Thay đổi mức trích nộp lệ phí hàng hải
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải.
Dự thảo Thông tư quy định: Người nộp phí, lệ phí hàng hải phải nộp và thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trước khi tàu thuyền được cảng vụ hàng hải cấp phép rời khu vực hàng hải. Trường hợp người nộp phí, lệ phí là doanh nghiệp chủ tàu Việt Nam sở hữu tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có cam kết hoặc ký quỹ bằng hình thức phù hợp, thì được chậm nộp phí trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng.
Các chủ tàu khác nếu có ký quỹ bằng hình thức phù hợp thì được chậm nộp phí trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng.
Phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với trường hợp phương tiện neo đậu dài ngày từ 1 tháng trở lên tại khu vực hàng hải, người nộp phí thực hiện nộp phí theo tháng, thời hạn nộp trong ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp. Trường hợp phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật được làm thủ tục vào, rời cảng biển một lần lúc rời cảng thì được nộp và thanh toán một lần theo chuyến khi làm thủ tục rời cảng.
Người nộp phí có thể nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào tài khoản của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại); hoặc nộp bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định.
Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17 như sau: Các cảng vụ hàng hải được để lại 50% (quy định hiện nay là 57%) tiền phí thu được để trang trải chi phí theo quy định và nộp 50% (quy định hiện nay là 43%) tiền phí thu được vào ngân sách trung ương.
Số tiền phí để lại được quản lý và sử dụng theo quy định, trong đó các khoản chi giữ nguyên như hiện hành, chỉ bổ sung khoản chi điều tra tai nạn hàng hải vào khoản chi nhiệm vụ không thường xuyên của các cảng vụ hàng hải.
Theo Báo điện tử Chính Phủ
Mua bán quốc tịch - ngành công nghiệp tỷ USD gây tranh cãi
Nhiều quốc gia như Vanuatu đang bán quốc tịch cho người nước ngoài có nhu cầu, chủ yếu từ Trung Quốc, để lấy thị thực vào châu Âu du lịch, mua bất động sản và kinh doanh.
Quốc tịch là thứ mỗi người sinh ra đã có, nhưng giờ đây bạn hoàn toàn có thể mua được quốc tịch, hay từ bỏ quốc tịch. Đây cũng là một hình thức đầu tư.
Khoảng 50 năm trước, rất ít quốc gia cho phép công dân có hai quốc tịch, nhưng hiện nay gần như tất cả quốc gia đều cho phép điều này, theo BBC.
Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới hiện có các chương trình đầu tư về quốc tịch. Theo nhận định của luật sư người Thụy Sĩ Christian Kalin, đây là ngành công nghiệp toàn cầu mang lại 25 tỷ USD mỗi năm.
Video đang HOT
Giờ đây, hộ chiếu và quốc tịch là thứ có thể mua bán. Ảnh: Getty.
Quan niệm truyền thống về quốc tịch đã "lỗi thời"?
Ông Kalin, người được mệnh danh là "Quý ngài Hộ chiếu", giữ chức chủ tịch của Henley & Partners, một trong những gã khổng lồ của thế giới trong thị trường đang phát triển nhanh chóng này. Henley & Partners giúp các cá nhân giàu có và gia đình của họ có quyền cư trú hoặc quyền công dân ở các quốc gia khác.
Ông Kalin cho rằng quan niệm truyền thống về quốc tịch của chúng ta đã "lỗi thời". "Đây là một trong số ít những yếu tố còn lại trên thế giới gắn liền với dòng máu hoặc nơi bạn sinh ra", luật sư Kalin nói và cho rằng rất nên cân nhắc lại vấn đề này.
"Thật siêu bất công", ông Kalin nói và giải thích rằng chúng ta sinh ra ở đâu không ảnh hưởng đến tài năng hay kỹ năng của bản thân, mà đây là điều "hoàn toàn hên xui".
"Có gì là sai chứ khi coi quyền công dân như quyền của thành viên, và có gì sai khi thừa nhận những người có tài đóng góp cho nước mình?", ông Kalin đặt câu hỏi.
Nhiều người ủng hộ lập luận của luật sư người Thụy Sĩ. Tuy nhiên, số khác cho rằng quốc tịch là thứ gắn liền với bản sắc. Coi nó như một mặt hàng là không phù hợp.
Vanuatu, đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương, đưa ra chương trình công dân mới bốn năm trước. Kể từ đó, mua bán hộ chiếu trở thành nguồn thu lớn nhất của chính phủ.
Đối với nhiều người có hộ chiếu Vanuatu, nguyện vọng lớn nhất là được miễn thị thực du lịch khắp châu Âu. Hầu hết người nước ngoài có hộ chiếu Vanuatu thậm chí chưa từng bước chân vào đất nước này.
Thay vào đó, họ nộp đơn xin quyền công dân tại các văn phòng ở nước ngoài, như PRG Consulting. Đây là công ty môi giới quốc tịch Vanuatu được cấp phép, có trụ sở tại Hong Kong.
Vanuatu có chương trình bán quốc tịch cho người nước ngoài. Ảnh: BBC.
Nhu cầu bùng nổ từ thị trường Trung Quốc
Hong Kong là một trong những thị trường mua bán quốc tịch lớn nhất thế giới. "Họ không cảm thấy an toàn (ở Trung Quốc). Họ muốn vào châu Âu để mở tài khoản ngân hàng, mua bất động sản hay kinh doanh", doanh nhân MJ chuyên môi giới quốc tịch nói với BBC, đề cập đến khách hàng của mình.
