Thấy con lười ăn rau, ông bố làm ngay 1 việc chỉ mất 15 phút, con ăn thun thút còn khen ngon
Nhìn đĩa thức ăn nhiều màu sắc, được bày biện đẹp mắt ai cũng muốn được ăn chứ huống gì là trẻ em.
Trong mắt trẻ em, rau xanh giống như là một cái gì đó rất độc hại, nên hầu như đứa trẻ nào cũng lười ăn rau cho dù cha mẹ có nói gì đi chăng nữa. Bên cạnh một số bà mẹ chọn cách băm nhỏ rau, nấu lẫn vào trong thức ăn để con không nhìn thấy, thì lại có khá nhiều ông bố bà mẹ chọn cách biến rau thành một tác phẩm nghệ thuật. Nhìn đĩa thức ăn nhiều màu sắc, được bày biện đẹp mắt ai cũng muốn được ăn chứ huống gì là trẻ em.
Mới đây, một ông bố đến từ Salisbury, Wilts (Anh) tên là Michael Weeks đã lên facebook khoe một món ăn có tên là Olaf – nhân vật hoạt hình trong bộ phim Frozen (Nữ hoàng băng giá) và một món tên là Peppa Pig được làm từ thịt và các loại rau.
Olaf là nhân vật hoạt hình được làm từ sườn heo, thịt gà xay và các loại rau,
Đĩa ăn peppa pig được làm từ thịt, ớt chuông, bắp, bông cải xanh…
Đây là 2 đĩa thức ăn mà ông bố này đã tự tay làm để khuyến khích cô con gái Sylvia (4 tuổi) ăn rau. Anh Michael còn tiết lộ là con gái đã khen món ăn của bố “Ngon!”.
Anh cho biết: “Tôi luôn muốn con gái mình có bữa ăn ngon, cân đối và lành mạnh, nhưng Sylvia không chịu ăn rau. Rồi tôi lên mạng tìm hiểu xem những cha mẹ khác làm thế nào để dụ dỗ con họ ăn rau. Và tôi đã biết đến “bữa ăn hạnh phúc”. Tôi đã phải tập rất nhiều lần mới có thể tạo ra được những đĩa thức ăn như thế này. Đó là sự kết hợp giữa thịt và rau. Tất cả tạo nên một bức tranh hài hòa về màu sắc và cân bằng về dinh dưỡng. Con tôi đã rất thích những bữa ăn hạnh phúc như thế này. Việc này giúp Sylvia có thói quen ăn uống lành mạnh hơn”.
Được biết, anh Michael mới gia nhập vào “hội biến tấu món ăn cho con” chưa lâu. Anh chỉ mới bắt đầu thực hiện vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, ngay từ món ăn đầu tiên anh chia sẻ có tên là “Núi đậu phun trào bên khủng long” đã nhận được 10.000 lượt tương tác và 1.200 lượt chia sẻ.
Theo lời anh chia sẻ, món ăn này được làm từ khoai tây nghiền, gà, đậu và bông cải xanh. Món ăn này có 2 thứ mà Sylvia rất ghét là khoai tây và đậu. Nhưng nhờ cách làm sáng tạo của ông bố thông minh mà cô bé đã ăn hết phần ăn của mình.
“Thật vô cùng ngạc nhiên khi mọi người lại tới tấp khen ngợi tôi nhiều đến như vậy. Tôi nghĩ rằng các nguyên liệu để tạo nên những bữa ăn hạnh phúc này rất đơn giản, chỉ là khoai tây nghiền, thịt gà, heo, trứng, cà rốt, đậu, rau xanh… Và thời gian để thực hiện được nó cũng rất nhanh, chỉ khoảng 15 phút là xong, kể cả thời gian chế biến.
Tôi không có nhiều thời gian để làm cầu kỳ, mọi thứ tôi đều tối giản hết. Nếu mọi người có nhiều thời gian hơn, hãy học thêm những cách trang trí món ăn. Con của bạn chắc chắc sẽ rất thích thú và hào hứng”, ông bố 1 con nói.
