Thấy gì qua Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về nhân quyền Việt Nam
Ngày 21/1/2021, Nghị viện châu Âu (EP) thông qua nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam. Điều này không mới, bởi EP đã một số lần thông qua nghị quyết tương tự, gần nhất là nghị quyết số 2018/2975/RSP ngày 15/11/2018.
Trong cuộc bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam đã nhận được số phiếu bầu cao nhất trong các quốc gia ứng cử. Ảnh chụp các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền tại trụ sở chính của LHQ ngày 12/11/2013. (Nguồn: Vietnamplus)
Câu hỏi vì sao và những hệ lụy
Nghị quyết của EP lần này vẫn đề cập các vấn đề đã nêu trong các nghị quyết trước. Lấy cớ việc Tòa án Việt Nam xét xử Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vì vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam, EP quy kết Việt Nam “tiếp tục bỏ tù, giam giữ, sách nhiễu và đe dọa những người bảo vệ nhân quyền”, “giam giữ số lượng lớn tù nhân chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á, bao gồm 170 tù nhân lương tâm”!…
Nghị quyết cũng lặp lại những chỉ trích Bộ luật Hình sự, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, An ninh mạng…, hạn chế quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận…
Điểm khác là nghị quyết lần này đưa ra kết luận sai lệch ở mức độ cao hơn, nghiêm trọng hơn, lặp lại nhiều lần các cụm từ “…lên án cuộc đàn áp ngày càng gia tăng đối với người bất đồng chính kiến và vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng ở Việt Nam”, “tình hình nhân quyền đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam”!
Ngày 23/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Chúng tôi lấy làm tiếc khi EP thông qua một Nghị quyết không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình Việt Nam”.
Đồng tình với thái độ rõ ràng, chừng mực của Việt Nam, dư luận cho rằng Nghị quyết của EP thể hiện cái nhìn định kiến của một số nghị sĩ, không đúng với thực tế Việt Nam, không phù hợp với quan điểm chung của nhiều chính phủ, đa số nhân dân các nước châu Âu và không có lợi cho quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU.
Thông tin trong nghị quyết có phần giống giọng điệu của một số tổ chức không thiện chí, đội lốt nhân quyền như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ủy ban cứu trợ người vượt biển (BPSOS), Ủy ban tự do tôn giáo Việt Nam… Trong số đó có những tổ chức liên kết với bọn phản động người Việt lưu vong Việt Tân và cái gọi là Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại (VOICE), cánh tay nối dài của Việt Tân…
Nghị quyết của EP dựa trên những thông tin không khách quan, không chính xác, hoặc do những nghị sĩ thiếu thiện chí với Việt Nam và bị các tổ chức phản động, thù địch lợi dụng trong khi mục đích của EP có thể không nhằm cản trở quan hệ hợp tác EU-Việt Nam, hạn chế sự phát triển của Việt Nam.
Điều đáng chú ý là EP thường gia tăng sức ép về nhân quyền vào thời điểm diễn ra các hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng của Việt Nam như giai đoạn đàm phán, bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); hoặc khi Việt Nam có các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Video đang HOT
Đó cũng là thời gian mà các tổ chức phản động, thù địch đẩy mạnh sử dụng chiêu bài nhân quyền để xuyên tạc, bóp méo tình hình, gây sức ép, chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ, hình thành các hội nhóm, tổ chức chính trị đối lập với nhà nước, nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức đội lốt nhân quyền kêu gọi EU và các quốc gia thành viên phản đối ký kết EVFTA, EVIPA. Khi không cản trở được thì họ kêu gọi sử dụng các hiệp định gây sức ép, đặt yêu sách phi lý, kích động người dân.
Nhân quyền chỉ là chiêu bài nhằm khuếch trương danh tiếng. Thực chất các tổ chức phản động, đội lốt nhân quyền muốn cản trở quan hệ Việt Nam – EU, gây phương hại đến hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên và không muốn kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống người dân. Ý đồ, hành động đó đi ngược với tinh thần nguyên tắc Liên hợp quốc về nhân quyền.
Câu trả lời từ Việt Nam
Là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia ký kết và phê chuẩn hầu hết các văn kiện cơ bản bao gồm công ước quốc tế, nghị định thư liên quan đến quyền con người. Việt Nam nghiêm túc, nỗ lực thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ, các cam kết quốc tế, đạt nhiều kết quả trong việc hiện thực hóa các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong hệ thống pháp luật, chính sách và hoạt động thực tiễn.