Mua bán quốc tịch là thị trường toàn cầu có tính cạnh tranh cao. Đối với nhiều nước nhỏ và đảo quốc, đặc biệt là ở vùng biển Caribbean, giá cho một cuốn hộ chiếu vào khoảng 150.000 USD. Hộ chiếu Vanuatu được cho cũng có mức giá này.
Quốc tịch của các nước phát triển có giá cao hơn cả, như hộ chiếu Anh là 2,5 triệu USD, Mỹ là từ 500.000 đến 1 triệu USD, Bulgaria là 560.000 USD, Tây Ban Nha là 550.000 USD...
Ông MJ cho biết có thể lấy được hộ chiếu Vanuatu "rất nhanh", chỉ cần đợi 30 ngày, và đây là lý do khiến nhiều người lựa chọn hộ chiếu Vanuatu.
Tuy nhiên, ông Kalin và nhiều chuyên gia khác cảnh báo rằng Vanuatu nổi danh là quốc gia tham nhũng. Kết quả là, công ty Henley & Partners và nhiều công ty khác không hợp tác với chương trình quốc tịch của Vanuatu.
Tuy nhiên, nhu cầu của người Trung Quốc vẫn tăng cao. Vài năm trước, đài truyền hình Hong Kong phát đoạn quảng cáo bắt mắt về quốc tịch Vanuatu, đất nước là điểm đến của nhiều khách du lịch Trung Quốc đại lục mỗi năm.
Giờ đây, trong số 10 người có hộ chiếu Vanuatu, chỉ có một người từng đến thăm quốc đảo này, ông MJ nói.
Bất cập đối với người dân địa phương
Port Vila, thủ đô của Vanuatu, là thành phố đầy những hình ảnh tương phản. Đường phố thường ngập lụt và đầy ổ gà. Không có đèn giao thông và tình trạng tắc nghẽn đang trở nên tồi tệ hơn do ngày càng nhiều ôtô hạng sang xuất hiện.
Nơi đây là thiên đường thuế và cũng bị Liên minh châu Âu liệt vào "danh sách đen" về vấn đề minh bạch và tham nhũng. Người dân Vanuatu có quốc tịch từ năm 1980, khi đất nước giải phóng.
Cựu thủ tướng Barak Sope của Vanuatu. Ảnh: BBC.
"Đến năm 1980 tôi mới có hộ chiếu. Tôi phải đi du lịch với một mảnh giấy mà người Anh và người Pháp đưa cho tôi. Thật là nhục nhã", cựu thủ tướng Barak Sope của Vanuatu nói.
Ông Sope cho rằng việc mua bán quốc tịch Vanuatu là "phản bội" và chỉ ra cơn lũ đầu tư của Trung Quốc đổ về khu vực này. "Người Trung Quốc giàu hơn chúng tôi rất nhiều", ông nói với vẻ bực bội.
Nhiều người bản địa Vanuatu như ông Sope chỉ trích Trung Quốc bởi các công ty của nước này chi phối nền kinh tế và chỉ sử dụng lao động Trung Quốc.
"Chúng ta phải đánh giá Vanuatu trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia khác bán hộ chiếu để kiếm sống, chúng tôi không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mua bán hộ chiếu mang lại rất nhiều tiền cho Vanuatu", ông Bill Bani, người môi giới quốc tịch làm việc cho chính phủ, nói.
Anne Pakoa, nhà lãnh đạo địa phương ở Vanuatu, cho rằng người dân không được hưởng lợi gì từ việc mua bán hộ chiếu dù trước đó, chính quyền cam kết chương trình này sẽ giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nhà dân bị tàn phá trong cơ bão Pam năm 2015.
"Tổ tiên của chúng tôi đã hy sinh để đổi lấy tự do. Nhưng giờ mọi người lại có cùng một cuốn hộ chiếu xanh như của tôi chỉ với 150.000 USD? Tiền đi đâu hết? Tôi nghĩ rằng chương trình này nên dừng lại", bà nói.
Bà Anne Pakoa phản đối chương trình bán quốc tịch của Vanuatu. Ảnh: BBC.
Trước nhu cầu bùng nổ từ thị trường Trung Quốc, Dan McGarry, người điều hành tờ báo địa phương, cho rằng thật khó tin chính phủ có thể sớm thay đổi chính sách này.
Tiền bán hộ chiếu hiện chiếm hơn 30% thu nhập của Vanuatu. "Đối với một đất nước nhỏ bé như chúng tôi, đây là vấn đề lớn. Nhưng chúng ta phải tự hỏi, đây có phải là điều đúng đắn không? Có gì sai không khi bán quyền chủ quyền của chúng ta cho người trả giá cao nhất?", ông McGarry nói.
Đây là câu hỏi mà nhiều quốc gia, không chỉ Vanuatu, sẽ phải vật lộn để trả lời trong bối cảnh thế giới ngày một toàn cầu hóa.
Luật sư Kalin, từ công ty Henley & Partners, cho rằng: "Việc có được quốc tịch thông qua mua bán và các chương trình di cư chỉ là sự phản ánh về thế giới, nơi mọi thứ đang trở nên linh hoạt hơn".
Hương Ly
Theo Zing.vn
Tàu 3 ngàn tấn sắp chìm, sẵn sàng ứng phó tràn dầu Tàu chở hơn 3.000 tấn clinke bị tràn nước vào hầm tàu và sắp bị đắm; toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người đã an toàn. Ngày 25-9, ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản hỏa tốc gởi Sở TN&MT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải về việc tàu...