Thấy gì qua những trường hợp bệnh nhân HIV từng được chữa khỏi?
Bệnh nhân Berlin, người đầu tiên thoát khỏi HIV vĩnh viễn, rất muốn gặp bệnh nhân London vừa đươc đã đạt được sự thuyên giảm HIV.
2 bệnh nhân cùng được cấy ghép tế bào gốc
Timothy Ray Brown, người đã không có HIV trong suốt 12 năm mà không cần dùng thuốc, cho biết ông muốn gặp “bệnh nhân London” chưa rõ danh tính mới được công bố vào tối qua.
Ông kêu gọi bệnh nhân này ra công khai vì”điều đó sẽ rất hữu ích cho khoa học và mang lại hy vọng cho những người có HIV”.
Đối với Brown, vài năm đầu tiên là “siêu thực” và “quá sức”, ông nói. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có cách chữa khỏi bệnh trong cuộc đời mình.’
Bây giờ ông đang dành cả cuộc đời để làm việc với các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động về HIV, một trải nghiệm hài lòng mà ông cảm thấy có trách nhiệm.
“Tôi cảm thấy có trách nhiệm giúp các bác sĩ hiểu điều ấy đã xảy ra như thế nào để họ có thể thúc đẩy khoa học tiến lên”, ông nói thêm.
“Bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown đã được chữa khỏi thành công vi-rút HIV 12 năm trước
Brown, một người đàn ông Mỹ sống ở Đức vào thời điểm điều trị tại Berlin năm 2007, từ lâu đã là người duy nhất đạt được sự thuyên giảm HIV.
Điều này đã xảy ra sau khi bệnh nhân được ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu. Các bác sĩ của ông đã quyết định tìm người cho mang đột biến chuyển gen CCR5, khiến họ đề kháng với HIV.
Ván bạc của họ đã được đền đáp: bất chấp một đợt tái phát ung thư và bệnh ghép chống chủ (hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại mô ghép), Brown đã tình cờ khỏi HIV, và đã ngừng thuốc kháng retrovirus kể từ đó.
Trường hợp của “bệnh nhân Berlin” đã làm dấy lên hy vọng về sự khởi đầu trong việc loại bỏ căn bệnh này, nhưng ngay sau đó người ta đã nhận ra rằng mọi việc không đơn giản như vậy: mọi nỗ lực “hậu Brown” đều thất bại, phần lớn kết thúc bằng tử vong.
Các chuyên gia – và Brown – bắt đầu lo ngại về một sự hi hữu.
Nhưng đêm qua, các nhà nghiên cứu Anh đã tiết lộ về một bệnh nhân nam chưa rõ danh tính tại Bệnh viện Hammersmith ở London đã không có HIV trong suốt 18 tháng mà không dùng thuốc ức chế vi-rút sau khi ghép tế bào gốc để điều trị bệnh u lympho Hodgkin.
Phát biểu từ một hội thảo về HIV ở Seattle, Brown cho biết ông đã choáng váng trước tin này và rất vui mừng nếu được gặp bệnh nhân ở London.
Các chuyên gia ca ngợi tin tức này là một “dấu mốc” trong cuộc chiến chống lại HIV, loại vi-rút gây ra bệnh AIDS, nhưng cảnh báo rằng điều này không làm thay đổi nhiều thực tế đối với 37 triệu người nhiễm HIV.
Ngoài HIV, cả hai người đàn ông đều ở giai đoạn muộn của ung thư – bệnh nhân Berlin mắc bệnh bạch cầu, bệnh nhân London mắc bệnh u lympho Hodgkin.
Video đang HOT
Đối với họ, việc cấy ghép tế bào gốc phức tạp và đe dọa tính mạng là nỗ lực cuối cùng để sống sót. Đối với hầu hết những người khác, đó là một lựa chọn nguy hiểm vô ích và không thể thực hiện so với việc uống thuốc hàng ngày để ức chế vi-rút sao cho nó không thể lây truyền và cho phép họ sống lâu và khỏe mạnh.
