Thấy con có biểu hiện vặn vẹo người lúc học bài, mẹ lên tiếng trách mắng nhưng sau khi con vào nhà vệ sinh mẹ mới hốt hoảng đưa đến viện khám
Bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp bé trai (12 tuổi) có thói quen hằng ngày là uống nước ngọt có ga thay nước lọc.
Ảnh minh họa
Trong một lần kèm con làm bài tập, người mẹ phát hiện bé trai thường xuyên có biểu hiện vặn người, nghĩ rằng con không chuyên tâm làm bài nên người mẹ đã lên giọng trách mắng. Không ngờ, bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chia sẻ: “Kết quả xét nghiệm cho thấy thận và niệu quản của bệnh nhi có sỏi kích thước 1cm, bệnh nhi đã được chuyển sang khoa tiết niệu để phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể”.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, nếu bạn bị đau lưng thì nên đặc biệt lưu ý, khi cơn đau lan tỏa xuống dưới thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh sỏi thận, kết hợp với tình trạng tiểu ra máu thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị. Thông thường, cơ quan đau đớn không phải thận mà là niệu quản, bởi niệu quản rất nhỏ và hẹp, nếu sỏi làm trầy xước niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tình trạng co thắt và đau đớn cho người bệnh.
Nhận biết những dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em
Video đang HOT
Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện. Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:
Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nhiều trẻ có thể bị sưng phù toàn thân do hệ thống bài tiết không hoạt động ổn định.
Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng và cần điều trị nhanh chóng.
Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể bị đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
Mệt mỏi: Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, da xanh xao và có biểu hiện mệt mỏi.
Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.
Đi tiểu ra máu, cẩn thận 4 căn bệnh này đang tìm đến bạn!
Năng lượng từ thức ăn và nước uống chúng ta nạp vào mỗi ngày không hoàn toàn được cơ thể chúng ta hấp thụ. Phần nước chưa bị hấp thụ sẽ đi vào hệ thống trao đổi chất của con người, được tái hấp thu và lọc qua thận để tạo thành nước tiểu.
Trong trường hợp bình thường, người trưởng thành sẽ đi tiểu khoảng 4-6 lần/ ngày, và thay đổi nhiều hay ít tùy vào lượng nước mà bạn đưa vào cơ thể.
Con người ở trạng thái khỏe mạnh, nước tiểu thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt,hầu hết không có mùi. (Trừ nước tiểu tồn tại trong thời gian dài, tạo ra vi khuẩn và amoniac, sau đó sẽ toả ra mùi amoniac mà chúng ta gọi là mùi nước tiểu).
Nếu một người đàn ông thức dậy vào buổi sáng, phát hiện nước tiểu của mình có màu nâu sẫm và có cục máu đông, đây chính là triệu chứng của đi tiểu ra máu, cần phải đề cao cảnh giác.
Theo lâm sàng, tiểu ra máu phân làm 2 loại: tiểu máu vi thể và tiểu máu gộp. Tiểu máu vi thể tức là chỉ có thể thông qua kính hiển vi, ta mới có thể thấy được số lượng hồng cầu tăng lên, trong khi đó thì tiểu máu gộp có thể nhìn bằng mắt thường.
Thường thì tiểu máu gộp có thể do 3 nguyên nhân sau đây:
1. Sỏi thận
Đây là một bệnh về đường tiết niệu phổ biến ở nam giới. Uống ít nước hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến canxi oxalate, tinh thể urate và các chất khác tích tụ trong thận và cuối cùng hình thành sỏi thận.
Tiểu máu là triệu chứng phổ biến của sỏi thận, nhẹ thì tiểu máu vi thể, và tùy theo sự phát triển của bệnh sỏi thận thì bệnh nhân cũng sẽ có những biểu hiện nặng hơn như xuất hiện cục máu đông...
Sỏi thận sẽ làm tổn thương xương chậu và niêm mạc niệu quản trong quá trình vận động, khiến các mao mạch trên bề mặt niêm mạc bị vỡ và ra máu, do vậy dẫn đến tiểu ra máu.
Tuy nhiên, trong quá trình sỏi thận di chuyển cũng sẽ gây nên một số cơn đau thắt, đau bụng dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, ra mồ hôi...
2. Viêm cơ quan tiết niệu
Viêm cơ quan tiết niệu ví dụ như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang... đều có triệu chứng tiểu ra máu, đặc biệt là trong quá trình bệnh phát triển thành cấp tính. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ có những biểu hiện rõ ràng như tiểu nhiều lần, đi tiểu bị đau, tần suất tiểu bất thường và xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu. Trường hợp bị mãn tính, các biểu hiện của bệnh sẽ không rõ ràng, nhưng khi soi dưới kính hiển vi vẫn có thể thấy nước tiểu có máu.
Trong viêm hệ thống tiết niệu, bệnh "viêm cầu thận" cần được đề cao cảnh giác. Nó sẽ trực tiếp làm hỏng chức năng thận ở bệnh nhân, nếu không kịp thời chữa trị sẽ phát triển thành suy thận. Khi viêm cầu thận đến giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể sẽ tiểu ra máu mà mắt thường nhìn thấy được.
3. Ung thư
Ung thư phổ biến hơn ở nam giới, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên.
Ung thư đường tiết niệu cũng giống với các bệnh ung thư khác. Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có biểu hiện gì bất thường, cho dù có cũng sẽ bị người bệnh nhầm tưởng thành bệnh đường tiết niệu thông thường và làm trì hoãn việc điều trị.
Từ ba căn bệnh trên có thể thấy rõ, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường sẽ khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái và có các biểu hiện lặp đi lặp lại như đi tiểu nhiều lần, tiểu đau rát...
Nhưng ung thư đường tiết niệu thì không giống, giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện quá rõ ràng. Nếu bạn xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không cảm thấy đau buốt thì nên cảnh giác, kịp thời đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.
Mộc Miên
Sỏi bàng quang Sỏi bàng quang là những khối cứng của khoáng chất trong bàng quang. Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và tạo thành sỏi. Ảnh minh họa Nguyên nhân sỏi bàng quang là gì? Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Một số nguyên nhân thường gặp như : - Do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang:...