Thấy gì từ câu nói “Mày có biết tao là ai không?”
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, khi xảy ra va chạm, một số người sử dụng câu này để khẳng định quyền lực hoặc vị trí xã hội để lấn át đối phương và muốn khẳng định cái tôi cá nhân.
Ngày 14/1, mạng xã hội chia sẻ clip cô gái bị một người đàn ông hàn.h hun.g trên đường Phan Huy Ích, đoạn qua phường 12, quận Gò Vấp (TPHCM).
Nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc người đàn ông cho rằng cô gái chạy xe va chạm với xe ông. Người này chặn phương tiện của cô gái, đạp xe và hàn.h hun.g.
Trước đó, rạng sáng 12/1, anh Lê Ngọc L. (37 tuổ.i, ngụ tại Bình Dương) – tài xế taxi công nghệ – bị nhóm 3 đối tượng đán.h hội đồng.
“Tôi không có mâu thuẫn gì với họ. Trên đường rẽ vào nhà, xe tôi chỉ chạy khoảng 10km/h, nhưng họ lại nói tôi tạt đầu xe họ. Hai người đàn ông này còn không đội mũ bảo hiểm, có dấu hiệu say xỉn. Họ vừa đán.h tôi vừa lớn tiếng hỏi “mày biết tao là ai không?”, anh L. kể.
Liên quan đến những vụ đán.h nha.u, xô xát xảy ra được đăng tải trên mạng xã hội thời gian gần đây, mà nguyên nhân xuất phát từ va chạm giao thông, Thượng tá Đào Trung Hiếu (Tiến sĩ Tội phạm học) đã có những chia sẻ với phóng viên Dân trí dưới góc nhìn một chuyên gia.
Anh L. bị đán.h hội đồng (Ảnh: Cắt từ camera an ninh).
Điều gì gây ra những vụ ẩu đả?
Đưa ra quan điểm, Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng căng thẳng và xung đột sau va chạm giao thông là một hiện tượng đáng báo động, và đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng.
Theo ông Hiếu, những yếu tố cấu thành hiện tượng này gồm: Mật độ phương tiện giao thông lớn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, kết hợp với ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.
“Hậu quả của các vụ ẩu đả sau va chạm giao thông là gây thiệt hại về sức khỏe và tính mạng, nhiều trường hợp dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, thậm chí t.ử von.g. Những người tham gia ẩu đả có thể bị khởi tố, đối mặt với án tù, ảnh hưởng đến tương lai và gia đình, tác động xấu đến xã hội, gây tâm lý bất an trong cộng đồng, làm xấu hình ảnh văn hóa giao thông, tạo tiề.n lệ xấu cho các hành vi bạo lực”, Thượng tá Hiếu chia sẻ.
Thượng tá Đào Trung Hiếu (Ảnh: Hải Nam).
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo vị Tiến sĩ, là sự thiếu kiềm chế cảm xúc, thiếu hiểu biết pháp luật và áp lực cuộc sống, giao thông.
Phân tích thêm, ông Hiếu cho biết các va chạm nhỏ thường là chất xúc tác cho những cảm xúc tiêu cực đã tồn tại từ trước, như căng thẳng do công việc, áp lực cuộc sống. Khi va chạm xảy ra, nếu 2 bên không có thái độ hợp tác, hành vi thiếu kiềm chế dễ dẫn đến tranh cãi hoặc xung đột.
“Ngoài ra, việc thiếu hiểu biết pháp luật, văn hóa giao thông yếu kém cũng góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của các tình huống”, ông Hiếu nói.
“Mày có biết tao là ai không?”
Những vụ việc vừa qua xảy ra ngay giữa đường, trước sự chứng kiến của nhiều người, thậm chí có trường hợp “đánh hội đồng”, dưới góc độ chuyên gia, Thượng tá Đào Trung Hiếu nhắc đến tâm lý đám đông.
“Tâm lý đám đông có tác động rất lớn, có thể đẩy tình huống lên cao trào. Khi có đám đông tụ tập, người trong cuộc thường có xu hướng hành xử quyết liệt hơn để không bị mất mặt.
