Thay đổi thời tiết, trẻ đổ bệnh
Những ngày gần đây thời tiết nắng nóng ban ngày, trở lạnh ban đêm khiến số trẻ nhập viện khám và điều trị do các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt virus tăng hơn bình thường.
Bệnh nhân điều trị bệnh viêm đường hô hấp tại BV Bạch Mai
Tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… tăng 20 -30% so với bình thường. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, thời tiết mưa nắng thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển, khiến số trẻ đổ bệnh tăng lên.
Hiện là mùa đỉnh điểm của các bệnh đường hô hấp ở trẻ. Đây cũng là thời điểm khiến sức đề kháng của trẻ giảm cùng với mật độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, có những trẻ bị viêm phổi, điều trị gần được ra viện lại sốt virus hoặc mắc kèm bệnh viêm đường hô hấp trên nên kéo dài thời gian nằm viện.
Với số lượng 60 giường bệnh nhưng hiện nay khoa Nhi BV Bạch Mai có gấp đôi số bệnh nhi đang nằm điều trị nên tình trạng nằm ghép lại xuất hiện. Hơn một nửa trong số đó là bệnh nhân viêm đường hô hấp. Thời gian này còn có hiện tượng cha mẹ phải xếp hàng buổi tối để khám bệnh cho con.
Bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên, trong đó bệnh viêm đường hô hấp do virus có những đặc điểm như sốt, ớn lạnh hoặc lạnh, nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn. Đôi khi trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá lớn, cơ thể trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột này khiến vào buổi sáng sớm trẻ thường bị những cơn ho kéo dài, ngạt mũi nặng hơn.
Video đang HOT
Bác sĩ Dũng cho hay, viêm phế quản cấp do siêu vi là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em khi thời tiết diễn biến bất thường. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng ban đầu là ho khan rồi kéo dài và tăng dần nhưng không có đờm. Cơn ho thường dai dẳng và sau đó xuất hiện đờm.
Phải sau khoảng 7 – 10 ngày, cơn ho mới giảm dần. Nếu không phân biệt và xử lý đúng, bệnh có thể gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Theo TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng.
Vì thế, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ. Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, những trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi thì cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ… Đặc biệt cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, nhất là kháng sinh.
Theo TPO
Rất nguy hiểm khi trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi
Một số trường hợp trẻ bị ngộ độc do thuốc nhỏ mũi trong thời gian gần đây đã khiến không các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng cho sự an toàn của con em mình.
Thực tế, hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi đều do sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của bố mẹ.
Không nên tự tiện dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ
Vừa qua, bệnh viện nhi BV Nhi đồng 2, TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 29 tháng tuổi bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazoline. Bệnh nhi là bé N.P.L được đưa đến cấp cứu tại BV Nhi đồng 2 trong tình trạng lơ mơ, ngủ gà, nhịp tim chậm và không đều. Người nhà bệnh nhi cho biết khi bé có biểu hiện nghẹt mũi, thở khò khè, mẹ bé đã ra hiệu thuốc gần nhà và được tư vấn dùng thuốc nhỏ mũi Naphazoline với liều lượng nhỏ 2 giọt/ngày. Tuy nhiên, sau khi nhỏ thuốc Naphazoline được vài ngày thì bệnh nhi có biểu hiện bất thường như trên, gia đình vội vã đưa đi cấp cứu tại BV.
Trước đó, đầu tháng 6/2014, BV Nhi Đồng 2, TPHCM cấp cứu cho một bệnh nhi T.H.T.B (2 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi. Bé B nhập viện trong tình trạng vã mồ hôi, cao huyết áp, nhịp tim nhanh, co mạch sau khi được bố nhỏ thuốc nhỏ mũi. Theo các bác sĩ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi dễ bị xuất huyết não gây tử vong.
Hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi đều do sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của bố mẹ. Ảnh minh họa
Rất nguy hiểm khi không biết cách nhỏ mũi đúng cho con
Theo BS chuyên khoa nhi Vân Anh, thuộc Truyền thông Sở Y tế Hà Nội, do thành phần Naphazoline chứa trong thuốc nhỏ mũi của người lớn mà hai cháu nhỏ sử dụng có tác dụng giúp giảm nhanh nghẹt mũi nhờ tác dụng co mạch. Nhưng cũng chính chất này sẽ gây nguy hiểm nếu dùng cho trẻ nhỏ.
Biểu hiện của trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi là vã mồ hôi, tay chân lạnh, nhanh chóng rơi vào trạng thái lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều. Những triệu chứng trên có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Naphazoline là thuốc có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết niêm mạc. Sau khi nhỏ dung dịch Naphazoline tác dụng co mạch giảm nghẹt mũi tức thì. Tuy nhiên thuốc có thành phần Naphazoline chống chỉ định tuyệt đối với trẻ dưới 2 tuổi vì khi sử dụng loại thuốc có chứa thành này đối với trẻ nhỏ tuổi rất dễ gây ra sốc phản vệ dẫn đến tử vong cao. Còn với trẻ trên 2 tuổi thì sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc cha mẹ không tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho con và cũng không được sử dụng dài ngày một loại thuốc nhỏ mũi vì sẽ khiến các bệnh về mũi của trẻ tăng nặng.
Chính vì thế khi bị các bệnh về mũi chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng loại thuốc gì để phù hợp với tầng bệnh lý của trẻ. Nhất thiết không được tự ý mua thuốc ở ngoài về điều trị sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng như các trường hợp trên.
Khi trẻ sổ mũi chúng ta nên dùng nước muối sinh lý 0.9% là dung dịch để vệ sinh mũi, có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi trong trường hợp không khí khô và ô nhiễm, làm long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm. Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi rất an toàn, không có tác dụng phụ. Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: Chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa... khi trẻ đi ngoài đường về bụi bẩn.
Muốn nhỏ mũi cho trẻ trước tiên phải vệ sinh mũi sạnh sẽ sau đó đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để xịt hoặc có thể đặt trẻ lên đùi chân hơi thấp xuống để xịt hoặc nhỏ cho trẻ. Sau khi xịt, nhỏ xong dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở hai lỗ mũi. Không nên dùng miệng để hút mũi trẻ vì sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể để trẻ ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt sau đó thì xì sạch mũi.
Theo Bs Vân Anh khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả.
Khi bé bị ngạt mũi, phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: nhỏ một chút nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé, chờ sau khi gỉ mũi mềm ra, thì lấy tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn gỉ mũi ra, hoặc dùng tăm bông, gạc nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết gỉ.
Khi thực hiện vệ sinh hoặc nhỏ mũi cho con, cần chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi, làm mũi bé chảy máu. Các trường hợp nặng phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Theo Trí Thức Trẻ
Trẻ có thể hôn mê vì ngộ độc thuốc nhỏ mũi Thấy con nghẹt mũi không ngủ được, ông bố đã lấy lọ thuốc nhỏ mũi có sẵn trong nhà nhỏ cho con dễ thở. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ, em bé đã bứt rứt, môi tím tái. Cha mẹ vội ôm con vào viện cấp cứu. Cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ....