thủ phải chơi Lục Địa Thần Hỏa ngay và luôn!!!

Mọt game

11:57:51 23/11/2024
Bên cạnh đồ họa 3D anime huyền ảo, đẹp hết nấc thì lối chơi nhập vai trực tuyến đặc sắc cũng là điểm sáng khiến game thủ Việt mê quên lối về khi chính thức bước vào hành trình trải nghiệm Lục Địa Thần Hỏa.
Sự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm

Sự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm

Nhạc việt

11:27:11 23/11/2024
Việc Hoài Lâm đổi nghệ danh khiến công chúng không khỏi bất ngờ bởi cái tên Hoài Lâm đã quá quen thuộc với khán giả suốt hơn 10 năm qua
Màn trình diễn tại MAMA 2024 của Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích vì được ghi hình trước

Màn trình diễn tại MAMA 2024 của Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích vì được ghi hình trước

Nhạc quốc tế

11:15:14 23/11/2024
Tiết mục được mong đợi giữa Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) ở Lễ trao giải MAMA 2024 tại Nhật Bản đã kết thúc bằng sự chỉ trích từ người hâm mộ âm nhạc toàn cầu.
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách

Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách

Thế giới

11:10:55 23/11/2024
Hội nghị có sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Giám đốc Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, và người đứng đầu cơ quan đàm phán thương mại Hàn Quốc.
Harry Kane lập hat-trick, phá kỷ lục ghi bàn của Erling Haaland

Harry Kane lập hat-trick, phá kỷ lục ghi bàn của Erling Haaland

Sao thể thao

11:07:18 23/11/2024
Harry Kane tiếp tục khẳng định phong độ chói sáng trong màu áo Bayern Munich khi lập hat-trick giúp đội nhà thắng Augsburg 3-0 ở vòng 11 Bundesliga 2024/25.
Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng

Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng

Hậu trường phim

11:04:45 23/11/2024
Dù thường phông bạt là thiếu gia giàu có, Ngụy Đại Huân vẫn đi mượn đồ của người khác hoặc thương hiệu sau đó chụp hình sống ảo và trả lại.
Cặp đôi Hoa ngữ bị chê hết nước hết cái giờ khiến dân tình quay xe cả loạt: Tình đầu quốc dân đẹp ngẩn ngơ

Cặp đôi Hoa ngữ bị chê hết nước hết cái giờ khiến dân tình quay xe cả loạt: Tình đầu quốc dân đẹp ngẩn ngơ

Phim châu á

11:01:05 23/11/2024
Từng bị chê không hợp vai, thế nhưng sau đó cả Bạch Kính Đình lẫn Chương Nhược Nam đều khiến cho netizen phải thay đổi suy nghĩ.
Cô gái Việt 24 tuổi từ chối làm việc ở Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, có chuyện tình li kì với bạn trai Tây cao 1m95

Cô gái Việt 24 tuổi từ chối làm việc ở Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, có chuyện tình li kì với bạn trai Tây cao 1m95

Netizen

10:54:12 23/11/2024
Đi du học Pháp - 3 năm cử nhân Sinh học tại ĐH Toulouse III - 2 năm thạc sĩ Công nghệ Sinh kiêm Luật Sở hữu trí tuệ tại ĐH Toulouse I&III - 1 năm học hậu Thạc sĩ
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 25: Tiểu thư hẹn hò công tử bột chỉ vì bản hợp đồng cho công ty của bố

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 25: Tiểu thư hẹn hò công tử bột chỉ vì bản hợp đồng cho công ty của bố

Phim việt

10:45:42 23/11/2024
Dù không có tình cảm với Hùng nhưng Kiều chấp nhận hẹn hò, tỏ ra yêu quý Hùng vì muốn công ty mẹ Hùng ký hợp đồng với công ty ba Kiều.
Áo tweed và các bản phối sành điệu giúp nàng trẻ trung hết cỡ

Áo tweed và các bản phối sành điệu giúp nàng trẻ trung hết cỡ

Thời trang

10:40:18 23/11/2024
Một gợi ý khác để mặc trang phục tweed là mix chiếc áo này với quần âu hoặc quần jeans, khoác ngoài các bản phối công sở hoặc đầm midi, đầm dự tiệc.
Những điều cần biết về phong thủy gương treo tường

Những điều cần biết về phong thủy gương treo tường

Sáng tạo

10:26:56 23/11/2024
Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.