Thay đổi sau khi sinh ở phụ nữ
Giai đoạn mang thai và sinh nở khiến cơ thể phụ nữ và đặc biệt là cơ quan sinh dục có nhiều thay đổi. Sau sinh phải mất một thời gian để trở lại bình thường.
Với một sản phụ có tình trạng sức khỏe ổn định (không có bệnh lý gì), mọi biến đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai đều được hồi phục trở lại trạng thái bình thường trong khoảng thời gian sau khi sinh từ 6-8 tuần.
Khi sinh con xong, sau khi nhau thai xổ ra, thân tử cung đã co lại ngay chỉ to bằng đầu đứa trẻ, nặng 1kg. Đáy tử cung cao ngang rốn, sau đó mỗi ngày lại tụt thấp xuống từ 1-2cm, khoảng 10 ngày thì tử cung xuống đến khoang chậu. Nếu dùng tay khám phần bụng sau 10 ngày sẽ không thể sờ thấy đáy tử cung nữa.
Ảnh minh họa: Internet
Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, trọng lượng của tử cung rút xuống còn 500g, hết tuần thứ hai chỉ còn 350g. Được khoảng 8 tuần thì trọng lượng rút xuống chỉ bằng trọng lượng tử cung lúc bình thường là 60-80g.
Đồng thời, sau khi đã xổ nhau, niêm mạc tử cung theo ra cùng với máu sinh, thành tử cung lại mọc lên lớp niêm mạc mới. Trong khoảng 10 ngày sau sinh, các bộ phận khác trong tử cung lành lại. Những chỗ mạch máu bị đứt gãy thì cầm lại, những vết máu đã lưu lại trên bề mặt của nó bong ra, hoàn toàn lành lại trong khoảng từ 6-8 tuần sau khi sinh.
Khi đẻ, cổ tử cung bị giãn ra, sung huyết, hơi sưng. Khoảng 7 ngày sau khi sinh thì cổ tử cung khép lại, dần dần hồi phục, trở lại hình dạng trước kia. Sau 4 tuần thì cổ tử cung hồi phục hoàn toàn. Nhưng do bị tổn thương sau khi sinh, hình dạng của cổ tử cung từ chỗ trước kia là hình tròn thì nay trở thành hình bẹt bị rách ngang.
Bộ phận âm hộ và âm đạo do bị rách mà bị sung huyết và sưng, nếp nhăn của thành âm đạo mở ra, sau khi sinh, nó dần dần hồi phục trở lại, nhưng không thể trở lại nguyên dạng. Các tổ chức trong tiểu khung giãn ra sau khi sinh, sẽ dần dần hồi phục sau 2-3 tuần.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Về buồng trứng, khi người phụ nữ mang thai, do nhau thai tiết ra một số chất kích thích tố, làm trứng không rụng và người có thai cũng không thấy hành kinh nữa. Sau khi sinh, do nội tiết tố của nhau thai không còn, buồng trứng được khôi phục lại chức năng cũ, nang noãn mới lại bắt đầu phát triển.
Hành kinh có thể thấy lại sau khoảng 4-6 tuần. Nếu người mẹ cho con bú, hành kinh có thể đến chậm hơn. Không ít trường hợp cai sữa cho con mới thấy kinh lại.
Do có những thay đổi như vậy nên sau sinh con, để an toàn cho sức khỏe, vợ chồng cần phải kiêng từ 6-8 tuần để các cơ quan sinh sản hồi phục trở lại mới được quan hệ giao hợp.
Theo phunusuckhoe
Phương pháp kích sữa sai lầm, tưởng là có lợi nhưng không ngờ gây ra tình trạng tắc sữa ở các mẹ sau sinh
Việc kích sữa phải dựa trên các cơ sở khoa học. Nếu chỉ tin theo các cách truyền miệng dân gian, nhiều mẹ còn rơi vào tình trạng tắc sữa, mất sữa.
Chị An mới sinh con, khi tôi đến thăm, tôi thấy chị vô cùng buồn bã. Chị An từng nghĩ rằng, chị ấy sẽ có sữa cho con bú ngay sau khi con chào đời. Nhưng sự thật không như chị nghĩ. Sau khi đứa bé chào đời, chị không đủ sữa cho con bú. Đây là tình trạng chung khiến nhiều mẹ đau đầu. Chị An từng sử dụng nhiều phương pháp kích sữa. Có phương pháp hiệu quả, cũng có phương pháp không đem lại kết quả, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các mẹ bỉm sữa cần biết đâu là phương pháp kích sữa khoa học, hiệu quả và đâu là phương pháp cần tránh để không bị tắc sữa vì kích sữa sai cách.
