Thay đổi lạ trên khuôn mặt cảnh báo bất thường sức khỏe
Vàng da, phát ban hình bướm, mọc lông khác thường, liệt nửa mặt… cảnh báo bạn có vấn đề về sức khỏe.
Ảnh minh họa
Theo WebMD, biết cách quan sát những bất thường trên khuôn mặt để thăm khám kịp thời là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Da và mắt vàng
Đây là dấu hiệu của bệnh vàng da. Hiện tượng này xảy ra khi trong quá trình cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu mới, gan không thể xử lý được các tế bào hồng cầu cũ đã bị vỡ. Ở những đứa trẻ được sinh ra trước 38 tuần, vàng da khá phổ biến và thường vô hại, bởi vì chức năng gan của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.
Đối với người lớn, vàng da có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm virus (viêm gan, bạch cầu đơn nhân), gan, túi mật hoặc tuyến tụy có vấn đề hoặc liên quan đến việc lạm dụng rượu.
Nốt ruồi là những đốm hoặc nốt có màu tối trên da. Hầu hết nốt ruồi mọc trên cơ thể chúng ta đều vô hại. Tuy nhiên, khi nốt ruồi có màu sắc không đều, kích thước lớn hơn hạt đậu, bị thay đổi trong thời gian ngắn, lởm chởm không đối xứng thì cần phải khám ngay lập tức vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư
Những vết loét xung quanh môi và miệng rất có thể do virus herpes tuýp 1 gây ra. Các vết loét có thể bùng phát khi chúng ta bị ốm, lo lắng, mệt mỏi hoặc ở ngoài nắng quá lâu. Những vết loét này thường tự khỏi, nhưng nếu hiện tượng này thường xuyên và gây khó chịu, bạn có thể dùng thuốc.
Thỉnh thoảng chúng ta bị khô hoặc nứt môi, đặc biệt là vào mùa đông. Môi khô cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe, như mất nước hoặc phản ứng khi cơ thể bị dị ứng hay phản ứng với thuốc, chẳng hạn như steroid.
Phát ban hình bướm
Hầu hết cơn phát ban đều không nghiêm trọng và tự khỏi, nhưng phát ban hình bướm là một hiện tượng không bình thường. Nó che phủ cả hai má trong hình dạng của một con bướm. Đó là dấu hiệu phổ biến của bệnh lupus. Căn bệnh này làm cho hệ miễn dịch của bạn tấn công các mô và cơ quan của chính bạn. Bạn có thể bị sốt, đau nhức, cứng khớp và ngón tay chuyển sang màu xanh khi lạnh.
Mọc lông ở những nơi khác thường
Ở phụ nữ trẻ, mọc lông dài trên khuôn mặt có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây khó khăn việc mang thai.
Video đang HOT
Các bác sĩ gọi đó là chứng sa mí mắt. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Trường hợp nghiêm trọng, mí mắt có thể chặn tầm nhìn của bạn. Hiện tượng này thường vô hại, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề với não, dây thần kinh hoặc hốc mắt.
Nếu hiện tượng xảy ra trong vài ngày hoặc vài giờ, hoặc xuất hiện triệu chứng song thị – nhìn đôi, cơ bắp yếu, khó nuốt hoặc đau đầu cần khám bác sĩ vì đó rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Liệt nửa mặt
Hiện tượng này xảy ra khi một dây thần kinh kiểm soát các cơ trên khuôn mặt bị chèn ép hoặc bị sưng. Nó diễn ra trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày và thường làm suy yếu một bên mặt của bạn. Bạn cũng có thể bị đau ở hàm và sau tai. Thông thường, hiện tượng này không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện trong 3 đến 6 tháng.
Ngoài ra, liệt mặt đi kèm với các triệu chứng khác. Cần đến bệnh viện ngay nếu phần dưới của khuôn mặt của bạn đột nhiên bị tê liệt, tê hoặc yếu ở tay hoặc chân, nói chậm, nhìn đôi, chóng mặt hoặc khó nuốt.
Nốt màu vàng trên mí mắt của bạn
Những vết sưng màu vàng nổi lên trên và xung quanh mí mắt được gọi là xanthelasmata. Những nốt vàng này được tạo nên từ cholesterol, thường không gây nguy hiểm hoặc đau đớn nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nhiều khả năng bị bệnh tim.
Đôi mắt sưng húp
Bọng mắt có thể chứa đầy chất lỏng khiến mắt trông sưng húp. Hiện tượng này có thể là do thời tiết nóng ẩm có thể khiến cơ thể bạn giữ nhiều nước hơn , cũng có thể vì thiếu ngủ hay do ăn quá nhiều thức ăn mặn hoặc do thay đổi hormone. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn đối với người già vì các cơ nâng đỡ mí mắt yếu đi. Nếu mắt bạn đỏ và ngứa, đó có thể là do dị ứng với thực phẩm, phấn hoa, trang điểm, nước hoa, sữa rửa mặt hoặc nhiễm trùng như đau mắt đỏ.
