Thầy cô làm gì dịp học sinh được nghỉ vì virus corona
63/63 tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ học một tuần sau Tết nguyên đán để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Nhiều tỉnh thành đã tiếp tục cho học sinh nghỉ tiếp đến 17/2 mới trở lại trường. Giáo viên có được nghỉ không hay vẫn làm việc?
Các thầy cô trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM lau dọn phòng học.
Đi làm bình thường, cùng lao công dọn vệ sinh trường
Ngay khi nhận thông tin Hà Nội sẽ cho Hà Nội nghỉ học một tuần đến ngày 9/2, cô Liên Hương cùng đồng nghiệp ở trường Mần non Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) đã đến trường làm việc. Dù không làm công việc chuyên môn nhưng các cô trong ngày đầu đã làm vệ sinh phòng học, khử trùng đồ chơi. Những ngày sau, các ngày khác thay nhau đến trực trường, soạn bài, mở cửa thông thoáng lớp.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên trường Mầm non ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, dù học sinh được nghỉ học theo lịch của Hà Nội công bố, nhưng các thầy cô vẫn đến trường bình thường trong ngày đầu để dọn dẹp sân trường, khử trùng phòng học. Vào những ngày sau, các cô luân phiên nhau đến trường để làm vệ sinh thường xuyên trường lớp.
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn Sử của trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, có trường học sinh nghỉ thì giáo viên cũng nghỉ, tùy công việc nên giáo viên chủ động công việc ở nhà nếu có.
Tuy nhiên, cô Huyền Thảo cho biết, sáng 6/2, giáo viên cả hai cơ sở của trường, dựa trên tinh thần tự nguyện đi tổng vệ sinh toàn trường. Riêng cơ sở 1 của trường cô đã có gần 50 giáo viên tình nguyện tham gia vệ sinh, khử trùng phòng học để sẵn sàng đón học sinh trong những ngày tới.
Dù học sinh nghỉ học nhưng cô Huyền Thảo cho rằng cô vẫn đến trường hoặc có khi hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi môn Sử sắp đi thi cấp Thành phố từ xa.
“Hiện các cô không phải chuẩn bị tài liệu cho học sinh trên lớp nhưng vẫn chuẩn bị kiến thức cho các em sắp thi học sinh giỏi có đề cương ôn tập cho tốt”- cô Huyền Thảo cho biết.
Video đang HOT
Một hiệu trưởng của trường THCS ở quận Đống Đa chia sẻ, dù học sinh nghỉ học nhưng giáo viên trong trường vẫn đi làm bình thường. Các công việc như bên công tác hành chính, tiếp nhận giải quyết thủ tục, trả bằng, giải quyết công văn đến- đi,… Kế hoạch chuyên môn, góp ý chuyên đề vẫn diễn ra.
Dù học sinh nghỉ học nhưng thầy cô vẫn đến lớp cùng lao công lau dọn phòng họp sạch sẽ (Ảnh chụp tại THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM).
“Khi đến trường giáo viên có đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng nước rửa khô, xà phòng. Bên cạnh đó, các giáo viên còn họp ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường. Ngoài ra, đưa các tình huống và chuẩn bị phương án thực hiện. Lập kế hoạch vệ sinh trường lớp sạch sẽ”- vị lãnh đạo trường này cho biết.
Ths Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên môn Địa trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết, ngoài đến trường tập huấn phòng dịch corona, cùng lao công dọn dẹp phòng học trong các ngày vừa qua thì cô vẫn dạy online 2 buổi trong tuần cho các em sắp bước vào kì thi học sinh giỏi thành phố vào tháng 3 sắp tới.
“Nhà trường không ép giáo viên đến vệ sinh toàn trường. Đây là dựa trên tinh thần tự nguyện. Giáo viên nào có sức khoẻ tốt thì đi, giáo viên nào sức khỏe không tốt thì ở nhà. Tôi cho rằng, nếu giáo viên toàn trường chung sức làm vệ sinh sạch sẽ trường lớp chống dich bệnh thì mong học sinh quay lại học có thể sẽ an toàn hơn”- cô Hiệp chia sẻ.
