Thấy gì từ cơn “địa chấn” trên sân Hàng Đẫy?
SLNA quật ngã ĐKVĐ Hà Nội trong trận đấu khép lại vòng 5 không chỉ là bất ngờ lớn đầu tiên của V.League 2020 mà còn thực sự là cơn “địa chấn”.
Bởi trong 8 năm qua, đội bóng xứ Nghệ đều thất thủ trước đội bóng thủ đô, trong khi đó Hà Nội đã bất bại 34 trận liền trên sân nhà ở V.League với chuỗi thời gian kỷ lục suốt gần… 3 năm qua, kể từ trận thua S.Khánh Hòa 2-3 vào ngày 2-7-2017. Thất bại càng cay đắng khi đội bóng của “bầu” Hiển đã dày công chuẩn bị một lễ sinh nhật hoành tráng sau khi trận đấu kết thúc.
Chiến thắng trước CLB Hà Nội đưa SLNA lên ngôi đầu bảng V.League, còn nhà đương kim vô địch tụt xuống vị trí thứ 7. Ảnh: Minh Chiến
Đó là bóng đá, không đội nào có thể thắng mãi, huống hồ CLB Hà Nội bị sứt mẻ lực lượng nghiêm trọng. Mất cả bộ đôi trung vệ Đình Trọng – Duy Mạnh, trận này 2 tiền vệ Moses, Quang Hải lại chấn thương (Quang Hải chỉ vào sân sau khi CLB Hà Nội nhận bàn thua), HLV Chu Đình Nghiêm buộc phải vá víu sơ đồ 4-3-3 bằng việc bố trí Hùng Dũng chơi thấp nhất tuyến giữa, và sai lầm khi kéo Rimario – cầu thủ sở trường tiền đạo mũi nhọn, về đá tiền vệ lệch phải (bên kia là Đức Huy). Kết quả, dàn hỏa lực mạnh nhất V.League im tiếng.
Video đang HOT
Mới 5 vòng đấu nhưng đây đã là trận thua thứ 2 của CLB Hà Nội (vòng 2 thua chủ nhà Than QN 1-3), cộng với 1 trận bị tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cầm chân, nhưng điều tích cực là khiến các nhà vô địch có thêm động lực sau khi gần như không có đối thủ trong 2 mùa qua. Ngoài ra, cũng tốt cho giải khi giúp V.League 2020 trở nên hấp dẫn hơn, phần còn lại giờ đây sẽ không còn “sợ hãi” CLB Hà Nội nữa.
Người hâm mộ đội chủ nhà thủ đô có thể cho đây là “tai nạn” (bỏ lỡ quá nhiều cơ hội), tuy nhiên không thể không khen ngợi SLNA, đội bóng năm nào cũng “chảy máu” lực lượng nhưng luôn là “con nhà nghèo vượt khó học giỏi”.
Mùa này đội bóng xứ Nghệ mất thêm 2 trụ cột, thủ môn Nguyên Mạnh và nhạc trưởng Khắc Ngọc, đã vậy còn như một bệnh viện thu nhỏ khi các cầu thủ nối nhau chấn thương. Thế mà họ đang ngất nghểu ở vị trí số 1, không chỉ bất bại mà còn là CLB duy nhất vẫn giữ nguyên vẹn mành lưới sau 5 vòng đấu.
Từ thủ môn dự bị cho Bùi Tiến Dũng, không được đóng góp chút nào trong chiến tích á quân U.23 châu Á 2 năm trước, Nguyễn Văn Hoàng bước ra ánh sáng chói lòa. Những cái tên vừa hạ gục dàn sao ĐKVĐ Hà Nội tại Hàng Đẫy đều còn rất trẻ. Tác giả bàn thắng với cú nã đại bác là tiền vệ trung tâm Đặng Văn Lắm mới 21 tuổi, tiền vệ phải Đình Tiến 20 tuổi, trung vệ Thái Bá Sang và 2 cầu thủ vào sân thay người Nguyễn Văn Việt, Ngọc Ánh cũng đều sinh năm 1999, cộng với Bùi Đình Châu ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Tất cả đều vô danh.
Đi tìm màu cờ sắc áo ở V-League
Những nhà làm bóng đá nên chăng có sự thay đổi về chiến lược nhằm giúp CLB trở nên có sức hút hơn với chính người hâm mộ địa phương...