Nám
Nám có thể được kích hoạt bởi những yếu tố như mang thai hoặc uống một số loại thuốc tránh thai. Trong những trường hợp đó, nám thường tự biến mất sau sinh hoặc sau khi ngừng uống thuốc.
Rụng tóc
Rụng tóc thường xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào nang tóc của bạn. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích tóc mọc trở lại.
Thùy An
Theo VNE
9 mẹo chữa bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng mọi người vẫn làm hằng ngày
Nhiều cách chữa bỏng, chữa cảm lạnh hay đau răng không hề có lợi cho sức khỏe nhưng vẫn được truyền tai nhau.
1. Cách chữa bỏng bếp
Khi bị bỏng bạn thường nghe cha mẹ hoặc ai đó mách nước nên cho bơ hoặc dầu vào vùng da tổn thương nhưng việc này có hại nhiều hơn là lợi. Nếu bạn bị bỏng, ngay cả khi nguồn bỏng không tiếp xúc với da nữa thì tổn thương vẫn tiến triển trong một khoảng thời gian cho đến khi da nguội dần. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên nên xả vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát (không phải nước lạnh) chảy chậm.
Sử dụng bơ hoặc dầu sẽ làm chậm quá trình làm mát và vết bỏng càng đau đớn hơn.
2. Điều trị mụn trứng cá và vết loét
Việc thoa kem đánh răng lên mụn trứng cá được rất nhiều người áp dụng và thực sự nó có kết quả vì baking soda trong kem đánh răng làm khô lỗ chân lông và giảm sưng tại chỗ. Tuy nhiên, các thành phần khác trong kem đánh răng như cồn, tinh dầu bạc hà và hydro peroxide lại có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là khi da đang bị tổn thương.
3. Chữa cảm lạnh
Mẹo chữa cảm lạnh bằng cách súc miệng với nước súc miệng thực sự không có hiệu quả. Các bác sĩ cho rằng bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị cảm.
Khi bạn bị đau họng, nước súc miệng sẽ kích thích vùng da bị viêm và gây cảm giác khó chịu. Uống nhiều nước ấm và nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn.
4. Cắt mụn cóc
Một số người sử dụng kéo, dao hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác để cắt bỏ mụn cóc. Bạn tuyệt đối không nên làm như vậy vì da dễ bị nhiễm trùng. Hãy đi khám để có cách điều trị an toàn và phù hợp nhất.
5. Chữa đau răng
Mặc dù khi uống whisky bạn sẽ cảm thấy đỡ đau răng nhưng nó lại chứa chất kích thích không có lợi nếu uống quá nhiều. Do đó, đừng lạm dụng loại đồ uống này để chữa đau răng mà nên dùng phương pháp điều trị nha khoa.
6. Các bệnh răng miệng khác
Một số người còn lấy thuốc giảm đau đầu chà lên vùng nướu bị sưng để giảm đau nhưng việc này không hề tốt vì nướu có thể bị bỏng hóa chất. Khi mắc các bệnh răng miệng bạn càng đi khám sớm càng tốt vì chúng sẽ diễn biến xấu khi để lâu.
7. Dùng dầu thầu dầu để chuyển dạ nhanh
Để việc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, nhiều người rỉ tai nhau rằng bà bầu nên dùng dầu thầu dầu. Nhưng thực tế là loại dầu này chỉ có lợi với cơ thể người mẹ chứ không tác động đến việc chuyển dạ.
Dầu thầu dầu chỉ có tác dụng chữa chứng táo bón hiệu quả.
8. Lấy ráy tai
Việc lấy ráy tai bằng cách xông nến đã trở nên phổ biến nhưng khoa học chứng minh phương pháp này làm ảnh hưởng màng nhĩ vì sáp và tro bụi đóng mảng trong tai khiến màng nhĩ làm việc kém hiệu quả. Ngoài ra cách xông nến còn khiến ống tai có nguy cơ nhiễm trùng.
9. Diệt chấy
Rất nhiều người đã dùng dầu hỏa, xăng dầu hay cả thuốc trừ sâu để thoa lên tóc nhằm loại bỏ chấy. Nhưng tất cả những cách này đều nguy hiểm vì các nguyên liệu đó chứa độc tố cao, không được phép dùng trên da.
Một số cách khác an toàn như dùng vaseline, dầu olive thì lại không hề có tác dụng.
Vậy là thế nào để loại trừ chấy an toàn? Bạn không có cách nào ngoài việc nhờ tớ sự can thiệp của y khoa hoặc đơn giản là đi ép tóc.
Theo Trúc Anh/Dân Việt (Brightside)
Cô gái 28 tuổi hoại tử, suýt phải cắt cụt hai chân vì tiêm tan mỡ Sau khi tiêm chất tan mỡ, cô gái thấy trên bắp chân xuất hiện khối thịt cứng, ngứa và đỏ tấy, dần dần phát triển thành những vết loét, có mủ. Tiểu Lý, 28 tuổi, đến từ Trung Quốc là một người có vóc dáng cân đối nhưng lại sở hữu đôi chân to, kém thon thả. Sau khi nghe quảng cáo, cô...