Thấy gì từ gói thầu nghìn tỷ cung cấp bọc ống của PV Coating?
Với việc sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tạ i Việt Nam, PV Coating là đơn vị thực hiện hầu hết các hoạt động bọc ống ngoài khơi trong nước thông qua cơ chế đặc biệt tại các gói thầu trong ngành dầu khí.
Ảnh minh họa (Nguồn: pvcoating.vn)
Mới đây, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating – Mã chứng khoán: PVB) đã được lựa chọn để thực hiện “Gói thầu Bọc ống thuộc Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh” do Chi nhánh Tổng công ty Khí Việt Nam ( PV Gas) – Ban Quản lý Dự án Khí Đông Nam Bộ làm chủ đầu tư.
Giá trúng thầu là 983 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT và dự phòng phí). Thời gian thực hiện hợp đồng là 390 ngày.
Hiện PV Gas vẫn đang là người có tiếng nói quyết định tại PV Coating khi nắm giữ 52,9% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Việc nhà thầu (PV Coating) và chủ đầu tư, ở đây là PV Gas, còn có liên quan đến nhau về cả pháp lý và tài chính phần nào đặt ra nghi ngại về hiệu quả kinh tế của gói thầu. Đặc biệt khi đây là một gói thầu có quy mô ngót 1.000 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Video đang HOT
Cụ thể, PV Gas đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho PV Coating và cả CTCP Sản xuất Ông thép Dầu khí Việt Nam (PV Pipe) được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do đơn vị này làm chủ đầu tư với lý do sản phẩm ống thép bọc của 2 đơn vị ngành dầu khí này là duy nhất trên thị trường Việt Nam và đều đã được Bộ Công Thương công nhận điều này.
Phản hồi lại PV Gas, Chính phủ đã có Quyết định số 1195/TTg-CN ngày 12/9/2018 chấp thuận cho việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt cho các gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ thuộc 2 dự án: Giai đoạn 2 của Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh và dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn mà chỉ có PV Pipe và PV Coating cung cấp được ở thị trường trong nước theo phương án do PV Gas đề xuất tại Văn bản số 1455/KVN-TMĐT ngày 12/7/2018.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), với việc sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam, PV Coating là đơn vị thực hiện hầu hết các hoạt động bọc ống ngoài khơi trong nước.
TVSI cho biết một số mỏ khai thác sử dụng nhà thầu nước ngoài để thi công sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với PV Coating, tuy nhiên Luật Dầu khí vẫn hạn chế sự tham gia của các tổ chức này. Bên cạnh đó, PV Coating còn nhận được sữ hỗ trợ tới từ công ty mẹ PV Gas, do đó nhiều khả năng các dự án bọc ống lớn trong tương lai vẫn sẽ do PV Coating thực hiện.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, PV Coating mới chỉ ghi nhận 21,4 tỷ đồng doanh thu, bằng 1/6 con số đạt được cùng kỳ năm 2018 và lỗ tới 32,4 tỷ đồng (trong 6 tháng đầu năm 2018, PV Coating báo lãi 27,2 tỷ đồng).
Gói thầu Bọc ống cho Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 gần 1.000 tỷ đồng trên được kỳ vọng sẽ giúp PV Coating cải thiện kết quả kinh doanh ty trong quý cuối cùng trong năm.
Theo Báo cáo cập nhập ngành Dầu khí do Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) phát hành đầu tháng 9/2019, dự án Nam Côn Sơn 2 – giai đoạn 2 đang được thực hiện đúng tiến độ song song với dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt.
Tại dự án này, PV Coating chịu trách nhiệm cho phần bọc 116 km đường ống ngoài khơi và trên bờ trong giai đoạn 2019-2020 với tổng giá trị hợp đồng đạt 40 triệu USD. Nhiều khả năng PV Coating sẽ bắt đầu thực hiện và ghi nhận doanh thu & lợi nhuận từ dự án này từ quý IV/2019.
Ngoài 116km đường ống ngoài khơi và trên bờ, PV Coating sẽ thực hiện bọc 40km đường ống nội mỏ giữa CPP Sao Vàng (Giàn xử lý trung tâm tại mỏ Sao Vàng – PV) và CPP Thiên Ưng với tổng giá trị 7 triệu USD.