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp với điều kiện của mình và tuân thủ các quy định của công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có 36 điều (từ điều 14 đến 49), đề cập toàn diện, cụ thể quyền con người, quyền công dân; bao gồm hầu hết quyền dân sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam bổ sung, sửa đổi, ban hành mới nhiều bộ luật như Luật Dân sự, Lao động, Đầu tư, Hình sự, Tố tụng hình sự, Tín ngưỡng Tôn giáo, Luật Trẻ em, qua đó, quyền con người được bảo đảm và phát huy vững chắc bởi các thể chế nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Là nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nhưng trong 5 năm 2015-2020, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng về bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, nhất là các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người già, trẻ em.
Hơn 8 triệu lao động có việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp 2,48%, là 1 trong 10 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Kết quả giảm nghèo (theo chuẩn đa chiều) nhanh, bình quân 5 năm là 1,35%/ năm (từ 9,88%/năm 2015 xuống 2,75%/năm 2020), về đích trước 10 năm so với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. 3% dân số và 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp thường xuyên. Tỷ lệ học sinh, sinh viên, số người biết chữ đạt mức cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam nằm trong nhóm phát triển cao (110/189 nước).
Tính đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong và ngoài nước tổ chức hàng trăm chuyến bay đưa hơn 80 nghìn công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Trong đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép, phòng chống dịch, khôi phục kinh tế, thực hiện cách ly, chữa trị cho gần ngàn người, đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các vùng bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Những con số thống kê khách quan khẳng định mạnh mẽ thực tế rằng quyền con người, quyền công dân được bảo đảm vững chắc ở Việt Nam. Đối với người dân, không gì quan trọng hơn, cao hơn là quyền được sống trong hòa bình, có việc làm, được học hành, chăm sóc sức khỏe. Điều đó đang có ở Việt Nam.
Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Cũng như tại mọi quốc gia pháp quyền, những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải bị xử lý theo pháp luật để bảo đảm sự tôn nghiêm của luật pháp vì cuộc sống an bình, công bằng của người dân. Sự đồng thuận của đông đảo nhân dân là lời phán quyết công minh nhất.
Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực trong 2 chu kỳ của Cơ chế rà soát định kỳ (UPR) của Hội đồng Nhân quyền, đang chuẩn bị báo cáo chu kỳ 3. Việt Nam đã bảo vệ thành công báo cáo của mình, chủ động giải trình và tiếp thu ý kiến, khuyến nghị xây dựng của các quốc gia khác. Việt Nam tích cực tham gia đối thoại song phương về quyền con người với các đối tác Mỹ, EU, Thụy Sỹ, Na Uy, Australia…, và đóng góp thiết thực tại các diễn đàn đa phương và các kênh không chính thức với tinh thần xây dựng. Trong phiên đối thoại Việt Nam – EU lần thứ 9 (ngày 4/3/2019), 2 bên trao đổi thẳng thắn, xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm và đã ra thông cáo báo chí chung về kết quả cuộc họp.
Việt Nam cũng giúp đỡ, hỗ trợ các nước khác trong bảo đảm quyền con người. Cách đây hơn 40 năm, trong khi phần lớn các nước quay lưng với nạn diệt chủng ở Campuchia, thì quân tình nguyện và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo, hồi sinh đất nước.
Thế giới nói về Việt Nam
Bên cạnh những tổ chức, cá nhân đội lốt nhân quyền chống phá, một số ý kiến không khách quan, thì nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế và đa số nhân dân thế giới ghi nhận nỗ lực, tiến bộ, kết quả quan trọng của Việt Nam trong đảm bảo và thực thi quyền con người.
Tại cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) từ ngày 23-25/11/2020, các nước đánh giá cao vai trò dẫn dắt hoạt động của AICHR của Việt Nam trong giai đoạn đặc biệt khó khăn của Covid-19. Do đó, AICHR đã thông qua nhiều văn kiện định hướng hoạt động nhân quyền, duy trì hợp tác, thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong khu vực.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu về “vai trò đầu tàu” của Việt Nam trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ là nền tảng vững chắc giúp Việt Nam triển khai Chương trình phát triển bền vững.