Ngoài ra, sự kích động từ đám đông như hò hét, cổ vũ cũng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của xung đột. Ngược lại, nếu đám đông can ngăn, khuyên giải, tình hình có thể được xoa dịu nhanh chóng”, ông Hiếu nói.
Người đàn ông chặn xe, đán.h cô gái giữa đường (Clip: Tám Sài Gòn).
Bên cạnh đó, vị Thượng tá cũng cho rằng việc liên tục xảy ra các vụ ẩu đả, xô xát có phần tác động từ mạng xã hội.
“Khi xem nhiều đoạn video bạo lực trên mạng, người xem dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi được lặp đi lặp lại đó. Những hình ảnh bạo lực vô tình trở thành phản ứng mặc định khi họ gặp tình huống tương tự ngoài đời. Đây là một dạng ám thị tiêu cực, khiến hành vi quá khích trở nên phổ biến hơn trong các tình huống va chạm giao thông”, ông Hiếu phân tích.
Thượng tá Hiếu cho biết, nhóm thanh niên, đặc biệt là nam giới trẻ tuổ.i, thường có xu hướng phản ứng bộc phát, mạnh mẽ hơn do tính khí nóng nảy và cái tôi lớn. Trong khi đó, người lớn tuổ.i hoặc phụ nữ thường cố gắng giải quyết tình huống nhẹ nhàng hơn, hoặc tránh đối đầu để bảo đảm an toàn cho bản thân.
Điều này, theo ông Hiếu, cũng lý giải cho việc các câu nói như: ” Mày có biết tao là ai không?” thường xuất hiện trong những vụ ẩu đả, xô xát, đán.h nha.u.
“Câu nói này thể hiện tâm lý tự tôn và cái tôi cao của người nói, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa coi trọng vị thế xã hội ở Việt Nam. Khi xảy ra va chạm, một số người sử dụng câu này để khẳng định quyền lực hoặc vị trí xã hội của mình nhằm lấn át đối phương. Đây cũng là một dạng hành vi phản ứng do thiếu kiểm soát cảm xúc và muốn khẳng định cái tôi cá nhân”, vị chuyên gia giải thích.
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý va chạm.
“Một lời nói bình tĩnh, ôn hòa có thể làm dịu đi tình hình, trong khi những lời lẽ côn.g kíc.h dễ khiến xung đột leo thang. Những cụm từ như “bình tĩnh đã”, “để tôi giải thích”, “xin lỗi nếu tôi có sai”… thường giúp giảm căng thẳng. Ngược lại, các câu như “mày thích gì?”, “mày nghĩ mày là ai?”… cần tránh vì dễ kích thích đối phương nổi giận”, ông Hiếu nói.
Đếm từ 1 đến 10 nếu giận dữ
Dưới góc độ tâm lý tội phạm học, Thượng tá Hiếu chia sẻ cách để kiểm soát cảm xúc, tránh để nóng nảy và dẫn tới những hành vi bạo lực.
“Bước đầu tiên là giữ bình tĩnh và tránh phản ứng ngay lập tức. Hãy hít thở sâu, điều này giúp kiểm soát (giảm) nhịp tim và tránh bộc phát cảm xúc tiêu cực.
Bên cạnh đó, nếu thấy cơn giận đang bốc lên trong mình, hãy đếm nhẩm số thứ tự từ 1 đến 10 trước khi đưa ra phản ứng. Cách này giúp bình tĩnh hơn và suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
Sau khi tạm dừng vài giây để ổn định cảm xúc, cần giữ giọng nói nhẹ nhàng, đừng lớn tiếng tranh luận, bảo vệ cái tôi, hoặc dùng từ ngữ mang tính côn.g kíc.h. Nhận lỗi nếu sai và đề nghị cùng tìm giải pháp thay vì đổ lỗi cho nhau”, vị Tiến sĩ hướng dẫn.