Anthony Fauci, trưởng phòng HIV/AIDS tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nói rằng báo cáo là “một công trình quan trọng củng cố bằng chứng về khái niệm” được thể hiện ở bệnh nhân Berlin: đó là tế bào ghép lấy từ người kháng HIV có thể quét sạch HIV của người nhận nếu họ sống sót sau ca cấy ghép.
“Nhưng nó hoàn toàn không thực tế theo quan điểm chữa khỏi bệnh cho số đông người nhiễm “, TS. Fauci nói thêm.
“Nếu tôi bị bệnh Hodgkin hoặc bệnh bạch cầu tủy sẽ làm chết tôi và tôi cần phải ghép tế bào gốc, và tôi cũng bị nhiễm HIV, thì điều này rất đáng quan tâm.
“Nhưng cách làm này không áp dụng cho hàng triệu người không cần ghép tế bào gốc”.
Hơi khác – Dấu hiệu của sự tiến bộ
Các tác giả đã lạc quan một cách thận trọng rằng trường hợp của bệnh nhân London hơi khác với bệnh nhân Berlin và đó có thể là dấu hiệu của sự tiến bộ.
So với Brown, bệnh nhân London được hóa trị “nhẹ nhàng” hơn để chuẩn bị cho ca ghép, không tia xạ và chỉ có phản ứng nhẹ với việc ghép.
Brown đã phải ghép tế bào gốc lần thứ hai khi bệnh bạch cầu tái phát, cùng với hóa trị và xạ trị rộng rãi.
Bác sĩ Fauci không chắc chắn – ông thấy sự tái phát ở bệnh nhân Berlin là đặc biệt đối với bệnh ung thư, chứ không phải là bất cứ điều gì liên quan đến HIV.
Đối với những người ca ngợi bằng chứng từ ca bệnh này là một “phương pháp chữa khỏi”, TS. Fauci kêu gọi nên thận trọng.
Ông gọi đó là “sự thuyên giảm” và nói rằng chúng ta cần chờ thêm thời gian trước khi tuyên bố rằng người đàn ông này không có HIV.
Những trường hợp từng tái phát
Mộ số trường hợp đã bị tái phát sau một thời gian ngừng thuốc lâu. Ví dụ, “em bé Mississippi”: một em bé nhiễm HIV từ mẹ, đã điều trị ARV trong 18 tháng, sau đó không dùng thuốc trong 2 năm và không thấy sự tái phát của vi rút. Nhiều người nghĩ rằng em đã được chữa khỏi nhưng vi rút đã quay trở lại.
Ngoài ra còn có nhóm ca bệnh Visconti ở Pháp: 14 người đàn ông đã điều trị ARV từ rất sớm, và sau đó ngừng thuốc trong 3 năm, và mặc dù vi rút vẫn có thể phát hiện trong các tế bào của họ, nhưng nó được kiểm soát một cách tự nhiên.
Bệnh nhân London và Berlin thì khác, vì toàn bộ hệ thống miễn dịch của họ đã được thay thế bằng một cái khác.
Đối với những gì chúng ta có thể rút ra được từ sự phát triển này, thời gian sẽ trả lời.
Sẽ có nhiều đột phá
TS. Siliciano coi đây là bước phát triển mới nhất trong một loạt các phát triển trong vài năm qua – cả được ca ngợi và gây tranh cãi – cho thấy có thể có nhiều đột phá hơn nữa.
Thật vậy, CCR5 là gen là trung tâm của cuộc tranh cãi năm ngoái về nhà khoa học Trung Quốc, người đã chỉnh sửa gen cho một cặp bé gái song sinh để kháng HIV. Bác sĩ He Jiankui đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để loại bỏ CCR5, nhờ thế mà hai bé gái, Lulu và Nana, không mang gen CCR5, và không bị thừa hưởng HIV từ người cha.
