Thấy dấu hiệu này khi đi đại tiện, bạn cần khám ung thư ruột ngay!
Các triệu chứng ung thư ruột có thể rất tinh vi, vì ung thư ruột giai đoạn đầu không phải lúc nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy không khỏe.
Các triệu chứng ung thư ruột có xu hướng ảnh hưởng đến thói quen đại tiện, với máu trong phân là một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất 0 ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng có một dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện trong phân. Đó là quan sát hình dạng của phân, theo Express.
Các triệu chứng ung thư ruột có xu hướng ảnh hưởng đến thói quen đại tiện, với máu trong phân là một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất.
Nhưng hình dạng của phân cũng có thể giúp phát hiện xem một người có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Nếu thỉnh thoảng mới gặp trường hợp phân khác thường thì không sao.
Nhưng nếu thường xuyên thấy phân dẹp, đặc biệt là nếu mỏng như cây bút chì, thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hoặc ung thư ruột.
Các loại ung thư này gây chứng hẹp hoặc tắc ruột, khiến ruột trở nên hẹp hơn và phân trông sẽ dẹp lại khi đi qua ruột.
Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây ra những thay đổi về kích thước và độ đặc – lỏng của phân. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng gây ra tình trạng này. Táo bón cũng làm phân nhỏ, dẹp.
Trang web của phòng khám nổi tiếng của Mỹ – Mayo Clinic, khuyên mọi người nên đi khám ngay, nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thói quen đại tiện của mình, chẳng hạn như phân hẹp hơn bình thường và kéo dài hơn 1 – 2 tuần, theo Express.
Và khuyến cáo mọi người nên đi khám ngay lập tức nếu sự thay đổi trong thói quen đại tiện có kèm theo xuất huyết trực tràng hoặc đau bụng dữ dội.
Vậy làm sao để nhận biết trường hợp nào mới là ung thư?
Hơn 90% những người bị ung thư ruột gặp phải sự thay đổi dai dẳng trong thói quen đại tiện, đại tiện ra máu và đau bụng, theo Express.
Mọi người nên đi khám ngay lập tức nếu sự thay đổi trong thói quen đại tiện có kèm theo xuất huyết trực tràng hoặc đau bụng dữ dội – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ung thư đại trực tràng
Nếu phân dẹp kèm thêm các triệu chứng sau, thì đó có thể là ung thư đại trực tràng, theo Web MD.
Có máu trong phân
Thay đổi giữa tiêu chảy, táo bón hoặc đại tiện không tự chủ
Thiếu máu
Đau bụng hoặc đầy hơi
Ăn rất ít
Sụt cân
Nôn mửa
Phân hẹp còn có thể là dấu hiệu của một loại ung thư hiếm gặp khác: ung thư hậu môn – thường là do nhiễm virus HPV (virus này thường lây truyền qua đường tình dục).
Khi đó, sẽ kèm theo các triệu chứng sau, theo Web MD:
Đau, cảm giác “đầy” ở hậu môn, xuất huyết hoặc ngứa ở hậu môn
Tiết dịch lạ ở hậu môn
Cảm thấy có cục u bên trong hậu môn
Sưng hạch bạch huyết xung quanh hậu môn
Điều quan trọng nữa là hầu hết những người gặp các triệu chứng giống như ung thư ruột không hẳn là bị ung thư ruột.
Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu gặp một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, đặc biệt khi các triệu chứng đã kéo dài hơn 4 tuần.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh giải thích, thông thường, máu trong phân còn có thể là do bệnh trĩ, đặc biệt nếu máu có màu đỏ tươi.
Máu từ đoạn trên của ruột xuống sẽ không có màu đỏ tươi. Nó có màu đỏ sẫm hoặc đen và phân trông giống như nhựa đường.
Loại xuất huyết này có nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư ruột.
Hoặc cũng có thể là do loét dạ dày gây xuất huyết.
Cách ngăn ngừa ung thư ruột
Tốt nhất là nên xét nghiệm thường xuyên.
Cắt giảm thịt đỏ và thịt chế biến, giảm chất béo bão hòa.
Ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt.
Bỏ thuốc lá.
Thường xuyên hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh, theo Express.
Cách phát hiện sớm ung thư phổi
Khi đi đại tiện, nếu có 3 triệu chứng lạ xuất hiện thì bạn nên cẩn thận vì có khả năng đó là dấu hiệu của ung thư ruột
Trong những năm gần đây, ung thư ruột đã bắt đầu trẻ hóa và tỷ lệ gia tăng người mắc cũng cao hơn so với nhiều năm trước. Vậy có dấu hiệu gì để nhận biết nguy cơ mắc bệnh này hay không?
Trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ruột đang ngày càng gia tăng. Ung thư ruột thường khởi phát ngầm từ bên trong cơ thể, trong giai đoạn đầu lại có những triệu chứng giống với biểu hiện quen thuộc của con người. Chính điều này khiến người bệnh không nhận biết được nguy cơ mắc bệnh, để bệnh bước vào giai đoạn xấu rồi mới đi kiểm tra. Lúc này, tỷ lệ sống sót là rất thấp nên các phương pháp chữa trị sẽ không có cơ hội cứu chữa cao.
Chúng ta đều biết rằng, ruột già thuộc nửa sau của đường tiêu hóa và nó kết nối trực tiếp với hậu môn. Do đó, một số dấu hiệu khác thường khi bạn đi đại tiện cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư ruột mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
1. Đi đại tiện nhiều hơn, hay bị táo bón, tiêu chảy
Nếu ngày trước nhu động ruột của bạn làm việc ổn định thì mỗi ngày bạn sẽ đi đại tiện khoảng 1 lần. Còn nếu bạn cảm thấy buồn đi đại tiện nhiều hơn và tình trạng này tăng lên tới 3 - 4 lần một ngày, kèm theo hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ruột sớm mà bạn cần chủ động kiểm tra ngay.
Trong trường hợp khối u xuất hiện ở gần hậu môn thì ruột sẽ bị co hẹp lại, khiến phân khó đào thải ra ngoài và dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nếu thành ruột bị hẹp thì quá trình phân đào thải ra cũng sẽ bị cản trở, từ đó làm ruột già phải hoạt động nhiều hơn để thúc đẩy quá trình đại tiện. Chính điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy mất kiểm soát.
2. Phân bị biến dạng
Hình dạng phân bình thường rơi xuống sẽ ở dạng hình trụ, nhưng nếu mắc ung thư ruột thì phân thải ra sẽ bị nén lại, mỏng hơn và trông nhẵn, có màu nâu. Điều này là do khối u trong ruột phát triển lớn hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết phân và làm phân không thể thải hết sạch trong một thời điểm. Hậu quả là bạn luôn có cảm giác bồn chồn, muốn vào nhà vệ sinh để giải quyết vấn đề đại tiện của mình.
3. Xuất hiện máu trong phân
Phân bình thường thải ra không hề có máu nên khi máu xuất hiện trong phân là một triệu chứng sức khỏe mà bạn không nên chủ quan coi thường. Có 2 nguyên nhân sẽ làm xuất hiện tình trạng máu trong phân, một là do bệnh trĩ và một là do mắc ung thư ruột.
Để nhận biết giữa hai căn bệnh trên thì bạn có thể quan sát tới màu sắc, lưu lượng máu thải ra. Với người mắc bệnh trĩ, máu trong phân sẽ có màu đỏ tươi. Còn người mắc bệnh ung thư ruột thường đi đại tiện ra máu kèm theo dịch nhầy và nhỏ giọt. Khi thấy hiện tượng này xuất hiện, bạn cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Vậy những người được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột, bạn nên chú ý ăn uống điều độ, không quá kiêng khem để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, hãy chú ý cung cấp những loại thực phẩm sau thường xuyên:
- Trái cây và rau xanh: giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh nguy cơ táo bón.
- Thực phẩm nhiều protein từ cá, sữa đậu nành, thịt gà nạc... Ngoài ra, khi ăn thịt nên ninh thật kỹ hoặc xay nhỏ rồi vo viên để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh nguy cơ dạ dày và đại tràng phải hoạt động quá mức.
- Thực phẩm có chứa nhiều cellulose từ khoai lang, đậu đen, rau muống...
"1 đỏ, 2 hôi, 3 đau" là dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư đáng sợ mỗi năm "giết chết" 700 nghìn người trên thế giới Ung thư ruột hiện là căn bệnh đáng sợ với 10 - 15% dân số thế giới mắc phải. Thế nên muốn phát hiện và điều trị sớm, hãy để mắt đến những thay đổi nhỏ nhất trong cơ thể. Còn được gọi là ung thư đại tràng, căn bệnh này phát triển từ lớp lót bên trong của ruột. Theo Tổ chức...