Nhà thầu Hyosung Corporation (Hàn Quốc) sẽ cung cấp tấm thép cho PV Pipe vào tháng 9/2019. Dự kiến, PV Pipe sau khi gia công chế tạo sẽ giao ống thép thành phẩm cho PV Coating thực hiện bọc ống từ tháng 10/2019 và thực hiện cuốn chiếu đến tháng 6/2020 trước khi tiếp tục thực hiện 40km đường ống nội mỏ Sao Vàng & Thiên Ưng.
Theo PV Coating chia sẻ, doanh nghiệp sẽ ghi nhận 40% giá trị hợp đồng ngay trong quý IV/2019 tương ứng 360 tỷ đồng./.
Theo Viettimes.vn
PVN thu hơn 2.000 tỷ đồng mỗi ngày
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2019 của PVN ước đạt 560.600 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch 9 tháng và bằng 92% kế hoạch năm.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa cho biết về kết quả kinh doanh tháng 9, 9 tháng đầu năm 2019. Theo đó, tổng doanh thu của toàn PVN tháng 9 năm 2019 ước đạt 61.4000 tỷ đồng, vượt 9,5% so với kế hoạch tháng 9.
Tính chung 9 tháng ước đạt 560,6 nghìn tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch 9 tháng và bằng 92% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN tháng 9 năm 2019 ước đạt 8.700 tỷ đồng.
Sản xuất đạm 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,10 triệu tấn, vượt 8% kế hoạch và bằng 76,6% kế hoạch năm. Sản xuất điện 9 tháng đầu năm 2019 đạt 16,42 tỷ kWh, vượt 4,3% kế hoạch và bằng 76% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu 9 tháng đầu năm 2019 đạt 8,99 triệu tấn, vượt 5,6% kế hoạch và bằng 79,2% kế hoạch năm.
Hệ số bảo toàn vốn đến thời điểm 30/9/2019 đạt 1,01 lần, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Lợi nhuận/cổ tức được chia từ các đơn vị thành viên đến ngày 24/9/2019 đã đạt 92% kế hoạch cả năm.
PVN cũng cho biết, tính đến hết tháng 9/2019, PVN có 4 đơn vị là Rusvietpetro, PTSC, PV GAS, PVTrans đã hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm các chỉ tiêu về tài chính.
Trước đó, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018 PVN đạt doanh thu 321.593 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 38.639 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 37.186 tỷ năm 2017.
Tại ngày 31/12/2018, PVN có tổng tài sản 824.803 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với đầu năm, nợ phải trả của doanh nghiệp trên 363.000 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngắn hạn là 119.727 tỷ đồng, vay dài hạn 75.459 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của tập đoàn đã vượt 461.000 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối đạt 28.401 tỷ đồng.
Khoản tiền và tương đương tiền tính đến hết năm 2018 đạt 63.963 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng đến ngày đáo hạn là 141.604 tỷ đồng. Tổng hai khoản tiền này lên tới 205.000 tỷ đồng. Với lãi suất ngân hàng dài hạn hiện nay từ 6,5 -8%/năm, mỗi năm PVN cũng thu lãi cả chục ngàn tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu tài chính của PVN đạt 17.472 tỷ đồn trong khi năm 2017 chỉ tiêu này đạt 14.769 tỷ.
Tại báo cáo kiểm toán, hãng kiểm toán Deloitte đã đưa ra nhiều ý kiến ngoại trừ liên quan đến các dự án thuộc PVN. Cụ thể, kiểm toán nghi ngờ khả năng tiếp tục hoạt động của PVTex, khả năng hoạt động của nhà máy đóng tàu Dung Quất.
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Vừa hết quý III, nhiều đơn vị của PVN đã hoàn thành kế hoạch năm Theo kết quả vừa được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Trong đó, sản xuất đạm 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,10 triệu tấn, vượt 8% kế hoạch và bằng 76,6% kế hoạch năm. Sản xuất điện 9 tháng...