Thầy cô ngành y luôn là cánh chim không mỏi
TP.HCM đã tri ân 119 giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nhân lực y tế cho TP.
“Trong cuộc đời làm bác sĩ (BS), có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi đến GS-BS Văn Tần, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bình Dân, TP.HCM” – BS Hồ Quang Long (BV Bình Dân, TP.HCM) chia sẻ tại buổi gặp mặt và tri ân 119 giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nhân lực y tế cho TP.HCM, được tổ chức vào sáng 21-2.
Thầy cô mong muốn bác sĩ mới ra trường giỏi hơn mình
Khi đó, BS Long lần đầu tham gia ca phẫu thuật thoát vị bẹn. Do lúng túng, BS Long cứ loay hoay và không thể xử lý tình huống. “Êkíp phẫu thuật mời GS-BS Văn Tần vào hỗ trợ. Giáo sư nhìn tôi một hồi rồi giải thích nguyên nhân tôi không thể xử lý ca mổ. Tiếp theo, giáo sư hướng dẫn từng chút và ca mổ thành công. Đây cũng là bài học tôi được tiếp thu từ GS-BS Văn Tần” – BS Long trải lòng.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tặng quà cho GS Võ Văn Tới. Ảnh: TRẦN NGỌC
Đối với BS Nguyễn Thành Dũng (BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM), ký ức về những người thầy, người cô khi còn ngồi ghế giảng đường y khoa là tấm gương tận tụy, những cánh chim không mệt mỏi, sẵn sàng chia sẻ kiến thức về thực hành cho sinh viên. “Các thầy, các cô còn mong muốn chúng tôi giỏi hơn thầy cô để cứu chữa người bệnh” – BS Dũng nói.
“Nhân ngày 27-2 sắp tới, kính chúc thầy cô khỏe mạnh, đầy nhiệt huyết để truyền lửa cho thế hệ đàn em, thế hệ tiếp theo để giữ vững phát triển nền y học nước nhà” – BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP.HCM, tỏ lòng.
Bác sĩ phải giỏi toàn diện
PGS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TP.HCM, cho rằng BS phải là người giỏi toàn diện để làm tốt mọi việc được giao. BS ra trường phải là một nhà truyền thông, có nghĩa phải biết diễn đạt và kết nối với người dân, phải là người biết làm việc nhóm. BS còn là người phải biết phản biện về y tế, phải góp ý cho lãnh đạo cũng như địa phương những điều không phù hợp.
Ngoài ra, BS phải là nhà nghiên cứu và là một học giả. Bởi tất cả những gì làm được nếu không đúc kết sẽ không thể chia sẻ kinh nghiệm một cách có chứng cứ. Cuối cùng, BS phải có tay nghề vững vàng. “Để BS giỏi toàn diện, cần bổ sung một số chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa. Bên cạnh đó, cần có chính sách học bổng cho BS giỏi mới ra trường để có cơ hội học tập thêm chuyên môn ở nước ngoài” – PGS Ngọc Dung nêu quan điểm.
PGS-TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết người bệnh trên địa bàn TP.HCM hiện đến khám nhiều tại các BV chuyên sâu, ít quan tâm đến trạm y tế phường/xã.
Để nâng cao y tế phường/xã, ông Hiệp đề nghị TP.HCM đẩy mạnh đào tạo BS thực hành tổng quát. Để thực hiện định hướng đó, các trường ĐH y cần củng cố, phát triển chương trình đào tạo BS đa khoa theo hướng BS thực hành tổng quát, gắn kết chặt với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban dầu của mạng lưới y tế phường/xã.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, mở rộng chương trình đào tạo cử nhân cấp cứu ngoài bệnh viện (Paramedic) và thực hiện đề án “Phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện TP.HCM”. Ngoài ra, mở rộng chương trình đào tạo BS chuyên khoa y học gia đình nhằm xây dựng mạng lưới BS gia đình, góp phần nâng cao năng lực cho mạng lưới y tế cơ sở” – ông Hiệp nói.
Nhân lực y tế TP.HCM tăng số lượng lẫn chất lượng
Tính đến thời điểm hiện nay, nguồn nhân lực của ngành y tế TP.HCM có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu.
Tỉ lệ BS trên 10.000 dân tăng từ 16,07 của năm 2016 lên 20 vào năm 2020.
