Thay đổi tư duy sản xuất
Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được thế giới ưa chuộng, trong khi sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL vẫn còn luẩn quẩn quanh chuyện chuyển số lượng sang chất lượng.
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, kể trong một lần sang Nhật Bản, ông được đối tác chiêu đãi dĩa xoài Đài Loan (Trung Quốc). “Chỉ là nửa trái xoài, ăn rất nhạt nhưng họ trình bày rất đẹp. Dù không ngon bằng xoài Việt Nam nhưng xoài Đài Loan được bán với giá đến 300.000 đồng/kg. Tôi tự hỏi tại sao xoài Việt Nam không thể xuất sang các thị trường khó tính?” – ông ưu tư.
Năm 2021, một công ty sản xuất nước ép của Hàn Quốc – chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ – khởi công nhà máy chế biến tại Bình Dương nhưng 80% nguyên liệu thì từ ĐBSCL. Ông Nguyễn Phương Lam băn khoăn: “Vậy tại sao họ không đặt nhà máy ở ĐBSCL? Ngoài vấn đề hạ tầng giao thông thì còn khó khăn nào cản trở?”.
Hiện nay, mối liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản hàng đầu tại ĐBSCL rất kém. Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp cũng èo uột. Tại ĐBSCL, chỉ có 2 DN FDI đầu tư vào nông nghiệp với quy mô vài chục ngàn USD. Khi không có DN trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, ngành này khó tiếp cận sự chuyển giao khoa học – công nghệ cũng như nâng cao giá trị.
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cây ăn trái cần phải thay đổi nhiều, nếu không thì xuất khẩu rất bấp bênh. Không riêng cây ăn trái mà cả nền sản xuất nông nghiệp của ta cũng vốn chỉ chăm chăm vào việc phải đạt năng suất cao.
Nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất để nông sản đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ảnh: NGỌC TRINH
“Ở ta, cam, quýt mỗi vụ đạt năng suất đến 80-100 tấn/ha vì nông dân trồng san sát nhau, không có cả lối đi; trong khi các nước khác chỉ đạt 25 tấn/ha nhưng họ trồng thưa, ít sâu bệnh. Chú trọng năng suất cao rất dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường” – ông Châu nhận định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL và Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL đặt tại TP Cần Thơ. Nhiệm vụ trọng tâm của BCĐ là nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý, các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, BCĐ còn giúp kết nối DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; kết nối chuỗi ngành hàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, BCĐ cũng sẽ hỗ trợ điều phối các dự án tài trợ quốc tế có tính liên tỉnh, liên vùng, kết hợp hài hòa giữa đầu tư công trình và các giải pháp phi công trình, mở ra không gian kinh tế nông thôn. Từ đó, tạo ra sức mạnh trong việc liên kết vùng ĐBSCL, mở ra không gian kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện đại.
“Bây giờ không chỉ là sản xuất rẻ, chất lượng nữa mà quy trình canh tác phải không gây biến đổi khí hậu, không phát thải khí nhà kính, không hủy hoại môi trường… – thế giới gọi là tiêu dùng xanh. Mình đang luẩn quẩn chuyện chuyển sản lượng qua chất lượng chưa xong, trong khi thế giới đã thay đổi. Tới một ngày nào đó, nông sản của mình không bán qua được châu Âu hay Mỹ nữa. Do vậy, việc tăng cường liên kết, kết nối là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và sự chuyển đổi nhanh trong xu thế tiêu dùng thế giới” – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Đề xuất nới trần giờ làm thêm: Sẽ khó cho doanh nghiệp nếu chậm đưa ra quyết định
Doanh nghiệp rất cần tăng giờ làm thêm để tranh thủ phục hồi sản xuất, nhưng nếu chậm được ban hành, chính sách sẽ không còn nhiều ý nghĩa hỗ trợ.
Rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tăng giờ làm thêm để kịp đáp ứng đơn hàng. Ảnh: Đ.T
Tại sao doanh nghiệp đề xuất tăng giờ làm thêm
Dự kiến vào ngày 14/3, trong phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong một tháng và trong một năm của người lao động, do Chính phủ trình theo thủ tục rút gọn.
Doanh nghiệp, nhất là nhóm sản xuất, đã chờ đợi phương án tăng giờ làm thêm này suốt từ tháng 9/2021, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 105/2021/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Tại nghị quyết này, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 9/2021 về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm. Khi đó, đợt dịch lần thứ tư càn quét khắp các tỉnh phía Nam, làm ngưng trệ đột ngột hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa gần 4 tháng, người lao động không có việc, đổ xô về quê...
Nhắc lại thời điểm đó, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhắc lại tình huống căng thẳng khi hàng loạt doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong các ngành da giày, dệt may, thủy sản... có thể bị hủy đơn hàng, thậm chí bị mất khách hàng do không đảm bảo tiến độ sản xuất và chi phí hoạt động tăng đột biến.
"Việc điều chỉnh tăng giờ làm thêm trong tháng và trong năm nhằm giúp doanh nghiệp phần nào bù đắp được năng suất, sản lượng thiếu hụt trong thời gian dịch bệnh, kịp tiến độ đơn hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu", bà Lan Anh lý giải cho đề xuất mà VCCI và nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã gửi tới Chính phủ vào tháng 9/2021.
Đáng nói, đây cũng chính là nội dung mà bà Lan Anh chia sẻ khi được hỏi về đề xuất nới trần khung giờ làm thêm trong một tháng (từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng) và áp dụng số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong một năm đối với tất cả các nhóm ngành mà Chính phủ đã có Dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 2/2022.