Hãy chiêm ngưỡng những “tác phẩm nghệ thuật” mà anh Michael đã tạo ra dành riêng cho cô con gái của mình:
Sylvia đã được “ăn” nàng tiên cá rồi.
Anh Michael và con gái của mình.
Vì sao video độc hại thu hút trẻ em?
Chỉ cần mở YouTube, gõ vài từ khóa, trước mắt trẻ có vô vàn video gợi ý với nội dung tương tự từ khóa tìm kiếm, nhưng không phải video nào cũng lành mạnh.
Các kênh giải trí mang tính bạo lực tràn lan trên mạng bao vây trẻ - ẢNH: CHỤP LẠI TỪ CLIP
Từ nhân vật hoạt hình bị biến dạng... đến giang hồ mạng
Ví dụ khi gõ "Peppa Pig"(heo Peppa), một trong những nhân vật hoạt hình cho trẻ nhỏ nổi tiếng nhất thế giới thì ngoài những tập phim chính thống ra, có hàng ngàn video khác về nhân vật hoạt hình này bị bóp méo hoàn toàn. Đó là cảnh heo Peppa cha lấy dao chặt đầu heo mẹ, sau đó nhân vật chính Peppa Pig lấy súng bắn cha mình.
Hay nhân vật hoạt hình Elsa - Nữ hoàng băng giá khiến bao bạn trẻ say mê cũng bị biến dạng dưới tay của các YouTuber khi nữ hoàng này lại diễn cảnh nóng với siêu nhân nhện.
Đầy những cảnh ôm hôn, cảnh nhạy cảm, bạo lực, phản giáo dục... trong những video dành cho trẻ đăng trên các nền tảng của mạng xã hội...
Những 'hot trend' chết chóc trên mạng xã hội xúi giục trẻ em bắt chước
Vài năm trở lại đây, "giang hồ mạng" nổi lên như một hiện tượng thu hút giới trẻ, đặc biệt là con trai ở lứa tuổi vị thành niên. Những cái tên như K.B., Ngọc R., Khánh S... không mấy xa lạ, được xem như những "đại ca mạng xã hội" có kênh YouTube riêng, với hàng trăm ngàn người theo dõi.
Các kênh này thường xuyên tạo các clip trò chuyện hoặc quay lại các hoạt động thực tế như kéo một nhóm đi đòi lại công bằng cho một ai đó... Hình ảnh của họ được xây dựng như những anh hùng "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha" nên tạo được sự thu hút cực lớn, gây thích thú và không tránh khỏi việc trở thành hình mẫu trong một bộ phận trẻ vị thành niên.
Không chỉ tràn lan những clip của "giang hồ mạng" mà trên YouTube còn xuất hiện hàng loạt "giang hồ phim ảnh", với nội dung là các băng nhóm giang hồ tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau...
Video độc hại tràn lan trên mạng, thu hút hàng triệu lượt xem - CHỤP MÀN HÌNH
Người xem dễ bị tác động tiêu cực
Phân tích về các video clip này, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên (chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu tâm lý, phòng khám Bệnh viện ĐH Y Dược 1) cho biết trẻ em đang trong giai đoạn phát triển chịu tác động rất nhiều từ môi trường sống và thói quen hằng ngày trong việc hình thành thói quen, tính cách, lớn lên sẽ tạo thành nhân cách.
Tương tự, trẻ xem video, hình ảnh và nội dung trên các kênh cũng chịu tác động theo cơ chế này. Những em thuộc týp thần kinh trung bình và yếu dễ bị căng thẳng, lo âu... khiến khả năng học tập giảm sút. Cũng có những em trong lứa tuổi thanh thiếu niên bị thất bại trong học tập, cuộc sống nếu được tiếp xúc với game, mạng xã hội, video về những trào lưu bạo lực thì rất dễ bị thu hút.
