Thấy gì từ cuộc thoát hiểm từ “vực sâu” lên “đèo cao” của YEG?
Trong phiên giao dịch ngày 21.3, VN-Index giảm đến 20,52 điểm tương ứng với 2,05%. Thế nhưng, giá cổ phiếu YEG lại có cuộc tăng tốc “điên rồ”: Mở cửa từ giá tham chiếu rơi xuống mức sàn 89.100 đồng, nhưng chỉ trong vòng 6 phút từ lúc 10h11 lực mua bắt đáy đã làm đảo lộn, giá YEG tăng trần lên 102.300 đồng tương đương biên độ tăng 14,8%.
Những cuộc lội ngược dòng của giá cổ phiếu YEG kéo dài được bao lâu?
Đảo chiều nhờ giải cứu
Những ngày qua cổ phiếu YEG của Cty Yeah1 luôn trong tâm điểm của sự quan sát vì nó đã trải qua đến 13 phiên giảm sàn sau khi gặp khủng hoảng trong thỏa thuận lưu trữ nội dung với YouTube.
Mảng kinh doanh liên quan đến YouTube của Yeah1 theo nhiều nguồn thống kê tính toán khác nhau song đều chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của Cty này. Chính vì thế, khi YouTube công bố thông tin chấm dứt hợp tác thỏa thuận lưu trữ nội dung với Yeah1 thì giá cổ phiếu YEG của Cty này liên tục 13 phiên “lau sàn” không phanh.
Phiên ngày 21.1, ngay khi mở cửa, YEG tiếp tục lao dốc “lau sàn”. Tuy nhiên như đã nói, trong 6 phút nó được giải cứu đã quay đầu tăng trần với dư mua giá trần còn đến gần 170.000 cổ phiếu.
Không khó để thấy rằng, việc YEG đảo chiều là hoàn toàn nhờ vào giải cứu từ quyết định tăng lượng mua vào cổ phiếu quĩ của HĐQT Yeah1 với số lượng khoảng 3,12 triệu cổ phiếu tương đương khoảng 9,99%. Trong khi đó, các cá nhân của Cty này cũng như phía đối tác đầu tư là VinaCapital cũng đăng kí mua vào lên đến hàng trăm ngàn cổ phiếu YEG.
Video đang HOT
Cuộc giải cứu có thể kéo dài tới đâu?
Cần biết rằng, ngày 18.3 trong văn bản gửi Vụ Giám sát công ty đại chúng (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước), ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – Chủ tịch của Yeah1 – cho rằng “diễn biến giá cổ phiếu YEG tuân theo qui luật thị trường và nằm ngoài tầm kiểm soát của YEG”.
Tuy nhiên, với việc giải cứu bằng cách mua vào cổ phiếu quĩ, rõ ràng YEG cùng với các đối tác của mình đang hành động để ngăn chặn đà tiếp tục giảm sàn của cổ phiếu YEG cho thấy muốn đưa giá của YEG vào tầm kiểm soát.
Trong phiên lội ngược tăng trần đầy kịch tính ngày 21.3 của YEG, phía nước ngoài vẫn tỉnh táo tranh thủ mức giá trần để xả hàng. Cụ thể, toàn phiên có 833.940 cổ phiếu YEG được sang tay, trong đó nước ngoài mua vào chỉ 223.390 cổ phiếu còn bán ra tới 822.400 cổ phiếu, với lượng bán ròng xấp xỉ 600.000 cổ phiếu.
Cuộc khủng hoảng của Yeah1 vẫn chưa chấm dứt.
Toàn phiên, trong tổng lượng cổ phiếu YEG được giao dịch thì lượng nước ngoài bán ra chiếm tới gần 97%, và lượng trong nước mua vào chiếm đến 73,2%, cho thấy rất rõ rệt về chiều mua vào làm cổ phiếu quĩ và các đối tác đầu tư của Yeah1.
Tuy nhiên cần biết rằng, số lượng cổ phiếu quĩ HĐQT Yeah1 công bố mua vào chiếm khoảng 10% tổng lượng cổ phiếu niêm yết của Cty này, cùng với lượng cổ phiếu mua vào của VinaCapital và một số cá nhân, tổng cộng cũng chỉ chiếm hơn 10% lượng cổ phiếu niêm yết. Câu hỏi đặt ra là, với chừng đó có đủ ngăn chặn đà giảm sàn của YEG trong dài hơi được không?
Vì rõ ràng, trong kịch bản xấu nhất không khôi phục được thỏa thuận với YouTube, Cty chứng khoán TP.HCM dự báo năm 2019 này Yeah1 có thể giảm tới 83,3% lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu sẽ giảm 64% so với dự báo trước đây.
Và cũng trong kịch bản này, rõ ràng thị trường mất đi sự kì vọng về tăng trưởng của Yeah1 hay nói cách khác là nhà đầu tư không còn hài lòng vào YEG luôn đứng trước ngay cơ “lau sàn” để điều chỉnh về với giá trị thực. Đây chính là thách thức lớn nhất mà dòng tiền giải cứu có hạn sẽ phải đương đầu với những cuộc xả hàng cổ phiếu YEG nhằm thoát hiểm.
