Thấy con 6 tuần tuổi cứ ăn vào là ói, mẹ cho đi khám rồi sững sờ khi nghe kết quả từ bác sĩ
Cứ sau mỗi cữ bú, đứa trẻ lại ói rất nhiều, lại còn khóc dữ dội khi mẹ đặt nằm ngửa nên bà mẹ này đã quyết định cho con đi khám.
Khi con trai Nikhil được 6 tuần tuổi, chị Seema Rai, sinh sống tại Singapore, bỗng lo lắng khi con cứ nôn ói sau mỗi lần bú và khóc không ngừng.
Chị Seema nhớ lại: “Ban đầu, tôi cứ nghĩ là con đau bụng, nhưng Nikhil cứ liên tục trớ sữa và mỗi lần trớ rất nhiều. Con lại còn quấy khóc dữ dội, đặc biệt là khi tôi đặt con nằm ngửa, đồng thời Nikhil chỉ ngủ khi được bế. Vì lo lắng tôi đã cho con đi khám bác sĩ”.
Bà mẹ lo lắng khi con liên tục nôn ói sau mỗi lần bú và khóc không ngừng, nên đã cho con đi khám (Ảnh minh họa).
Kết quả khám bệnh cho thấy, bé trai bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – một tình trạng trào ngược axit nghiêm trọng. Tuy bệnh lý này không đe dọa tính mạng của trẻ nhưng nó vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe về chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh”, chị Seema cho biết. “Vì vậy, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ và tìm hiểu rất kỹ về bệnh này, để chúng tôi có thể giúp con cảm thấy tốt hơn”.
Cuối cùng, khi Nikhil được 6 tháng tuổi, chứng bệnh này đã chấm dứt, nhưng chị Seema vẫn muốn nhấn mạnh rằng căn bệnh này không đơn giản như của người lớn.
Video đang HOT
Theo Phó giáo sư Marion Aw, trưởng phòng đồng thời là cố vấn cao cấp Khoa Tiêu hóa nhi, Gan và Dinh dưỡng của Bệnh viện Đại học Quốc gia trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore, chứng trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược là tình trạng chuyển động ngược của thức ăn từ dạ dày trở lại ống dẫn thức ăn. Đây là một hiện tượng bình thường ở cả trẻ em và người lớn, và nó thường xảy ra sau bữa ăn. Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu của căn bệnh này là trẻ sẽ nôn ói sau khi bú. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ kèm thêm triệu chứng như đau, khó chịu, hoặc tăng cân kém.
Cha mẹ là nên đặt trẻ ở tư thế ngẩng cao đầu trong khoảng 20 đến 30 phút sau khi bú để giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản của con (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân của căn bệnh này là do đường giao nhau hoặc góc giữa ống thức ăn và dạ dày của trẻ sơ sinh không chặt chẽ như ở các trẻ lớn, do đó, các bé rất dễ bị trớ sau khi bú hoặc khi ợ hơi. Bên cạnh đó, chứng trào ngược dạ dày thực quản thường có liên quan đến bệnh viêm thực quản. Điều này khiến trẻ bị đau và khó chịu và mức độ nôn ói sẽ thường xuyên hơn.
Do đó, Phó giáo sư Marion Aw đã khuyên cho cha mẹ là nên đặt trẻ ở tư thế ngẩng cao đầu trong khoảng 20 đến 30 phút sau khi bú và chia nhỏ cữ bú của con ra làm nhiều bữa. Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn thì không cần phải thay đổi chế độ ăn nhằm kiểm soát chứng trào ngược của con. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ức chế axit.
Phó giáo sư Marion Aw cũng cho biết thêm chứng bệnh này sẽ hết khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Vì thời điểm này, con đã bắt đầu ăn dặm và thức ăn đặc thì khó nôn hơn là sữa. Vì vậy trước 6 tháng tuổi, nếu cha mẹ thấy con thường xuyên bị nôn ói, khó chịu, quấy khóc thì hãy đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra.
Bất hòa vì chuyện nêm mắm muối vào đồ ăn dặm
Nấu đồ ăn dặm thế nào là mối quan tâm của rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là việc có cho muối vào đồ ăn dặm hay không cũng gây nhiều tranh luận.
Bất hòa vì muối mắm
Chị Nguyễn Thị Hường (Trương Định, Hà Nội) chia sẻ con gái chị được 6 tháng thì bắt đầu ăn dặm để mẹ chuẩn bị đi làm. Thời gian này chị và mẹ đẻ thường xuyên bất đồng chỉ vì chuyện mắm muối cho con.
Theo mẹ chị Hường thì đồ ăn cho trẻ cũng phải đậm đà, vừa miệng thì trẻ mới ăn ngon, còn chị Hường muốn cho con ăn nhạt hoàn toàn không mắm, muối.
Khi đi làm chị chuẩn bị sẵn đồ ăn dặm cho bé, nhưng đến bữa ăn qua camera chị lại thấy bà lấy lọ nước mắm để thêm vị bát đồ ăn cho cháu.
Nhiều lần bà mẹ trẻ vội gọi điện về cho bà ngoại nhưng sự việc đã rồi. Chỉ vì chuyện muối mắm mà hai mẹ con chị Hường thường xuyên tranh luận. Mẹ chị hay tự ái vì cho rằng bà đẻ 3 đứa con đều nuôi dưỡng đầy đủ và cho ăn như thế, trong khi chị Hường còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng bà.
Cũng giống với chị Hường, chị Đinh Thị Hà (thành phố Thái Bình) cho biết chị cũng cho con ăn nhạt hoàn toàn và bé không chịu ăn. Mẹ chồng chị Hà nếm thử bát cháo thì cho rằng nhạt nhẽo, đến người lớn còn không nuốt nổi huống hồ con trẻ.
Sau nhiều lần tranh luận, thậm chí to tiếng vì hạt muối, tý mắm. Chị Hà đành chịu để cho muối vào đồ ăn của bé.
Đồ ăn dặm của bé có cho muối không?
Dùng bao nhiều muối là đủ?
Theo chị Đinh Thị Ngọc Sương - Nhóm Tiết chế - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thực phẩm ăn dặm là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng để trẻ có thể phát triển. Ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn.
Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu can-xi, thiếu máu do thiếu sắt... Bên cạnh đó, trong các bữa ăn dặm bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm...
Vì vậy ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.
Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016. Theo đó, nhu cầu về muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị với trẻ từ 0 đến 5 tháng sẽ dùng khoảng 0.3gram muối, từ 6 đến 11 tháng tuổi sử dụng 1,5 gram muối. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi sử dụng 2,3 gram muối mỗi ngày.
Việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt.
Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.
Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi,... đều đã cung cấp đủ lượng muối cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Người phụ nữ bị nôn mửa, tức ngực nên đi khám, nhìn phim chụp thực quản bác sĩ tá hỏa Không ít người cũng nhầm căn bệnh hiếm gặp này với bệnh trào ngược dạ dày- thực quản. Trường hợp của người phụ nữ mắc phải một tình trạng rất khó chẩn đoán được các chuyên gia gọi là "corkscrew esophagus" (tạm dịch: thực quản bị xoắn ốc) đã được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine hôm 29/4. Theo...