Học sinh nghỉ 2 tuần có ảnh hưởng không?
Đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đã chốt phương án sẽ tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 16/2. Để thích ứng với việc học sinh nghỉ dài ngày, nhiều trường tiểu học, THCS hay THPT ở các thành phố lớn đã giao bài tập hoặc triển khai học online cho học sinh.
Ths Võ Thị Kim Hiệp cho rằng, việc các địa phương quyết định tiếp tục cho nghỉ tiếp một tuần đến hết ngày 16/2 là hợp lý vì dịch đang ở giai đoan bùng phát và dự kiến ở đỉnh trong tuần tới.
Theo Ths Hiệp, tuần tới mới có thể kiểm soát sàn loc được chính xác người nhiễm bệnh hay không chứ nếu nghỉ học một tuần, phụ huynh vẫn lo là ủ bệnh nên sẽ không thực sự an tâm. Trong một tuần nữa, chúng ta có thể kiểm soát và khoanh vùng được dịch thì cho học trở lại.
Cũng theo cô Hiệp, việc nghỉ học hai tuần sẽ không ảnh hưởng đến việc học của nhà trường: “Nếu chỉ nghỉ hai tuần thì không cần tăng thời gian học mà chỉ cần lùi lịch thi là được. Thay vì lịch thi như mọi năm thì cần cho học sinh học sát đến ngày thi”.
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn Sử của trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, hiện tại giáo viên chưa cần giao bài tập cho học sinh vì giáo viên bộ môn chưa nhận được “‘lệnh” từ ban giám hiệu nhà trường.
Cũng theo cô Huyền Thảo, việc học sinh nghỉ 2 tuần để phòng chống dịch virus corona sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh. Nếu thời gian nghỉ bắt buộc phải đẩy lên hơn hai tuần thì lúc đó cần tính phương án dạy bù.
“Nếu nghỉ hai tuần thôi thì vẫn đảm bảo được đúng tiến độ nhưng năm nay các trường cần lùi lịch thi. Học sinh cần học đến lúc thi chứ theo đúng lộ trình như mọi năm sẽ hơi khó”- cô Thảo nêu quan điểm.
Theo Tiền phong
Người nghi nhiễm corona cảm thấy yên tâm khi ở khu cách ly
Nằm ở khu cách ly của BVĐK Đống Đa, chị H (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, không cảm thấy hoang mang về tình trạng của bản thân vì sức khỏe vẫn ổn định. Hơn nữa, ở BV chị được các bác sỹ giải thích, tư vấn rất cặn kẽ về bệnh nên chị đã thêm phần yên tâm.
Về lý do phải vào nằm cách ly ở đây, chị H chia sẻ: Dịp Tết vừa qua chị có người em trai từ Trung Quốc về ăn Tết, sau đó cậu em cũng đã đi Mỹ. Trong suốt thời gian cậu em ở nhà, sức khỏe của mọi người trong đại gia đình chị đều bình thường.
Khoảng 3 ngày gần đây, chị H. bắt đầu ho, tức ngực. Nghe các thông tin về dịch bệnh nên chị H đã tự cách ly tại nhà, sau đó đến khám lại Trung tâm 115 của TP và được chuyển đến BV Đống Đa.
"Được các bác sĩ khám, tư vấn tận tình, kỹ lưỡng nên tôi không còn lo lắng. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp thực sự phải cách ly thì tôi sẽ chấp hành vì như thế đỡ lây lan ra cộng đồng", chị H chia sẻ.