THẾ LÂM
Theo laodong.vn
Chứng khoán sáng 21/3: Thanh khoản giảm nghiêm trọng
VN-Index tiếp tục thử thách ngưỡng 1.000 điểm trong sáng nay nhưng với thanh khoản rất thấp. Blue-chips giảm không nhiều nhưng cũng quá ít mã dẫn dắt nổi bật khiến các chỉ số luẩn quẩn quanh tham chiếu.
Thị trường yếu ngay đầu phiên, VN-Index rơi tuột xuống 999,27 điểm lúc hơn 10h30, giảm 0,3% so với tham chiếu và lại đánh mất mốc 1.000 điểm. Tuy nhiên sau đó thị trường lại được đẩy phục hồi, chỉ số quay lên 1003,22 điểm, tăng gần 1 điểm.
Tình trạng giằng co và không có hướng đi rõ ràng xuất phát từ biến động quá yếu của các blue-chips. Sau phiên xả mạnh bất ngờ hôm qua, thị trường tuy được bắt đáy nhiều lần nhưng lực cầu dường như yếu dần đi. Điều này có thể thấy ngay ở thanh khoản của nhóm VN30, đã giảm tới 42% so với sáng hôm qua.
VN30-Index tăng nhẹ 0,01% thời điểm chốt phiên sáng với 8 mã tăng/15 mã giảm. Số tăng giá quá ít mà cũng không có mã nào nổi bật. Ba cổ phiếu có ảnh hưởng lớn là VNM tăng 0,51%, VCB tăng 0,9% và GAS tăng 0,59%. Ba mã này chỉ đủ tạo mức tăng kỹ thuật cho chỉ số.
Cổ phiếu giảm giá sáng nay cũng không mạnh. Blue-chips chủ đạo là lình xình quanh tham chiếu. VIC giảm 0,17%, VJC giảm 0,33%, SAB giảm 0,6%, MSN giảm 0,35%, CTG giảm 0,22%. Có thể thấy thị trường cân bằng ở điểm số là hợp lý vì sức đẩy từ cả hai phía đều không đáng kể.
Độ rộng của HSX sáng nay cũng khá cân bằng với 129 mã tăng/135 mã giảm. Ngay cả nhóm cổ phiếu đầu cơ vốn dễ kéo giá mạnh, sáng nay cũng èo uột. YEG sau 13 ngày giảm sàn, sáng nay sàn thêm lần nữa rồi được kéo tăng kịch trần. Nhà đầu tư nước ngoài có cầu nên vẫn bán ra dồn dập, chiếm khoảng 85% thanh khoản trong tổng giao dịch 805.590 cổ phiếu.
Sàn HNX đang giảm ở cả hai chỉ số vì có mỗi VGC tăng 0,47% là thuộc nhóm dẫn dắt. PVS giảm 0,45%, NVB giảm 1,16%, TNG giảm 1,72%, VCG giảm 0,35%... May mắn là ACB lẫn SHB đều tham chiếu HNX-Index đang giảm 0,17% với 54 mã tăng/76 mã giảm. HNX30 giảm 0,03% với 8 mã tăng/14 mã giảm.
Sàn HNX cũng chứng kiến mức thanh khoản thấp đáng kinh ngạc. Cả sàn này chỉ khớp 178,1 tỷ đồng, giảm 46% so với sáng hôm qua. Tới 54% thanh khoản này tập trung vào 5 cổ phiếu là ACB, PVS, VGC, TNG và SHB mà cả 5 mã này chỉ có ACB, PVS là khớp trên 20 tỷ đồng.
Sàn HSX cũng có mức giảm thanh khoản khoảng 34% so với phiên trước, đạt 1.436,3 tỷ đồng. Giao dịch ở nhóm VN30 quá kém và YEG trở thành một trong 3 mã thanh khoản nhất thị trường. Các mã ngân hàng giảm thanh khoản nghiêm trọng, HPG cũng mất hút.
Khối ngoại cũng giảm giao dịch đáng kể nhưng rất may là chỉ bán ròng nhẹ. HSX được mua 207 tỷ đồng, bán ra 230,3 tỷ đồng. VN30 mua 128,6 tỷ, bán 110,5 tỷ đồng. HNX mua 2,4 tỷ, bán 5,7 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng nhiều nhất là VRE, YEG, NBB, KBC, DXG, POW. Phía mua ngoài chứng chỉ quỹ, chỉ có CTG, VCB, HPG, BWE, VIC là đáng kể.
Lan Ngọc
Theo vneconomy.vn
Chỉ 6 phút "giải cứu", cổ phiếu YEG "bốc đầu" tăng từ sàn lên trần sáng 21/36 Lực mua bắt đáy quá mạnh và ồ ạt đã nhanh chóng đẩy giá cổ phiếu YEG tăng từ mức giá sàn lên kịch trần 102.300 đồng/CP, biên độ tăng 14,8% chỉ trong vòng... 6 phút! Trong phiên sáng nay 21/3, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vẫn tiếp tục giảm sàn phiên thứ 14 liên tiếp, xuống còn 89.100 đồng/CP và...