‘Tất cả những nghiên cứu về những trường hợp “khỏi bệnh” hoặc “gần khỏi bệnh” này đều rất, rất nhiều thông tin. Mỗi một người trong số họ đều định cách chúng ta suy nghĩ về cách tiếp cận để loại bỏ những ổ chứa tiềm tàng’, TS. Siliciano nói.
Gero Hutter, bác sĩ người Đức đã điều trị cho Brown, gọi trường hợp mới là “tin tuyệt vời” và là “một mảnh ghép trong bức tranh điều trị HIV”.
Tại sao HIV lại khó chữa?
Năm 1995, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lý do tại sao HIV có thể quay trở lại ngay cả khi nó dường như đã bị đánh bại.
Vi-rút chôn vùi một phần của chính nó trong các ổ chứa tiềm tàng của cơ thể, nằm ngủ như một cách “dự phòng”.
Năm 1996, người ta đã phát hiện ra rằng liệu pháp khoáng retrovirus (ART) có thể ức chế vi-rút và ngăn chặn nó hồi sinh, nếu thuốc được sử dụng một cách nghiêm ngặt.
Nhưng một khi thuốc bị ngừng lại, vi-rút sẽ nhanh chóng hồi sinh.
Bất chấp hàng thập kỹ nỗ lực, chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào để tìm ra những phần ẩn của vi-rút.
Cách tiếp cận hứa hẹn nhất có thể là một kỹ thuật “sốc và diệt” – đánh thức vi- rút ra khỏi nơi ẩn náu của nó sau đó tiêu diệt nó.
Nhưng chúng ta chưa biết cách đánh thức nó mà không gây hại cho bệnh nhân.
Cẩm Tú
Theo DM
Người đầu tiên được chữa khỏi HIV giờ ra sao?
Sau 12 năm là trường hợp duy nhất thoát khỏi HIV, Timothy Ray Brown dường như không còn đơn độc khi mới đây, người thứ 2 đã được chữa khỏi căn bệnh này.
Mới đây, sau 12 năm sống khỏe mạnh và không còn virus HIV trong cơ thể, Timothy Ray Brown, bệnh nhân chữa khỏi HIV đầu tiên trên thế giới, rất vui khi biết người thứ hai được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ cũng bằng chính phương pháp cấy ghép tủy xương tương tự như ông.
Nói về người thứ hai thoát khỏi căn bệnh thế kỷ này, Timothy hy vọng rằng người đàn ông đó sẽ khỏe mạnh, bền bỉ như chính ông. "Nếu một điều gì đó đã xảy ra một lần trong khoa học y tế, nó có thể xảy ra một lần nữa", Timothy cho biết.
Chiếc bánh tặng cho ông Timothy đánh dấu 12 năm khỏi bệnh tại một hội thảo ở Thư viện Công cộng Seattle, Anh. Ảnh: Nytimes.
"Người đàn ông Berlin"
12 năm trước, Timothy được xác nhận chữa khỏi HIV. Người ta cho rằng việc ghép tủy để điều trị bệnh ung thư - từ tủy một người miễn nhiễm với HIV - đã giúp tiêu diệt virus trong cơ thể ông.
Timothy được gọi là "người đàn ông Berlin", phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 1995 khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học ở Berlin, Đức. Sau 10 năm chấp nhận các loại thuốc chữa trị, mọi thứ vẫn rất ổn với ông. Cho đến năm 2006, ông bắt đầu ốm yếu và đi lại khó khăn. Bác sĩ lại chẩn đoán Timothy bị bệnh bạch cầu dạng nguy hiểm.
Tiến sĩ Geru Huetter, bác sĩ điều trị trực tiếp cho Timothy, đã quyết định thử cách điều trị mới bằng cấy ghép tế bào tủy gốc thay thế. Huetter hy vọng việc cấy ghép thành công sẽ giúp hệ thống miễn dịch bị tổn thương với HIV được thay thế bằng tủy có thể chống virus. Biện pháp này còn giúp ông thoát khỏi bệnh bạch cầu.
