Thay đổi mô hình vận hành doanh nghiệp từ việc áp dụng các nền tảng
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm mô hình hoạt động cho đơn vị mình, theo hướng có khả năng làm việc tại nhiều nơi cho hiệu quả, nhằm bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Văn phòng tại một đơn vị làm việc theo chế độ giãn cách từ xa.
GS. TS Bùi Tùng – Giám đốc điều hành chương trình MBA cấp cao của trường Kinh doanh Shidler, Đại học Hawaii tại Việt Nam nhận định, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại các nước áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào vận hành và làm việc từ xa. Ví dụ như tại Mỹ, 83% các công ty bắt buộc làm việc từ xa.
Còn kết quả khảo sát hơn 350 doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, đã có 38% số doanh nghiệp bắt đầu sử dụng mô hình “nửa văn phòng nửa làm việc từ xa”, 27% giảm số lượng nhân viên làm việc trong văn phòng, và chỉ 8% chưa công nhận làm việc từ xa có hiệu quả. Như vậy cũng là một sự thay đổi đáng kể vì trong quý 4 năm 2020, kết quả khảo sát cho thấy đa số các công ty vẫn muốn nhân viên làm việc tại công ty, chỉ 11% khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà.
Nhưng để làm việc từ xa hiệu quả, các đơn vị cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để quản lý luồng công việc. “Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những điều kiện quan trọng cho làm việc từ xa, bao gồm phải có phương thức liên lạc tối ưu hóa, công nghệ tốt và tư duy của công ty (hỗ trợ tinh thần, động viên những người làm việc từ xa). Thế giới đang sống trong thời điểm có nhiều thay đổi, khó có thể tính toán trước được, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu trước đây, các đơn vị thường tập trung vào hiệu quả tăng trưởng thì nay sẽ phải tập trung vào các mô hình vận hành phục hồi, kinh doanh không gián đoạn. Trước khi áp dụng công nghệ thông tin, làm việc ở bất cứ đâu (WFA) doanh nghiệp cần nghĩ đến thay đổi mô hình kinh doanh của mình”, GS.TS Bùi Tùng chia sẻ.
Chiến lược làm việc ở bất cứ nơi nào đang có một số mô hình sau: Mô hình WFH – Làm việc tại nhà; Mô hình satellite office – văn phòng vệ tinh thuộc công ty; Mô hình Neighborhood – văn phòng chia sẻ; Mô hình Mobile worker – làm việc di động.
Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng làm việc từ xa thì phải tạo ra được văn hóa để mọi người sẵn lòng làm việc từ xa. Trước khi cho nhân viên làm việc từ xa, doanh nghiệp nên tạo cho họ các kỹ năng công nghệ và kỹ năng làm việc để họ có thể chủ động làm việc được. Nếu hội tụ được các điều kiện như tạo được kỹ năng tốt, văn hóa, công nghệ tốt thì năng suất công việc vẫn tăng trưởng rất tốt.
Chia sẻ sự khủng hoảng ngay chính doanh nghiệp mình khi bùng phát dịch, ông Phạm Duy Phúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FTI, thuộc FPT Telecom) cho biết, dịch COVID-19 xuất hiện khiến mọi thứ đều trở nên bị động. FTI gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt trong ngành giáo dục, du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Song do thích ứng nhanh, ngay từ năm 2020, công ty đã số hóa toàn bộ quy trình hoạt động, tiến hành tái cấu trúc tổ chức và mô hình kinh doanh phù hợp với tình hình mới và đã thu nhận được kết quả tốt.
Bên cạnh đó, FTI xác định tài sản lớn nhất chính là con người, nhân sự, phải đảm bảo an toàn cho nhân viên để khi họ gặp vấn đề có thể được hỗ trợ ngay. Đồng thời, đơn vị xây dựng tình huống khi có nhân sự bị nhiễm bệnh, xây dựng quỹ đóng góp tự nguyện, động viên tinh thần, giữ mối liên lạc với nhân viên…
Để có thể đạt hiệu quả cao khi làm việc tại nhà, theo ông Phạm Duy Phúc cần đặt ra kỳ vọng rõ ràng cho nhân viên như giao việc phải rất cụ thể, có yêu cầu về kết quả đạt được, đồng thời phải phản hồi nhanh chóng cho nhân viên, hỗ trợ cho họ kịp thời.