Tuy nhiên, nếu sự việc diễn biến phức tạp hơn, có xu hướng leo thang xung đột, ông Hiếu khuyến cáo người trong cuộc gọi 113, đề nghị công an can thiệp để giải quyết.
“Nếu đối phương dùng vũ lực tấ.n côn.g, đừng sợ mất thể diện, hãy bỏ chạy đến nơi an toàn. Tình huống bị đối phương “đuổi cùng, giế.t tận”, dồn mình vào bước đường cùng, hãy nhớ rằng pháp luật dành cho mọi người quyền phòng vệ chính đáng, quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015″, Thượng tá Hiếu nói.
Cần thêm nhiều lời "xin lỗi, cảm ơn" khi xảy ra va chạm trên đường phố
"Trường hợp không thể hòa giải, đã có cơ quan chức năng can thiệp, không nên hành động trái pháp luật", Phó trưởng Công an quận 4 chia sẻ.
Chỉ trong vòng một tuần, ở TPHCM xảy ra 3 vụ ẩu đả vì mâu thuẫn trong lúc tham gia giao thông trên đường phố, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hậu quả của các vụ ẩu đả trên làm nhiều người bị thương, 5 người bị bắt.
Khi đối diện vòng lao lý, các nghi phạm tỏ ra ân hận trước hành động nóng nảy của bản thân. Một số người mong được nạ.n nhâ.n tha thứ và pháp luật khoan hồng cho hành vi của mình.
Dùng bạo lực sau va chạm
Tối 16/10, Quách Minh Nhựt (33 tuổ.i, ngụ quận 6) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1 bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích. Nạ.n nhâ.n là ông T.T. (50 tuổ.i, ngụ TPHCM).
Hồ sơ vụ án thể hiện, trưa 14/10, Nhựt lái ô tô chở mẹ, vợ và con trai một tháng tuổ.i đến Bệnh viện Từ Dũ thăm khám. Đến cổng bệnh viện, nghi phạm dừng xe cho thân nhân xuống, còn bản thân chạy xe đi tìm chỗ gửi. Tuy nhiên, Nhựt nhận cuộc gọi của vợ thông báo về việc bệnh viện không khám, nên người chồng lái xe trở lại để đón.
Khi đến trước cổng bệnh viện, Nhựt dừng ô tô để người nhà lên xe. Lúc này, ông T.T. (50 tuổ.i) chở theo con gái chạy lên nhắc nhở việc Nhựt đổ xe, làm cản trở giao thông. Nghi phạm bực tức, xuống xe đán.h nhiều cái vào vùng mặt, đầu đối phương rồi rời khỏi hiện trường.
Đến lúc bị cảnh sát bắt giữ, nghi phạm nhận ra sai lầm của bản thân. Anh ta tỏ ra hối hận và mong được nạ.n nhâ.n tha thứ.
Quách Minh Nhựt bị bắt khẩn cấp sau khi đán.h ngườ.i đàn ông trước Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: Thuận Thiên).
Trước đó 7 ngày, một vụ ẩu đả khác gây xôn xao dư luận, khi Bùi Thanh Khoa (SN 1984, ngụ quận 10) đã đán.h tớ.i tấ.p cô gái trên đường Khánh Hội, sau va chạm giao thông.
Khoa khai sáng 9/12, ông ta chạy xe máy trên đường Khánh Hội và bị chị Q.T.T.A. (SN 2001, ngụ quận 1) chạy xe máy vượt qua. Cho rằng xe của chị A. suýt va chạm vào xe mình làm loạng choạng tay lái, Khoa dừng xe, quay lại đán.h liên tiếp vào mặt cô gái, làm nạ.n nhâ.n ngã giữa đường. Tiếp đó, Khoa dùng cùi chỏ đán.h vào đỉnh đầu, rồi đá vào mặt nạ.n nhâ.n. Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đán.h vào người, cho đến khi người đi đường can ngăn.
Khoa thừa nhận sau khi gây thương tích cho chị A., bản thân hối hận và mong được pháp luật khoan hồng để sớm trở về làm lại cuộc đời.
