Thay đổi giọng ở trẻ em có đáng lo không?
Phát hiện giọng nói trẻ thay đổi, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và thay vì lo lắng hãy tìm hiểu kỹ triệu chứng này.
Khàn tiếng chiếm khoảng 2% trong số các trường hợp trẻ em bị thay đổi giọng và đây là dấu hiệu mà các bậc phụ huynh phải lưu ý để đưa trẻ đi khám. Khàn tiếng ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, tập đọc và học ngoại ngữ… của trẻ.
90% là trẻ bị viêm thanh quản cấp
Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Chuyên gia Tai Mũi Họng, khi trẻ xác định thay đổi giọng do viêm thanh quản cấp, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị toàn thân bằng kháng sinh (nếu bác sĩ thấy cần), kháng viêm, chống dị ứng.
Trường hợp này trẻ cũng có thể được điều trị tại chỗ bằng khí dung, nhỏ thuốc thanh quản (tùy tuổi và khả năng hợp tác) và làm ấm cơ thể tại chỗ. Bệnh sẽ lui và giọng trẻ sẽ trở lại bình thường từ 7-10 ngày.
(Ảnh minh họa)
Viêm thanh quản mạn
Trong trường hợp trẻ khàn tiếng kéo dài trên 3 tháng, sẽ cần phải xem xét khả năng trẻ bị tổn thương thanh quản do trẻ “lạm dụng giọng nói” của mình. Bác sĩ sẽ khám, điều trị nội khoa và hướng dẫn cha mẹ cách phối hợp chữa bệnh và chăm sóc trẻ.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết, loại khàn tiếng này thường phải chữa lâu ngày và rất cần sự hợp tác của trẻ và cha mẹ. Theo đó, trẻ phải điều trị bằng thuốc và luyện tập.
Video đang HOT
“Trẻ phải được điều trị ngay các viêm nhiễm tại vùng mũi họng khi mới bắt đầu xuất hiện (ví dụ: ngạt mũi, chảy mũi, ho, sốt, đau họng…) vì những tác động viêm nhiễm của mũi họng sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến triển điều trị của thanh quản. Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn, giải thích để trẻ tự kiềm chế việc nói quá sức, la hét của mình”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào nói.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật nếu trẻ có tổn thương tại thanh quản rõ ràng như hạt xơ dây thanh, polip, u nang…
Xử trí hạt xơ dây thanh ở trẻ
Với những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, nếu là hạt xơ nhỏ, không ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, chỉ nên điều trị nội khoa – tức là điều trị bằng thuốc và các bài tập về phát âm kết hợp với loại bỏ dần thói quen sử dụng giọng quá thái của những trẻ bị hạt xơ dây thanh. Sau 12 tuổi, do sự phát triển của nội tiết tuổi trưởng thành, hạt xơ có thể hết.
Trường hợp trẻ tái phát hạt xơ sau phẫu thuật có thể xảy ra nếu trẻ vẫn sử dụng giọng quá mức thì khả năng tái phát lên trên 90%.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cũng cho biết, với những trẻ hạt xơ quá to, âm tạo ra không đảm bảo khả năng học tập và giao tiếp của trẻ, cha mẹ nên cân nhắc việc phẫu thuật cho trẻ. Tuy nhiên, các trường hợp này, trẻ phải được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.
Hỗ trợ trẻ tập phát âm ngay sau phẫu thuật
Trẻ sau phẫu thuật có thể điều trị duy trì tại chỗ bằng các thuốc khí dung hoặc nhỏ thuốc vào thanh quản (nếu có thể). Điều trị ngay mỗi khi trẻ có đợt viêm cấp vùng mũi họng./.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên gia Tai Mũi Họng
Theo VOV
Tiếc lọ thuốc xịt họng dùng dở, người đàn ông rát bỏng họng, mất cảm giác
Tiếc lọ thuốc xịt họng vừa mới được bác sĩ kê đơn tháng trước, ông Minh (Cầu Giấy) liền lấy ra sử dụng lại hy vọng cắt được những cơn ho mới tái phát.
Không dùng thuốc xịt họng quá 10 ngày
Đến ngày thứ 4, họng ông rát bỏng, toàn bộ vùng miệng ngứa ngáy, ăn uống hết sức khó khăn, mất cảm giác. Ông đành đến viện khám và "ngã ngửa" khi bác sĩ chỉ ra nguyên nhân là do lạm dụng thuốc xịt họng.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (BV ĐH Y Hà Nội) cho biết trường hợp của ông Minh không phải là hiếm gặp. Bởi thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản... Tuy nhiên, thay vì đi khám, đa số người bệnh tự ý mua các loại thuốc dạng xịt sử dụng sai cách... gây hệ lụy khó lường.
Theo đó, nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng đã chia sẻ về việc thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau đó nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần.
"Cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng", PGS. TS Phạm Thị Bích Đào chia sẻ.
Đáng ngại, một số khác sử dụng thuốc xịt họng... còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho, dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định gây ra hậu quả bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng.
Điều này khiến tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
PGS. TS Phạm Thị Bích Đào cho hay, có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ. Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng.
Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng - mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
"Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết", PGS. TS Phạm Thị Bích Đào nhấn mạnh.
Đặc biệt, liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày.
Do đó, để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần phải thực hiện đúng các thao tác,trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều.
Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng - hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Theo infonet
Thoái hóa khớp gối cần trị kịp thời Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra từ lúc 35 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được điều trị đúng, kịp thời. Ảnh...