Chị H ở Hoàn Kiếm, Hà Nội tại khu cách ly người nghi nhiễm BVĐK Đống Đa. Ảnh V.H
Để người bệnh có được sự vững tâm như vậy thì vai trò tư vấn, giải thích của bác sỹ đóng vai trò quan trọng. TS Phạm Bá Hiền, Phó GĐ BV ĐK Đống Đa cho biết: Hàng ngày tiếp xúc với những bệnh nhân nghi nhiễm chúng ta rất cẩn trọng nhưng cũng không nên hoang mang.
Là người xung phong tham gia công tác phòng dịch nCoV, bác sỹ Trần Ngọc Anh, khoa Truyền nhiễm, BV ĐK Đống Đa chia sẻ: "Bác sĩ làm trong môi trường truyền nhiễm lúc nào cũng đối diện với các mầm bệnh. Không dịch này thì dịch khác, nCoV cũng thế. Bây giờ mình mà trốn tránh thì ai làm? Cứ sợ sệt thì chẳng làm được gì đâu".
Với tâm thế của người sẵn sàng trên "mặt trận chống dịch" nên bác sỹ Ngọc Anh dành nhiều thời gian tư vấn, động viên mọi người. Tâm lý bệnh nhân khi nghe những dịch bệnh mới thường lo lắng. Bởi thế nên khi đến khám, tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà anh đưa ra những lời khuyên khác nhau.
"Nhưng gì thì gì vẫn khuyên bệnh nhân không đến nơi đông người, khi tiếp xúc với những người biểu hiện ho, sốt, hắt hơi... thì cần phải đeo khẩu trang và cần phải vệ sinh bàn tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với họ hoặc về rửa tay bằng xà phòng", bác sỹ Ngọc Anh nhấn mạnh.
Gặp những trường hợp quá hoang mang, lo lắng, tư vấn tại chỗ họ vẫn cảm thấy chưa yên tâm thì bác sỹ Ngọc Anh đã để lại số điện thoại để họ có thể hỏi thêm những thông tin khác. Và thực tế, có nhiều cuộc điện thoại gọi đến bày tỏ lo lắng về các dấu hiệu và hỏi "Liệu tôi có mắc bệnh không?".
Lúc đó, bác sỹ Ngọc Anh lại cặn kẽ hỏi về tiền sử dịch tễ, các triệu chứng gặp phải... và giải thích tỉ mỉ cũng như đưa ra lời khuyên phù hợp. Trước sự tận tình giải thích, lắng nghe của bác sĩ, bệnh nhân đều tỏ ra yên tâm hơn rất nhiều.
Về công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, TS Phạm Bá Hiền cho biết: Hiện BV đã bố trí những khu cách ly riêng để sẵn sàng sàng lọc, có phòng khám riêng, bố trí riêng khu điều trị nội trú cho những bệnh nhân nghi nhiễm nCoV. BV cũng thành lập tổ điều trị, đơn nguyên riêng gồm những bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý để phục vụ cho những trường hợp nghi nhiễm. Đồng thời, điều động khoảng 20 y, bác sĩ, trang thiết bị, phương tiện cho công tác thu dung, cách ly với 20 trường hợp. 20 nhân lực này gồm các y bác sĩ chuyên sâu của chuyên ngành truyền nhiễm, hồi sức tích cực của BV.
"Các anh em đều là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, từng trải qua nhiều vụ dịch trước đây như H1N1 (2009), dịch sởi, sốt xuất huyết, dịch tả... Họ cũng đều tham gia diễn tập phòng chống SARS, MERC CoV, Ebola, H5N1...", TS Phạm Bá Hiền nói.
Vân Hà
Theo PLXH
WHO: Tỉ lệ tử vong do nhiễm nCoV từ 2% trở xuống Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 7-2 cho biết các phân tích ban đầu về 17.000 ca nhiễm virus corona mới (nCoV) tại Trung Quốc cho thấy có 82% trường hợp là nhẹ, 15% ca nhiễm nặng và 3% ca diễn biến nguy kịch. Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chương trình khẩn cấp của WHO, cho hay số liệu thu...