Thấy con bước đi cà nhắc, sư tử mẹ phát hoảng sau khi phát hiện ra sự thật đáng sợ
Thể trạng của sư tử con còn rất yếu do đó những vết cắn của rắn độc hoàn toàn có thể khiến nó không qua khỏi.
Sư tử là loài động vật thường biết đến là ông vua của rừng xanh, và không phải ngẫu nhiên mà chúng được người đời trao tặng danh hiệu đó. Về bản chất, sư tử là loài thống trị, sẵn sàng hạ gục bất kỳ đối thủ nào nếu cần thiết. Thậm chí, nhiều trường hợp sư tử còn không thèm ăn thịt đối thủ cạnh tranh với nó. Điều này đơn giản chỉ là để thị uy sức mạnh cũng như loại bỏ tất cả những kẻ dám mon men, đe dọa đến chuỗi thức ăn của chúng.
Sư tử là bậc thầy săn mồi trong tự nhiên, hội tụ đầy đủ mọi yếu tố cần thiết như chiến lược hợp lý, sức mạnh vũ bão, lúc nhu lúc cương, đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội và sẵn sàng tấn công phủ đầu để chiếm lợi thế.
Tuy nhiên, để có thể “thừa hưởng” được sức mạnh và quyền uy của tuổi trưởng thành, chặng đường của sư tử sẽ gặp phải vô vàn chông gai, khó nhằn. Khi còn ở tuổi hồng thơ ngây, bé nhỏ, sư tử con cũng phải lệ thuộc rất nhiều vào bố mẹ cũng như đàn của chúng.
Là loài động vật có tính “ xã hội cao”, sư tử thường tập trung sinh sống và săn mồi theo bầy đàn với số lượng từ 15 – 40 con, trong đó đứng đầu đàn là sư tử đực cùng nhiều con cái và con non ở phía dưới.
Trong các cuộc săn bắt, nhận trách nhiệm chính trong đàn thuộc về sư tử cái. Lý do bởi sư tử cái có những đặc điểm phù hợp, đó là kích thước nhỏ gọn, di chuyển nhanh nhẹn và không bị bộ bờm vướng, nặng khiến việc ngụy trang khó khăn hơn…
Nhiệm vụ của Vua sư tử (con đực đầu đàn) nghe có vẻ đơn giản hơn, đó là bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo sự an toàn cho cả đàn. Điều đó có nghĩa các vị Vua sẽ phải đối diện với vô số hiểm nguy rình rập từ bảo vệ lãnh thổ trước kẻ thù đến bảo vệ “ngai vàng” trước những con đực khác.
Rất dễ nhận ra con sư tử đứng đầu của đàn, bởi dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng, có tác dụng bảo vệ vùng cổ khi chiến đấu và thu hút tình cảm của con cái. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối màu.
Anh Derek Gold, hướng dẫn viên du lịch đã tình cờ chứng kiến một sự cố không đáng có trong quá trình lớn khôn của chú sư tử con.
Hôm đó, khi đang lái xe theo hướng Tây Nam dọc theo Skukuza, anh Gold bắt gặp một thứ gì đó màu nâu đang đi giữa hai bụi cây. Vì quá tò mò, anh chàng quyết định quay xe để tìm kiếm. Trước sự ngạc nhiên của người hướng dẫn viên, một con sư tử cái hiện ra, theo sau là hai chú sư tử bé đang dò dẫm đi theo.
Nhưng, một trong hai chú sư tử con dường như đang gặp phải rắc rối, nó không thể bám theo mẹ một cách đàng hoàng mà loạng choạng như bị say rượu. Thậm chí, sư tử mẹ còn phải quay lại để tìm cách để có thể giúp đỡ nó.
Trước sự khó nhọc của đàn sư tử, đoàn khách du lịch cũng không muốn gây thêm căng thẳng cho chúng nên đã để lại không gian riêng. Lúc này, một hướng dẫn viên khác trong đoàn mới chia sẻ rằng, có lẽ chú sư tử nhỏ đã bị rắn độc cắn. Sự tò mò, ngây thơ của những chú sư tử nhỏ thường khiến chúng gặp phải những cuộc chạm trán nguy hiểm. Với sự hiện diện của một con rắn độc thừa sức sẽ khiến sư tử bị thương nặng, thậm chí là tử vong.