Video đang HOT
Còn ông Nguyễn Bằng, Giám đốc nhân sự 365 Group đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng công nghệ và nhiều phần mềm khác nhau để bảo đảm hoạt động thường ngày. Để quản lý nhân sự trong giai đoạn dịch, đơn vị sử dụng nền tảng Base HRM, giúp giải quyết được từ 60-70% hạng mục công việc, nhân viên thấy được giá trị ứng dụng công nghệ thông tin và có thể làm việc và chấm công tại nhà mà vẫn duy trì và đạt được các mục tiêu, dự án mới.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn chế về nguồn lực và tài chính song khả năng xoay chuyển nhanh và linh hoạt, đó chính là lợi thế lớn. Ở Việt Nam, công ty dạng này dễ dàng chuyển đổi số hơn và khó khăn nhất chính là tính hệ thống hóa.
Theo khảo sát mới đây từ FPT, với tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, trên 60% doanh nghiệp khẳng định sẽ xây dựng và triển khai chính sách làm việc từ xa cho nhân viên. Hơn 91% doanh nghiệp đã thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai công nghệ để đảm bảo kinh doanh liên tục. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là tối ưu quy trình cộng tác nội bộ, quản lý đánh giá phát triển nhân sự và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ.
Để xây dựng môi trường làm việc từ xa với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ công cụ cần thiết, thiết lập quy trình làm việc online, xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh an toàn và đưa dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm, đầu tư để hình thành văn hóa làm việc trực tuyến cho toàn bộ nhân viên.
Ở nhà mùa dịch, vợ đòi ly hôn chồng sau tin nhắn hỏi về bức ảnh cưới và màn "vạch mặt" thẳng tay gã phản bội!
"Vừa nghe xong thế cô gái tỏ ra bàng hoàng và xin phép xin số điện thoại gọi qua. Mình linh cảm thấy chuyện không lành nên khá hồi hộp, cũng đồng ý gửi số", cô vợ kể.
Có những sự thật phải đến khi mắt thấy tai nghe người ta mới biết bản thân gặp phải. Nói gì thì nói, rơi vào tình huống ngẫu nhiên phát hiện chồng ngoại tình ai mà tưởng tượng và bình tĩnh nổi.
Những ngày qua, nhiều người làm việc tại nhà do dịch bệnh. Và đó cũng là lí do khiến nhiều sự việc ngoài sức tưởng tượng xảy đến.
Cô vợ bỗng "nổi tiếng"
Một cô vợ kể câu chuyện của gia đình mình. Hai vợ chồng vừa kết hôn được 3 tháng thì dịch bệnh diễn ra. Vì công việc của cô ở nhà làm vẫn ổn nên công ty cho làm online tại nhà.
"Những ngày ở nhà mình lại đam mê với bếp núc, nấu nướng. Ngày xưa mình có học làm bánh ngọt và còn làm bán online một thời gian. Bẵng đi một thời gian dài bận rộn công sở mình không làm nữa. Tuy nhiên, độ này lại có thời gian, mình cũng muốn thể hiện cho chồng thưởng thức. Bởi thế, ngày ngày mình làm bánh, nấu đồ ăn rồi trình bày đẹp, đăng lên group nấu nướng trên facebook", cô vợ chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Theo cô, hai vợ chồng yêu nhau đã gần 2 năm và tiến đến kết hôn. Chồng cô điển trai, có sự nghiệp riêng và rất biết cách ăn nói. Hai vợ chồng cưới xong thì nhà xe đẩy đủ. Cuộc sống của cô những tưởng như vậy là viên mãn nhưng không hề.
Cô kể: " Nói thật đến giờ phút này kể lại chuyện xảy đến, mình vẫn thấy bực bội trong lòng. Yêu nhau, vun đắp cho nhau suốt thời gian qua, đến khi về chung một nhà rồi mình lại bị 'cắm sừng' mà không hề hay biết. Mình kể với ai thì người ta cũng bảo coi như may mắn đã sớm lật được bộ mặt thật của chồng" .
Không rõ câu chuyện thế nào mà người vợ tỏ ý phẫn nộ đến vậy. Hãy cùng tiếp tục theo dõi câu chuyện này.