Cuộc đọ sức giữa Hà Nội FC và SLNA hứa hẹn nhiều kịch tính
Chiều nay, vòng 5 V-League 2020 sẽ trở lại với tâm điểm là cuộc đọ sức giữa Hà Nội FC và SLNA. Đây không đơn thuần là màn song đấu giữa hai cái tên đang ở top đầu mà còn là trận đấu của hai đội bóng giàu bản sắc bậc nhất V-League. SLNA luôn tập hợp các cầu thủ bản địa, trưởng thành từ các tuyến trẻ. Ở xứ Nghệ, bóng đá dù có thăng trầm nhưng các tài năng thì thời nào cũng có. Văn Đức, Tuấn Tài, Xuân Mạnh... hiện đang là niềm hi vọng của bóng đá Nghệ An.
Bên kia chiến tuyến, Hà Nội FC cũng gây dựng cơ đồ bằng dàn cầu thủ cây nhà lá vườn. Tuy lực lượng có chút pha trộn nhưng những ngôi sao sáng giá nhất đều là người Hà Nội. Có thể kể ra đây như: Hùng Dũng, Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng... Đức Huy, Thành Chung, Văn Hậu tuy không phải người Hà Nội nhưng cũng trưởng thành từ lò đào tạo trẻ đội bóng Thủ đô.
Nhìn quanh V-League, chúng ta còn thấy DNH Nam Định, Thanh Hóa dựa chủ yếu vào nội lực, những người con quê hương để gây dựng đội bóng. HAGL, Viettel là hai ví dụ đặc biệt khi dàn cầu thủ tuy gốc gác khắp nơi nhưng đều xuất thân từ lò đào tạo trẻ của họ. Hải Phòng, Quảng Nam, Than Quảng Ninh, B.Bình Dương, SHB Đà Nẵng... tính bản địa thấp hơn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại.
Riêng CLB TP HCM, Sài Gòn FC và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh là những cái tên có tính địa phương thấp nhất. TP HCM có Chủ tịch (Nguyễn Hữu Thắng), đội trưởng (Trần Phi Sơn) đều xuất thân Nghệ An. Ngôi sao đáng chú ý nhất (Công Phượng) cũng tới từ xứ Nghệ, còn chân sút hàng đầu quê tận Hải Dương (Nguyễn Xuân Nam). Sài Gòn FC và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tuy một ở miền Nam, một ở miền Trung nhưng đại đa số trụ cột là người Hà Nội, từng trui rèn ở các tuyến trẻ Hà Nội.
Phần lớn các CLB có tính địa phương thấp, lượng khán giả sẽ không đông. Nói cách khác, sự ủng hộ của CĐV tỉ lệ thuận với tính bản địa trong mỗi đội bóng. Sài Gòn FC là một ví dụ điển hình khi sân Thống Nhất mỗi lần đội bóng áo hồng thi đấu đều vắng tanh vắng ngắt. Người dân TP HCM cũng không dành nhiều tình cảm cho đội bóng của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng.
Ngược lại, DNH Nam Định tuy chỉ là một đội bóng yếu nhưng luôn nhận sự ủng hộ tối đa từ CĐV thành Nam. SLNA những năm gần đây dù thành tích không cao nhưng vẫn sở hữu lượng CĐV hùng hậu bậc nhất Việt Nam, trải khắp ba miền. Cạnh đó, Sân Thiên Trường hiếm khi còn chỗ trống khi thày trò HLV Nguyễn Văn Sỹ tiếp đón các đối thủ. Hà Nội FC cũng đang dần tạo dựng được vị trí trong lòng người hâm mộ Thủ đô.
Từ thực tế trên, những nhà làm bóng đá nên chăng có sự thay đổi về chiến lược nhằm giúp CLB trở nên có sức hút hơn với chính người hâm mộ địa phương trước khi nghĩ tới tạo ra thương hiệu phủ sóng trên toàn quốc. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng chẳng dễ dàng nhưng khó vẫn phải làm.
Transfermarkt cập nhật giá trị cầu thủ V.League: Đội bóng nào được định giá cao nhất Transfermarkt, website định giá cầu thủ và thông tin chuyển nhượng nổi tiếng toàn cầu vừa tiến hành một đợt cập nhật lớn. Trong đó, nhiều cầu thủ tại V.League được Transfermarkt định giá cao lên. Điều đó đồng nghĩa, các CLB tại giải đấu số 1 Việt Nam cũng được đẩy mạnh giá trị về lực lượng. Hà Nội FC không phải...