Pha xử lý quá đẳng cấp của chú trâu rừng châu Phi khiến đàn sư tử chưng hửng
Trâu rừng không chỉ là loài động vật to xác mà trong nhiều trường hợp chúng còn cực kỳ thông minh, tinh quái.
Châu Phi là châu lục lớn thứ 2 thế giới với địa hình đa dạng và cảnh quan đẹp, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã: voi, sư tử, báo, trâu rừng và loài tê giác...
Đằng sau sự bình lặng của vùng thảo nguyên nơi đây là những cuộc chiến khốc liệt để tranh giành sự sinh tồn giữa các loài động vật hoang dã với nhau.
Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới hoang dã có trật tự của nó và được thiết lập bởi những kẻ đi săn mạnh mẽ. Đó là những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất trong tự nhiên và được các nhà khoa học xếp trên đỉnh của chuỗi thức ăn.
Trâu rừng (Synceros caffer) là một trong những loài động vật to lớn ở châu Phi, được xếp trong "Big Five", nhóm những con thú nguy hiểm nhất ở vùng đất này. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 - 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".
Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.
Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.
Do đó, mặc dù là loài động vật ăn cỏ, nhưng trâu rừng có tính khí hung hăng và dữ tợn, nhiều trường hợp chúng còn sẵn sàng chống trả lại những loài thú săn mồi dữ tợn nhất.
Theo thống kê, hàng năm trâu rừng châu Phi gây ra khoảng 200 vụ giết người. Đến cả những thợ săn cũng phải dè chừng chúng bởi một khi bị thương, trâu rừng sẽ trở nên kích động và tấn công bất kỳ ai gần nó.
Vào một ngày đẹp trời, tràn trề sinh lực, nếu có một loài động vật ăn cỏ đủ bản lĩnh chống chọi lại liên tiếp các cuộc tấn công đến từ các loài động vật săn mồi bậc nhất thì chắc chắn chỉ có thể là trâu rừng.
Anh Antoni Britz, quản lý tại Elephant Walk Retreat đã may mắn chứng kiến cảnh tượng vô cùng hùng vĩ này.
Elephant Walk Retreat nằm cách cầu Cá sấu khoảng 50 m. Đây là một địa điểm ưa thích của khách du lịch bởi chất lượng phục vụ cũng như phong cảnh tuyệt đẹp nhìn thẳng ra sông Cá sấu. Vào hôm đó, một trong những nhân viên ở đây, anh Sipho đã thông báo về sự xuất hiện của đàn sư tử với quản lý.
Khi đến nơi, Britz phát hiện ngoài đàn sư tử còn có một con trâu rừng đang uống nước ở dưới sông. Phát hiện thấy con mồi, đàn sư tử bắt đầu dàn trận rồi tiến đến gần. Khá may mắn bởi con trâu rừng đã phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường và phản công. Tuy nhiên, theo quan sát của Britz, đàn sư tử trước mắt là một nhóm trong hội Vurhami Pride nổi tiếng, bao gồm rất nhiều thành viên trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trận mạc và là một trong những thế lực đáng gờm ở Công viên Kruger.
Trước sự hung hãn của trâu rừng, đàn sư tử có vẻ e dè và muốn giữ khoảng cách. Nói một cách nôm na, thay vì tấn công vũ bão, đàn sư tử đã chọn chiến thuật bao vây, đánh chậm.
Bất ngờ, con trâu rừng mở ra một phương án đó là chạy xuống sông với hy vọng có thể thoát được những đợt tấn công của sư tử. Tại thời điểm này, nước đi quá hay của trâu rừng đã khiến đàn sư tử phải bối rối. Rõ ràng, vùng sông nước chưa bao giờ là thế mạnh của sư tử. Sau đó, để phòng ngừa sự tấn công có thể đến từ cá sấu, con trâu rừng đã quyết định chạy một mạch sang bờ bên kia, bỏ lại đàn sư tử đang chưng hửng.
Linh cẩu "lạc lối" trong vòng tay của Vua sư tử Những cuộc chiến của các loài động vật săn mồi bậc cao bao giờ cũng hấp dẫn và đầy tính mạo hiểm. Cùng là động vật săn mồi bậc cao nhưng sư tử và linh cẩu là những kẻ có địa vị trong xã hội khác hẳn nhau. Một bên được coi là chúa tể của rừng xanh, được muôn thú coi trọng...