Năm 2008, ông phải dành phần lớn thời gian để điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, sau nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ không tìm thấy virus HIV trên cơ thể người đàn ông này.
Tủy xương được ghép cho Timothy đến từ một người có đột biến di truyền trong gene CCR5 làm cho các tế bào miễn dịch kháng HIV. Một số nhà nghiên cứu tin rằng tác dụng phụ của việc cấy ghép là một phần nguyên nhân của việc quét sạch virus HIV ra khỏi cơ thể.
Khi thực hiện việc cấy ghép, tế bào miễn dịch của người hiến có thể tấn công các tế bào của người nhận. Việc ghép tủy xương cho Timothy đã dẫn đến hiện tượng này khiến cho các tế bào miễn dịch của ông và các virus HIV bị tấn công và tiêu diệt.
Timothy Ray Brown không còn đơn độc trong cuộc chiến chống HIV. Ảnh: Sciencemag.
Hơn một thập kỷ sống miễn nhiễm với HIV
Tuy được chữa khỏi thành công, chính Timothy cũng không thể tin là mình đã khỏi bệnh cho tới khi tiến sĩ Huetter công bố một báo cáo về kết quả điều trị của anh trên Tạp chí thuốc New England vào năm 2009.
Sau khi khỏi bệnh, Timothy cho biết ông không muốn mình là người duy nhất được chữa khỏi HIV mà mong có nhiều người được chữa trị thành công hơn thế. Ông cũng mở ra Quỹ Timothy Ray Brown, nhằm thu hút các nguồn đầu tư và tài trợ để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu và chữa trị các bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ này.
Người đàn ông cũng tiết lộ công khai rằng vài năm trước, ông đã bắt đầu uống PreP - điều trị dự phòng trước phơi nhiễm - loại thuốc hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc HIV. Mặc dù hệ thống miễn dịch của Timothy hiện đã kháng HIV, ông có thể bị tái phát nếu tiếp xúc với một chủng HIV ít phổ biến hơn, sử dụng một loại thụ thể khác để xâm nhập vào tế bào.
Năm 2017, Timothy đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thoát khỏi căn bệnh thế kỷ này dưới sự chứng kiến của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động và những bệnh nhân HIV khác. "Cấy ghép tế bào gốc tủy xương thay thế toàn bộ hệ thống miễn dịch, nó tạo ra một người có hệ miễn dịch mới. Nghĩa là một con người hoàn toàn mới được sinh ra. Vì vậy, mỗi năm sống sót sau khi cấy ghép là một sinh nhật đáng nhớ đối với tôi", Timothy chia sẻ.
Hiện nay, cuộc sống của Timothy là đi du lịch khắp nơi trên thế giới, ngoài thời gian dành cho những sự kiện, chương trình về HIV. Ông cũng đã tham dự rất nhiều hội nghị liên quan đến HIV. Ông đã tới thăm một vài trung tâm nghiên cứu. Mỗi lần tham dự, Timothy luôn được mời phát biểu, nói chuyện với các nhà khoa học, nhà hoạt động và những người nhiễm HIV về hy vọng và mối quan tâm của họ.
Timothy Brown và người đàn ông ở London mới đây là niềm hy vọng của hàng triệu bệnh nhân HIV trên toàn thế giới. Trong tương lai không xa, có lẽ HIV không còn là căn bệnh thế kỷ hay bài toán đố thách thức toàn nhân loại.
Theo Zing
Người thứ hai trên thế giới chữa khỏi HIV Nhận tế bào gốc của người có đột biến gene kháng HIV, nam bệnh nhân ở Anh không còn dấu vết của virus. Người đàn ông nhiễm HIV có biệt danh "bệnh nhân London" đã trở thành trường hợp thứ hai trên thế giới khỏi HIV, Reuters đưa tin. "Chúng tôi không đo được chút virus nào, cũng chẳng phát hiện được gì",...