Thay đổi thói quen vứt rác: Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Từng là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Khánh (Ninh Bình), thế nhưng, gần đây xã Khánh Thiện đã lập đề án phân loại rác thải sinh hoạt tại từng hộ gia đình và bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét.
Khi rác quá tải
Ông Phạm Hồng Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện cho biết: Trước kia việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, toàn xã có 8 xóm thì thành lập 8 tổ thu gom rác, chủ yếu là vận chuyển về bãi rác tập trung của xã. Đến năm 2012 thì xã thành lập 1 tổ chuyên thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Năm 2014, xã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình hỗ trợ lò đốt rác thải sinh hoạt trị giá 500 triệu đồng, công suất 5-6 tấn/ngày. Vào thời điểm đó, lò đốt này kiêm xử lý rác thải sinh hoạt cho hai xã lân cận là Khánh Lợi và Khánh Tiên.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay từ hộ gia đình đã và đang được người dân xã Khánh Thiện thực hiện một cách tự giác và nghiêm túc. A.T
Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, lò đốt này bị quá tải, một số hạng mục bị hư hỏng như sàn, gạch chịu nhiệt… thế nên xã đề nghị tạm dừng xử lý rác cho hai xã trên. Giai đoạn 2017-2018, rác không xử lý kịp gây ô nhiễm môi trường nên xã cho máy xúc vào đảo, phun thuốc khử trùng và chôn lấp.
Nhận thấy việc xử lý rác là vô cùng khó khăn, tốn kém, mất thời gian và không đạt hiệu quả cao nếu không được phân loại tại nguồn, vậy nên từ cuối năm 2018, xã Khánh Thiện lập đề án phân loại rác thải tại nguồn và giao cho Hội Cựu chiến binh và Hội Phụ nữ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về việc phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình.
Đề án này được hiện thực hóa và áp dụng tại xóm Cầu và xóm 1, mỗi hộ sẽ được phát 2 xô nhựa có dán tên từng xô bỏ rác thải hữu cơ và chất thải vô cơ riêng. Mỗi xô nhựa được phát kèm với 2 loại túi nylon 2 màu xanh, đen để tổ thu gom dễ dàng nhận biết và đưa đến đúng vị trí xử lý phù hợp cho từng loại rác.
Thay đổi thói quen là giải pháp bền vững nhất
Video đang HOT
Bà Đậu Thị Nụ (49 tuổi, ở xóm Cầu, xã Khánh Thiện) chia sẻ: 217 hộ dân ở xóm Cầu đều được xã phát tận tay từng hộ đầy đủ xô nhựa và túi nylon màu. Người dân rất phấn khởi với cách làm này.
“Trước kia chúng tôi không hề biết cách phân loại rác, cứ có rác là bỏ chung vào 1 túi, thế nhưng sau khi được hướng dẫn thì bà con đã thành thạo trong việc phân loại. Không những thế, người dân xóm Cầu rất tự giác, nghiêm chỉnh trong việc phân loại rác thải sinh hoạt, nếu làm chưa đạt thì tổ thu gom sẽ thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở” – bà Nụ chia sẻ.
Cũng giống như bà Nụ, gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc đã quen với việc phân loại rác sau một thời gian dài bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi phải thay đổi thói quen. Bà Ngọc cho hay: “Thú thật là lúc đầu tôi thấy rắc rối lắm, quen với việc bỏ chung rác rồi, giờ phải phân loại này loại kia không quen, nên thời gian đầu thường xuyên quên và nhầm. Nhưng giờ bắt đầu đi vào nền nếp rồi thì con cháu mà nhỡ bỏ rác nhầm là phải nhắc ngay”.
Theo ông Phạm Hồng Quang, đa số bà con đều chung tâm trạng như bà Ngọc, khi chưa quen thì thấy bất tiện và rườm rà, rắc rối, nhưng nhờ sự kiên trì vận động của các cấp, tổ đội ở thôn, xóm mà giờ đây nhiều gia đình đã hình thành thói quen tốt là phân loại rác tại nguồn. Ông Quang đánh giá: Môi trường sạch hơn chỉ là việc trước mắt, điều lâu dài chính là thay đổi tư duy trong cách vứt rác của bà con, chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ.
“Việc làm này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương mà quan trọng hơn là nâng cao ý thức phân loại rác cho cả gia đình, đặc biệt là các cháu nhỏ, qua đó chung tay bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch hơn. Tới đây, mô hình này sẽ được áp dụng trên địa bàn toàn xã” – ông Quang cho biết thêm.
Theo Danviet
Ninh Bình: Trên vườn, dưới ao nuôi ốc nhồi nhốt lồng, dễ kiếm tiền
Đăng ký xây dựng vườn mẫu, gia đình ông Phạm Văn Tâm ở xóm 1, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã dành 340m2 đất làm vườn rau, còn 360m2 làm ao nuôi ốc nhồi.
Ông Tâm nuôi ốc nhồi kiểu nuôi nhốt trong lồng vèo. Từ vườn mẫu với ao ốc nhồi, mỗi năm gia đình ông Tâm thu về hàng trăm triệu đồng.
Cảnh quan đẹp, tăng thu nhập
Cùng với sự tiếp sức từ cơ chế, chính sách hỗ trợ của huyện, xã, nhiều vườn hộ ở Khánh Thiện đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình như mô hình vườn mẫu của gia đình ông Phạm Văn Tâm (tại xóm 1, xã Khánh Thiện). Vườn có tổng diện tích 820m2, trong đó diện tích ao là 360m2 nuôi ốc nhồi và 340m2 trồng các loại rau màu, cây ăn quả, phong lan. Ốc nhồi ông Tâm nuôi trong các lồng lưới dưới ao nên nhanh lớn.