Tính đến cuối năm 2021, TP.HCM có tám cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ ĐH; tám trường CĐ, 20 trường trung cấp và dạy nghề; cùng hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng tại 51 BV đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế TP.
Số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học (người)Năm 2016: 6.385; năm 2020: 7.188; năm 2021: 8.400
Số BS có trình độ chuyên môn sau đại học (người)Năm 2010: 3.565; năm 2015: 5.115; năm 2021: 6.028.
Tri ân những thầy thuốc tiêu biểu
“Hơn 45 năm phát triển, ngành y tế TP.HCM trải qua nhiều thăng trầm nhưng luôn gắn bó với hình ảnh các thầy thuốc giỏi chuyên môn, giàu y đức” – PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Nhân viên y tế TP.HCM luôn tự hào về hình ảnh các thầy cô qua bao thế hệ luôn gắn liền với những sự kiện, cột mốc đánh dấu sự phát triển không ngừng của ngành y tế TP. Đó là Viện sĩ-TS Dương Quang Trung, người sáng lập Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế (tiền thân của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Đó là GS Phạm Biểu Tâm, người thầy lớn của nhiều thế hệ thầy thuốc chuyên ngành ngoại khoa. Đó là GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người khai sinh chương trình “Cô đỡ thôn bản”, giúp giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh vốn còn rất cao ở các tỉnh miền núi, là người thầy đầu tiên mang kỹ thuật nội soi trong phụ khoa và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản về Việt Nam” – ông Thượng tỏ lòng.
Ông Thượng cũng cho biết ngành y tế TP.HCM có được nguồn nhân lực chất lượng cao, những nhân viên y tế hết lòng chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhờ những chiến lược, chính sách và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Bên cạnh đó, phải kể đến công sức và những đóng góp quý báu của các thầy cô. Các thầy cô vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo, gánh trên vai hai trọng trách cao cả của xã hội là trồng người và cứu người.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận: “TP.HCM luôn là điểm sáng của cả nước trong sự nghiệp đào tạo nhân lực y tế. TP.HCM cũng cung cấp đội ngũ y tế đáp ứng ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng”.
Theo ông Mãi, công tác đào tạo nhân lực y tế của TP.HCM đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Để có thành quả đó, các thế hệ thầy thuốc của TP.HCM đã tham gia công tác đào tạo liên tục. “Chưa hết, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, các thế hệ thầy thuốc còn lao vào tâm dịch cứu người. Các thế hệ thầy thuốc còn tạo động lực mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho xã hội để cuộc sống nhân văn hơn” – ông Mãi chia sẻ.
Bị té ngã nghĩ là 'xoàng', 3 phụ nữ suýt mất chân mà không biết
3 phụ nữ bị chấn thương nặng từ những tai nạn sinh hoạt tưởng như rất đơn giản.
Sáng 15/2, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho hay, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim - mạch máu của đơn vị này vừa phẫu thuật nối mạch máu, đặt stent để tái thông mạch máu nuôi vùng gối, cứu được chân 3 phụ nữ bị chấn thương nặng từ những tai nạn sinh hoạt tưởng như rất đơn giản.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đang nối động mạch cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bị gãy xương, đứt động mạch vì té ghế khi rửa chén
Bà Đ.T.T. (59 tuổi, Bình Thuận) cho biết, trong lúc bà ngồi rửa chén phụ các con thì chiếc ghế nhựa cũ (loại không có lưng tựa) bất ngờ gãy khiến bà ngã xuống sàn bếp.
Cú ngã ban đầu tưởng rằng tương đối đơn giản nhưng sau đó bà T cảm thấy đau chân và được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, bà được sơ cứu. Tuy nhiên, tình trạng đau của bà T càng lúc càng tăng nặng, chân phải sưng to và đến lúc đau không thể chịu nổi nữa, bà T được đưa lên TP.HCM để điều trị tiếp.
Tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, bà T. được phát hiện gãy xương đùi phải, phải mổ kết hợp xương.
Tiếp đến, bà được đưa tới Bệnh viện Bình Dân để tiếp tục điều trị vì xương gãy đã đâm thủng động mạch khoeo, chỗ rách động mạch tạo túi giả phình làm người bệnh mất máu nhiều, nguy cơ liệt cao do mất máu, thuyên tắc khí. Lúc này, chân người bệnh đã sưng phù lớn.