Kích sữa cho con bú là một trong nhiều mối lo của các mẹ sau sinh (Ảnh minh họa).
Các phương pháp kích sữa mẹ sai lầm
1. Ăn canh gà mái hầm
Hiện nay, nhiều vùng địa phương, người già vẫn giữ thói quen hầm canh gà mái cho phụ nữ sau khi sinh. Họ nghĩ rằng, canh gà mái hầm bổ dưỡng, lợi sữa, có lợi trong việc hồi phục thể trạng của phụ nữ nuôi con nhỏ. Nhưng thực tế, trong canh gà mái hầm chứa hàm lượng lớn estrogen. Lượng estrogen nạp vào cơ thể càng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiết sữa của tuyến vú, gây ra tình trạng ít sữa, thậm chí tắc sữa. Sau khi sinh, các mẹ chỉ nên ăn canh gà trống hầm.
Khi cơ thể các mẹ không thể hấp thu nhiều loại canh bồi bổ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa).
Các chuyên gia lý giải trong cơ thể gà trống chứa androgen có tác dụng đối đầu với estrogen, đặc biệt trong "quả kê" gà trống có lượng androgen đáng kể. Vì vậy, sau khi sinh nếu ăn con gà trống hầm, ăn cả "quả kê", nhất định sẽ làm cho sản phụ nhiều sữa.
Ngoài ra, chất béo trong gà trống ít, không dễ gây béo phì, trẻ cũng không vì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ quá nhiều làm cho tiêu hóa không tốt hay bị đau bụng đi ngoài.
2. Chỉ ăn các loại canh hầm, không ăn thịt
Sau khi sinh, nhiều mẹ nóng vội thúc sữa bằng cách bồi bổ nhiều loại canh hầm như: canh cá, canh chân giò, canh gà, điều này là sai lầm. Bởi sau khi sinh, dạ dày của các mẹ vẫn còn yếu. Khi cơ thể các mẹ không thể hấp thu nhiều loại canh bồi bổ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Trong canh hầm có hàm lượng chất béo cao, sẽ gây ra tình trạng tắc sữa mẹ. Sau khi sinh, khẩu phần ăn của các mẹ nên có thịt và ăn uống điều độ.
3 phương pháp kích sữa mẹ đúng đắn
Hiện nay, có 3 phương pháp kích sữa khoa học mà các mẹ cần biết: massage, sử dụng thuốc Đông y hoặc thực phẩm bổ sung và cho trẻ bú mút.
1. Massage kích thích tiết sữa
Phương pháp massage là phương pháp hiệu quả trong việc kích thích tuyến vú tiết sữa. Nhưng nhiều mẹ không thể nắm vững phương pháp massage kích sữa, bởi phương pháp này đòi hỏi đúng kĩ thuật thì lượng sữa mẹ mới về nhiều.
Massage đúng kĩ thuật thì lượng sữa mẹ mới về nhiều (Ảnh minh họa).
2. Sử dụng thuốc Đông y hoặc thực phẩm bổ sung
Sử dụng thuốc Đông y và thực phẩm bổ sung là phương pháp phù hợp với nhiều mẹ. Tuy nhiên, mẹ phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y. Phải sử dụng nguyên liệu đã qua gia công, liều lượng thích hợp do thầy thuốc kê toa. Không được tự ý sử dụng thuốc Đông y nếu không có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
3. Cho trẻ bú mút thường xuyên
Mẹ có thể sử dụng phương pháp cho trẻ mút sữa để "gọi" sữa về. Khi trẻ mút sữa, tuyến vú của mẹ sẽ kích thích tiết ra nhiều sữa. Lượng sữa nhiều hay ít còn phụ thuộc phần lớn vào tâm trạng của mẹ. Trong giai đoạn cho trẻ bú sữa, nếu tâm trạng của mẹ vui vẻ thì lượng sữa tiết ra càng dồi dào.
Nguồn: Sohu
Thực phẩm dễ ảnh hưởng đến thai nhi Đu đủ, rau bồ ngót, gan động vật, thịt tái sống... bà bầu nên hạn chế ăn. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không thích hợp với bà bầu. Đu đủ , dứa Đu đủ có tác dụng kích thích tuyến sữa và cung cấp nhiều đạm cho phụ nữ sau sinh....