Khi quy hoạch lại diện tích đất thành khu vườn kiểu mẫu, ông Tâm sử dụng hệ thống tưới phun tự động cho các loại cây rau màu và nuôi ốc nhồi trong lồng riêng dưới ao.
Cách làm này đã giảm công lao động từ 4 người xuống còn 2 người. Nhờ bố trí vườn, ao khoa học, đúng kỹ thuật nên mỗi năm gia đình ông Tâm thu về hàng trăm triệu đồng.
Hay mô hình khu vườn kiểu mẫu của gia đình ông Nguyễn Xuân Tính ở xóm Cầu Âu. Với diện tích 1.550m2, gia đình ông chủ yếu trồng các loại cây ăn quả như ổi, hồng xiêm, na và một số loại rau màu. Bên cạnh đó, ở góc vườn, gia đình ông còn nuôi 2 con lợn sọc đen và làm chuồng nhốt riêng.
Ông Tính cho biết: "Thời điểm trước khi thực hiện mô hình vườn mẫu, chúng tôi vẫn làm vườn chưa thật sự khoa học. Sau khi triển khai vườn mẫu, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, vừa tiết kiệm nhân lực lại hiện đại, chỉ cần cắm điện là hệ thống tự tưới cây...".
Chia sẻ về kinh nghiệm làm vườn, ông Nguyễn Văn Tính cho biết: "Muốn tạo ra một khuôn viên vườn xanh, sạch và đẹp trước tiên phải có kinh phí, nhân lực. Ngoài ra còn phải biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng để đạt được năng suất tốt nhất, giảm nhân công lao động. Quan trọng là phải thật sự đam mê, cần cù và chịu khó học hỏi".
Để thực hiện có hiệu quả vai trò của Hội ND trong tham gia xây dựng vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ trong thời gian tới, Hội ND xã Khánh Thiện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên và tạo ra các phong trào thi đua giữa các thôn trong xây dựng vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ.
Vườn tạp thành vườn mẫu
Hội ND xã Khánh Thiện xác định công tác chỉnh trang vườn cây, xây dựng vườn mẫu là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm trong phong trào nông dân tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh. Ngay từ khi có chủ trương của UBND xã về thực hiện bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu, Hội ND xã đã ban hành kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện cải tạo, chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu.
Nông dân tham quan khu ao nuôi ốc nhồi lồng trong vườn mẫu của hộ ông Phạm Văn Tâm tại xóm 1, xã Khánh Thiện. Ảnh: Lê Bích
Bên cạnh đó, Hội ND xã Khánh Thiện còn phối hợp Văn phòng điều phối NTM tỉnh Ninh Bình tổ chức tập huấn cho nhân dân trên tất cả các thôn, xóm để nhân dân hiểu rõ hơn về cách làm. Qua tập huấn, tuyên truyền, Hội đã tạo sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân.
Vì vậy, sau hơn 3 năm triển khai xây dựng vườn mẫu đã thu hút được hơn 80 hộ tham gia cải tạo vườn tạp và chỉnh trang vườn hộ. Đến nay, trên địa bàn xã Khánh Thiện đã xây dựng được 40 vườn mẫu đạt chuẩn đã và đang thẩm định. Các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điển hình cho nhân dân trong vùng lân cận học tập.
Để có được kết quả trên, Hội ND xã Khánh Thiện không những tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chi hội, tham quan học tập các mô hình vườn tại các địa phương khác, mà Hội ND xã còn tổ chức phát động hội viên đăng ký xây dựng vườn mẫu.
Hội tổ chức cán bộ chủ động đến từng hộ gia đình để vận động phát quang cây cối trong vườn và huy động lực lượng hội viên đến giúp đỡ ngày công cho các hộ gia đình khó khăn về nhân lực, đăng ký vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ. Hội tổ chức hướng dẫn hội viên thiết kế quy hoạch, lập phương án dự toán triển khai thực hiện, đảm bảo sự phát triển bền vững, phù hợp thực tiễn cả về kinh tế, văn hóa, môi trường. Cây trồng, con nuôi ở vườn mẫu được bố trí hợp lý phù hợp với lợi thế của gia đình và địa phương.
Ngoài ra, các cấp Hội còn chủ động tổ chức phát động hội viên, nông dân hàng tuần, hàng tháng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cối trong vườn tạo môi trường trong sạch. Hội vận động nông dân thực hiện việc khắc phục ô nhiễm nơi sinh hoạt do thói quen, tập quán như: Hướng dẫn làm hố rác, di dời chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở, bố trí sắp đặt đồ đạc trong nhà gọn gàng, sạch sẽ...
Từ đầu năm 2015 đến nay, Hội ND xã Khánh Thiện đã phối hợp tổ chức gần 45 cuộc tuyên tuyền, thu hút hơn 2.250 lượt cán bộ, hội viên tham gia và giúp đỡ hơn 3.000 ngày công.
Là 1 trong 3 xã đầu tiên của tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2013, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, đã phát huy thế mạnh sẵn có, duy trì, phát triển và giữ vững các tiêu chí. Về đích nhưng không dừng lại, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) xã Khánh Thiện đã có những cách làm hay, sáng tạo để góp phần cùng nhân dân xã Khánh Thiện hoàn thành các tiêu chí về NTM kiểu mẫu.
Theo Danviet
Loài điệp seo tỉnh Khánh Hòa vừa nhân giống, bán đắt như tôm hùm Đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo Comptopallium radula tại Khánh Hòa" vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu, đánh giá cao. Đề tài đã tạo thêm một đối tượng nuôi mới, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường. Nuôi điệp seo-hướng...