Các bác sĩ đã phải thực hiện can thiệp, chụp hình động mạch cản quang để tìm tổn thương và đặt một stent che phủ lỗ thủng động mạch. Sau can thiệp, người bệnh hết đau nhanh, chân phải giảm sưng và có thể cử động chân.
Đi chợ sập ổ gà, gãy xương, đứt động mạch khoeo
Một tuần trước ngày nhập viện, chị T.N.T. (44 tuổi, Long An) bị sập ổ gà trên đường đi chợ.
Chị cho biết, trưa đó chị đi chợ một mình bằng xe máy trên cung đường vẫn thường đi. Do thủy triều lên, chị không nhìn thấy ổ gà bị nước ngập nên đã chạy xe vào và xảy ra tai nạn. Lúc mới chấn thương, chị T. không thấy đau nhiều. Chị không nghĩ tai nạn có thể làm mình gãy xương, đứt động mạch khoeo chân trái.
Sau một ngày được chăm sóc tại địa phương, chị T. thấy tình trạng đau tăng nặng và được chuyển tuyến lên TP.HCM. Sau khi được phẫu thuật kết hợp xương, chị T. được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân để phẫu thuật nối mạch máu và được xuất viện sau 2 tuần điều trị.
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Trượt ngã vì sàn ướt khi lau nhà, đứt động mạch khoeo cao
Bà N.T.C. (63 tuổi, TP.HCM) cũng gặp tai nạn trong sinh hoạt, nhập viện tại Bệnh viện Bình Dân.
Trước đó, sau khi lau sàn nhà xong, nghĩ rằng sàn nhà đã khô nên bà C. bước đi và trượt chân. Trong lúc mất thăng bằng, bà có vịn vào chiếc ghế gần đó nhưng thật không may, chiếc ghế cũng trượt đi trên sàn ướt khiến bà ngã xuống, không thể đứng dậy được.
ThS.BS Lý Minh Tùng, bác sĩ phẫu thuật chính của người bệnh cho biết, bệnh nhân có nhiều bệnh nền, thừa cân, đái tháo đường lâu năm, huyết áp tăng, suy thận... nên đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật giàu kinh nghiệm, thao tác nhanh gọn, chính xác để lần tìm và khâu nối động mạch khoeo. Đây là động mạch nằm sâu trong một khoang có nhiều cấu trúc cơ quan trọng nên cần chú ý nhằm tránh tổn thương thành mạch, dễ gây thuyên tắc mạch ở người bệnh.
Ca phẫu thuật hoàn tất sau gần 90 phút đã giúp bà C. tránh nguy cơ hoại tử chân do thiếu máu nuôi vì động mạch chân trái đã đứt, giải quyết tình trạng tê đau chân trái trước mổ của bà.
BSCK2 Hồ Khánh Đức, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu, Bệnh viện Bình Dân cho biết, các tai nạn trong sinh hoạt không chỉ gặp vào dịp Tết mà rải rác trong năm. Có nhiều trường hợp gãy xương, đứt động mạch, chủ yếu là ở vùng đầu gối, chi dưới. Đáng lưu ý là đa số các trường hợp té ngã đều không nghĩ đến việc mình bị gãy xương, đứt động mạch mà nhầm với một tình trạng đau do chấn thương phần mềm thông thường.
Đến khi người bệnh không chịu nổi cảm giác đau nhức, tê, yếu liệt, không đi lại được mới đến bệnh viện. Điều này rất nguy hiểm vì vùng chân mạch máu nghèo nàn, chỉ có động mạch khoeo để tưới máu nuôi toàn bộ vùng đầu gối, cẳng chân. Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có nguy cơ hoại tử chân, phải cắt bỏ chân hoặc liệt do tắc mạch máu kéo dài.
Nhiễm Covid-19 có gây yếu sinh lý? Nhiều độc giả băn khoăn liệu nhiễm Covid-19 có làm giảm ham muốn hay gây yếu sinh lý ở nam giới không. Chúng tôi đã gửi thắc mắc của bạn đọc đến Th.S-BS Nguyễn Hồ Vĩnh Phước, hiện công tác tại Khoa Nam học - Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM). Trả lời câu hỏi bệnh Covid-19 có làm giảm ham muốn hay gây...