Những tin nhắn tình cờ chứa sự thật gây sốc
Theo đó, vì ngày ngày nấu nướng, chụp ảnh rồi đăng lên group có cả triệu lượt theo dõi trên facebook nên cô cũng tự nhiên nổi tiếng. Cô có thêm lượt follow hơn. Bình thường bài đăng khoe đồ ăn cũng nhận về nhiều tương tác.
Bởi vậy, cô mở công khai cho các bài đăng trên trang cá nhân chứ không để hạn chế, chỉ cho phép bạn bè xem như cũ nữa.
" Cũng vì việc công khai hình ảnh này mình mới phát hiện sự thật. Theo đó, một hôm có cô gái nhắn tin cho mình để xin được nói chuyện. Cô gửi tấm ảnh cưới của hai vợ chồng mình qua rồi rụt rè: 'Chị ơi, đây là ảnh chụp thật hay anh chị làm mẫu ảnh ạ?'. Mình cũng thoải mái trả lời là ảnh cưới của hai vợ chồng. Bọn mình cưới nhau được vài tháng thôi. Ngoài ra trên facebook còn có ảnh ăn hỏi, rước dâu đầy đủ.
Vừa nghe xong thế cô gái tỏ ra bàng hoàng và xin phép xin số điện thoại gọi qua. Mình linh cảm thấy chuyện không lành nên khá hồi hộp, cũng đồng ý gửi số.
Sau đó, cả một sự thật được phơi bày. Cô gái nói rằng tình cờ lướt facebook thấy bài đăng của mình nên vào xem. Chú rể trong tấm ảnh cưới của mình chính là bạn trai mà cô đã yêu 6 tháng qua.
Mình nghe mà bàng hoàng hỏi dồn dập. Cô gái nói luôn được tên tuổi và nghề nghiệp của chồng mình", cô vợ kể.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, lúc đó cô vẫn không hoàn toàn tin tưởng và cho rằng đây có thể là ai đó bày trò. Cô gái kia ngay lập tức gửi qua một số hình ảnh do cô và "bạn trai" nhắn cho nhau. Có cả hình selfie của cả hai, hình họ ở nhà nghỉ hay đi du lịch cùng nhau.
Cô hỏi rõ ngày tháng, nhận ra thời gian ở chuyến du lịch trùng với lịch công tác 1 tuần chồng cô đi lần trước. Cô bé kia vẫn lắp bắp nói rằng hoàn toàn không biết người yêu đã có vợ và tuyên bố sẽ cắt đứt luôn. Cô vợ bảo cô bé chờ đến sáng mai, để tối nay bản thân cô giải quyết dứt khoát đã.
Cô chia sẻ: " Tối đó chồng về nhà, mình hỏi anh có biết nick facebook T.L là ai không thì anh ta tái mặt luôn. Lúc đó mình bật cười, đưa ra lá đơn ly hôn mời anh ta kí.
'Lúc vợ tất bật chuẩn bị đám cưới thì anh viện cớ công tác để đi du lịch với bồ. Tôi đúng là mắt mù mới đồng ý lấy anh. Coi như đời tôi đen đủi vớ phải tên chẳng ra gì', mình nói và lên phòng lấy vali về nhà đẻ".
Theo cô, những ngày sau chồng cô vẫn đến xin lỗi, quỳ ở cổng nhà xin xỏ nhưng cô chẳng quan tâm. Những gì xảy đến mấy ngày qua là quá đủ rồi.
Muốn người khác không biết thì tốt nhất mình đừng làm. Những người đàn ông phản bội rồi cuối cùng cũng chẳng che giấu được hành vi của mình đâu!
Áp lực tâm lý của người trẻ mùa giãn cách: Người trầm cảm không thể sáng tác, người phải tìm đến thiền để tránh "nổ tung" Khối lượng công việc nhiều đột biến do WFH, bí bách vì cảm thấy bị mất kết nối, không thể sáng tác do mất sạch cảm hứng - đây chỉ là một số ít những vấn đề mà người trẻ gặp phải trong những ngày giãn cách dài. "Mày ơi, tao sắp không chịu nổi rồi...". Cô bạn thân nhắn cho tôi vào...