"Tôi nóng nảy nên hành động mất kiểm soát. Sự việc tôi làm ra cho chị A. là một bài học mà tôi sẽ luôn ghi nhớ. Tôi mong các bạn trẻ lấy tôi ra làm bài học, tránh phạm phải sai lầm", Khoa nói.
Trước hành vi côn đồ của đối tượng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 đã nghiêm khắc xử lý, khởi tố, bắt tạm giam Khoa về tội Cố ý gây thương tích.
Hãy nghĩ đến hậu quả
Thượng tá Lê Đức Túy, Phó trưởng Công an quận 4, TPHCM, cho rằng việc va chạm khi tham gia giao thông xuất phát từ lỗi vô ý, bởi không ai mong muốn bản thân khi ra đường mà gặp chuyện như vậy. Khi người dân nhận thức được rằng, những va chạm ấy là vô ý thì họ sẽ cư xử khác hơn, bình tĩnh giải quyết vấn đề với nhau.
"Hành vi thiếu văn hóa, cư xử vi phạm pháp luật trên mọi nẻo đường hầu như đều được người dân, camera ghi nhận hết. Quan trọng là người dân nhận thức được đó là lỗi vô ý, tự thương lượng bồi thường với nhau. Trường hợp không thể hòa giải, đã có cơ quan chức năng can thiệp, không nên hành động trái pháp luật", Thượng tá Túy chia sẻ.
Theo Phó trưởng Công an quận 4, trường hợp người dân nóng nảy, mất bình tĩnh, ngoài bị xử lý lỗi vi phạm giao thông, khả năng còn dính đến các hành vi vi phạm pháp luật như: Hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, thậm chí là giế.t ngườ.i. Những hành vi này đều bị xử lý rất nặng, theo quy định pháp luật.
Do đó, Thượng tá Túy khuyến cáo khi xảy ra những va chạm ngoài đường, người dân cần kìm chế cảm xúc, không nên hành xử trái pháp luật.
"Trước khi hành động, người dân cần bình tĩnh, nghĩ về gia đình, nghĩ về những thiệt hại mà bản thân và gia đình sẽ phải đối mặt, nghĩ về những kế hoạch, ước vọng trong tương lai có nguy cơ tan biến, gia đình, vợ con bị bỏ bê. Từ đó, người dân sẽ có suy nghĩ thấu đáo, để có những hành động đúng đắn hơn", Thượng tá Túy nói.
Bùi Thanh Khoa bị bắt tạm giam về tội Cố ý gây thương tích (Ảnh: Thuận Thiên).
Ngoài ra, Thượng tá Túy mong muốn người dân cần chấp hành pháp luật và có văn hóa ứng xử tốt hơn khi xảy ra các vụ việc va chạm trên đường phố. Ông khuyến khích người dân thực hiện nhiều hơn những lời "xin lỗi, cảm ơn".
"Khi một người đang nóng nảy mà nhận được câu xin lỗi thì cũng có thể làm dịu cơn giận của họ, qua đó hạn chế được những hành động, sự việc đáng tiếc. Và khi được đối phương tha thứ, hãy nói cảm ơn", Thượng tá Túy mong mỏi.
Kết lại, Thượng tá Túy khuyến cáo người dân phải kìm chế bản thân, đối xử với nhau bằng tình người. Khi xảy ra những sự việc mâu thuẫn trên đường phố, người dân xung quanh cũng cần kịp thời can ngăn, tránh để những người trong cuộc đi quá giới hạn.
Thêm vụ ta.i nạ.n trên Quốc lộ 6 tại Hòa Bình, b.é gá.i 12 tuổ.i tử vong tại chỗ Vụ ta.i nạ.n nghiêm trọng trên Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) khiến nạ.n nhâ.n 12 tuổ.i tử vong tại chỗ. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h30 ngày 3/12, tại Quốc lộ 6 đoạn qua xóm Trọng Phú, xã Phong Phú (huyện Tân Lạc) xảy ra vụ ta.i nạ.n khiến 1 người t.ử von.g. Thời điểm trên,...