Sự đánh giá cao nhất, khách quan nhất là 192/193 nước bầu Việt Nam lần thứ 2 đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đạt số phiếu cao kỷ lục; 184/193 nước bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Đó là sự thật không thể đảo ngược, sự ghi nhận thành công của Việt Nam về kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm quyền công dân; lời phản biện thuyết phục đối với những luận điệu xuyên tạc về “nhân quyền Việt Nam”.
Lời kết
Trên thế giới, do các nước phát triển không đồng đều về kinh tế, xã hội, văn hóa, nên bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền cơ bản, thì việc thực thi một số nội dung cụ thể về quyền con người cũng còn bất cập, hạn chế. Một số tổ chức, quốc gia sử dụng chiêu bài nhân quyền vì mục đích xấu, trục lợi. Có những kẻ luôn cao giọng nói về nhân quyền, nhưng lại đem bom đạn ném xuống nước khác, gây nhiều chết chóc, hoang tàn cho nhân dân ở đó. Họ không đủ tư cách nói về nhân quyền.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với EU. Tuy Nghị quyết của EP có thông tin, đánh giá không chính xác, nhưng quan hệ Đối tác Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU vẫn tiếp tục phát triển vì lợi ích chung.
Việt Nam sẵn sàng đối thoại, cung cấp thông tin, tiếp tục minh bạch chính sách, pháp luật về quyền con người để cùng tháo gỡ vướng mắc. Việt Nam cho rằng các quốc gia cần tăng cường đoàn kết, chung tay hợp tác, tìm ra giải pháp chung khắc phục các tồn tại, hạn chế, duy trì, phát huy vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy đối thoại xây dựng, hợp tác thiện chí, thay vì đối đầu, áp đặt và chiến tranh.
Indonesia hy vọng chính quyền mới của Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN
Indonesia kỳ vọng nhiều vào chính quyến của Tổng thống Mỹ Joe Biden vì Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất của Indonesia.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol, Washington DC. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 21/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Indonesia kỳ vọng nhiều vào chính quyến của Tổng thống Mỹ Joe Biden vì Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất của Indonesia.
Niềm hy vọng này càng lớn hơn khi thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19, nỗ lực phục hồi kinh tế, duy trì hòa bình và ổn định thế giới trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại cuộc hợp báo, bà Retno Marsudi bày tỏ hy vọng chính quyền mới Mỹ sẽ khơi dậy tinh thần đa phương hóa và hợp tác quốc tế . Vì trong 4 năm qua dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ thực sự thường ưu tiên chủ nghĩa đơn phương.
Không ít chính sách đơn phương của Mỹ trong thời ông Trump đã ảnh hưởng đến sự ổn định và hòa bình trên thế giới. Chủ nghĩa đơn phương rất bất lợi cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển. Indonesia hy vọng Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc để phản ứng nhanh và hiệu quả hơn và củng cố Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước những thách thức của đại dịch bất thường này.
Mỹ cũng có thể củng cố lại cam kết đối với hòa bình và ổn định thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nước lớn.
Bên cạnh đó, bà Retno Marsudi nói rằng Mỹ có thể tăng cường cam kết đối tác chiến lược với ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của khối ở Đông Nam Á nhằm duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Indonesia cũng hy vọng những đóng góp tích cực của Mỹ vào việc giải quyết vấn đề Palestine-Israel một cách công bằng và phù hợp với các nghị quyết của Liên hợp quốc, bao gồm cả giải pháp hai nhà nước.
Bà Retno Marsudi cho rằng Mỹ cần tránh các hành động và giải pháp đơn phương không phù hợp với luật pháp quốc tế. Mặt khác, Indonesia cũng sẵn sàng phối hợp với Mỹ để tiếp tục hỗ trợ tiến trình hòa bình toàn diện ở Afghanistan.
Bà Retno cho rằng đối với vấn đề kinh tế, Mỹ có thể đóng vai trò trợ giúp một trật tự kinh tế thế giới vững chắc và bền vững, đặc biệt sau đại dịch COVID-19.
Mỹ có thể là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hệ thống thương mại thế giới cởi mở, công bằng và cùng có lợi./.
Triều Tiên chuyển thông điệp muốn có quan hệ tốt với Mỹ Chính quyền Triều Tiên đã cơ bản cắt đứt liên lạc với Mỹ trong năm 2020, nhưng lại tiếp cận một ủy ban của Nghị viện châu Âu vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 - bài điều tra độc quyền của tờ Wall Street Journal ngày 31/12 cho biết. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và...