Gần 6 tháng kể từ thời điểm tháng 9/2021, dịch bệnh dù đã chuyển sang trạng thái hoàn toàn khác, với chiến lược hướng tới không coi Covid-19 là một đại dịch, nhưng khó khăn do tác động của dịch bệnh với doanh nghiệp vẫn rất lớn. Đang có tình trạng doanh nghiệp có 70-80% người lao động là F0, chưa kể số lao động thuộc diện F1 buộc phải cách ly, nên số lao động thực tế là rất thấp. Cộng thêm áp lực từ việc lao động chưa trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch và nỗi ám ảnh dịch bệnh, không ít doanh nghiệp buộc phải giãn ca sản xuất hay tạm dừng dây chuyền do thiếu hụt lao động.
"Chính vì vậy, đề xuất điều chỉnh thời giờ làm thêm là một trong những giải pháp hết sức cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi này. Chúng tôi dự đoán, các ngành sẽ cần 1-2 năm để có thể dần hồi phục", bà Lan Anh nhấn mạnh.
Giải pháp căn cơ hay tạm thời
Mặc dù đeo đuổi đề xuất tăng giờ làm thêm khá lâu, nhưng không doanh nghiệp nào coi đây là giải pháp căn cơ, tối ưu trong thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều cuộc trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về việc này, các doanh nghiệp thừa nhận, chi phí làm thêm rất cao, từ gấp rưỡi đến gấp 3 lần chi phí trong giờ làm việc bình thường và nguy cơ tai nạn lao động tăng cao là những lý do khiến doanh nghiệp và người lao động cân nhắc trước khi đưa ra quyết định việc làm thêm giờ. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ước tính, sản xuất các sản phẩm trong giờ làm thêm khiến giá thành sản phẩm tăng 20%, nên làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn như Minh Phú, Gỗ Trường Thành, Đông Tâm... dành 2 năm Covid-19 để đầu tư đổi mới công nghệ, giảm sự phụ thuộc vào lao động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã trở lại quy mô sản xuất như trước dịch chỉ với 2/3 số lao động, trong đó phần lớn là lao động có tay nghề.
"Nếu không cần, doanh nghiệp sẽ không sử dụng đến số giờ làm thêm dù được phép, vì chi phí đội lên, trong khi giá bán không thể tăng. Lý do doanh nghiệp buộc phải sử dụng làm thêm là yếu tố thời vụ trong sản xuất của nhiều lĩnh vực, như vụ thu hoạch nông sản, thủy sản; yếu tố thời trang như với dệt may, da giày...", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nói.
Thêm nữa, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không chỉ phải cạnh tranh với các đối tác trong nước, nước ngoài để có đơn hàng, mà còn phải chịu áp lực giám sát tính tuân thủ trong các hoạt động của doanh nghiệp từ phía đối tác mua hàng. Chỉ cần một thông tin, dấu hiệu nào về việc doanh nghiệp vi phạm quy định, pháp luật, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ mất đơn hàng. Trước khi Bộ luật Lao động hiện hành cho phép các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy sản được tăng giờ làm thêm lên 300 giờ/năm, thay vì 200 giờ/năm như luật cũ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã từng nhắc tới những cảnh báo từ các đối tác mua hàng trong ngành dệt may về tỷ lệ 82% doanh nghiệp dệt may vi phạm quy định về giờ làm thêm, dù vào những tháng ít việc, thời gian làm việc của người lao động không đến 8 giờ, doanh nghiệp vẫn phải đủ lương...
Tình thế này rất có thể sẽ lặp lại nếu như các doanh nghiệp có đơn hàng, cần tập trung nguồn lực, nhân lực hoàn tất sau những đợt giãn cách hoặc tạm dừng do thiếu lao động, nhưng người lao động không được phép làm thêm quá 40 giờ/tháng.
Băn khoăn về sự chậm trễ
Lúc này, điểm khác so với những cuộc thảo luận, tranh luận về phương án tăng giờ làm thêm hay không trước đó là, không phải chỉ các doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh theo thời vụ mới cần đến giờ làm thêm.
Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng. Chủ tịch HĐQT Công ty Vina Trifood kể, Công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 trong hơn 2 năm qua. "Doanh nghiệp mất cân đối cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, nếu kéo dài tình trạng đứt gãy, sẽ nguy cơ mất khách hàng truyền thống. Đây là thời điểm chúng tôi tăng tốc thực hiện các đơn hàng, bù đắp cho quãng thời gian trước", bà Hằng dự kiến.
Đặc biệt, Covid-19 cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa như Vina Trifood phải chậm lại kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ để dành nguồn lực phục hồi tài chính, sản xuất. Kế hoạch tăng giờ làm thêm cũng đang trong dự tính.
Tuy vậy, bà Hằng cho biết, Công ty sẽ phải trao đổi với người lao động, tính toán chế độ đãi ngộ phù hợp, chưa kể các khoản chi phí để phòng chống dịch bệnh. Bởi vậy, với Vina Trifood, việc này chỉ là giải pháp cấp bách tại thời điểm này để tăng hiệu quả sản xuất.
"Đây cũng là cách để người lao động tăng thu nhập, giải quyết khó khăn hiện tại trong cuộc sống. Nhưng chúng tôi sẽ chỉ thực hiện trên cơ sở đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trên tinh thần tự nguyện, đôi bên cùng có lợi", bà Hằng thẳng thắn.
Nhưng thực trạng này cũng có nghĩa là, nếu các quyết định về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chậm trễ, thì một mặt, kế hoạch phục hồi của không ít doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng mặt khác, hiệu quả của chính các giải pháp cũng không còn như các bản đánh giá tác động mà Chính phủ đưa ra.
VCCI đề xuất bỏ nhiều quy định trong dự thảo về phát triển và quản lý chợ Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định là "chợ mang tính truyền thống". Tuy nhiên,...