"Khi tiếp xúc nhiều với những video, trò chơi và những thử thách độc hại trên mạng xã hội lâu ngày, các em có thể bị rối loạn về tính cách, lối hành xử không phù hợp với thực tế. Hơn nữa, khi tiếp xúc nhiều với những video này, trẻ có thể bị nghiện và bị nội dung của những video độc hại ăn sâu vào suy nghĩ nên rất khó để thành công ngoài đời thực", bác sĩ Khuyên phân tích.
Lý giải tại sao những video trên mạng lại có sức mạnh sai khiến trẻ đến vậy, bác sĩ Trần Minh Khuyên cho rằng những video được sản xuất bởi các YouTuber đa phần là để câu view, rất dễ dàng dẫn dụ người xem vì nội dung hình ảnh bắt mắt, những câu chuyện kinh dị khiến người xem tò mò. Vì sự tò mò, trẻ sẽ bị cuốn theo những video này, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen và trẻ dễ bị nghiện lúc nào không hay.
Bà Nguyễn Thị Diệu Anh, nghiên cứu sinh tâm lý Khoa Tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng những video tồn tại được trên mạng và thu hút được thị hiếu vì đánh trúng tâm lý từng độ tuổi. Ngoài ra, việc tiếp cận những video này cũng rất dễ khi cha mẹ thả điện thoại, thiết bị điện tử cho con.
Theo Thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM, đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực trong giới trẻ, đặc biệt tuổi vị thành niên, ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Thạc sĩ Tiến nhìn nhận: "Những cảnh bạo lực xuất hiện tràn lan trên YouTube, Facebook mà ở đó giang hồ xuất hiện như những anh hùng, một người thành đạt, có chí khí là một món ăn độc hại đối với những đứa trẻ của thời mạng xã hội lên ngôi".
Thật vậy, dư luận gần đây không khỏi bàng hoàng, sửng sốt bởi hàng loạt vụ việc học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực rồi tung lên mạng xã hội. Đáng sợ hơn, không ít vụ giết người mà tội phạm còn đang ở tuổi vị thành niên.
Đừng quên tạo giá trị cho xã hội
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia phân viện tại TP.HCM, đánh giá nhiều người sáng tạo nội dung trên YouTube (YouTuber) đều chạy theo thị hiếu để câu view, tạo like để kiếm quảng cáo.
"Càng giật gân, càng khác người thì lại càng thu hút, nên rất nhiều người vì lòng tham mà bất chấp pháp luật và quên đi các giá trị đạo đức, tinh thần, nhân văn để kiếm tiền. Mỗi lần tạo sản phẩm đưa lên mạng, các bạn hãy nghĩ những đứa trẻ đang xem mình giống như là con của mình vậy. Nếu xem chúng như con mình thì hãy làm những nội dung phù hợp, hấp dẫn nhưng phải có giá trị giáo dục. Một kênh như vậy thì sẽ rất bền vững", tiến sĩ Thúy nhìn nhận.
PGS-TS Nguyễn Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế (ĐH Huế), cũng cho rằng các YouTuber không nên kiếm tiền bằng mọi giá, hãy đặt cái tâm của mình lên trước và khi đã tạo được giá trị cho xã hội từ cái tâm thì sẽ tồn tại lâu bền.
Vừa lên lại phòng trọ, cô gái kinh hãi khi thấy đĩa cải luộc để từ hôm 28 Tết quên mang đổ, giòi bu lúc nhúc Hình ảnh khiến nhiều người rùng mình khiếp sợ... Thời gian trôi qua thật nhanh khi thoáng chốc đã hết kỳ nghỉ Tết, người đi làm lại tất bật từ quê nhà lên lại các thành phố lớn để bắt đầu cho ngày làm việc đầu tiên. Từ đây, có những hình ảnh kinh khủng xuất hiện cũng chính là hậu quả của...