Thấy châu chấu đang bị ăn tươi nuốt sống, bọ ngựa lao vào, quyết tâm làm “người hùng”
Bọ ngựa dù không quá to lớn so với kẻ thù, tuy nhiên nó lại sở hữu cặp càng trước sắc nhọn khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải e dè.
Hình minh họa
Cuộc chiến bắt đầu bằng sự xuất hiện của con châu chấu nhỏ đang lang thang đi kiếm ăn. Tuy nhiên, đen đủi cho nó, cách đó không xa lại là một loài ăn thịt đáng sợ trong giới côn trùng: dế bụi.
Và cũng không mất nhiều thời gian để hai bên đụng độ. Dù đã cố gắng chạy trốn nhưng thể hình quá chênh lệch khiến châu chấu nhanh chóng bị dế bụi bắt được và ngay lập tức bị “ăn tươi nuốt sống” theo đúng nghĩa đen.
Con dế hung hăng đến mức không thèm làm chết con mồi mà ngấu nghiến luôn nửa bụng dưới của châu chấu. Đúng lúc này, “anh hùng” xuất hiện.
Thấy châu chấu đang bị “ăn tươi nuốt sống”, bọ ngựa lao vào làm “anh hùng” và chiến quả khó tin
Một con bọ ngựa phát hiện ra cảnh tượng này và nhanh chóng nhập cuộc. Nên nhớ, bọ ngựa cũng là một loài ăn thịt, chúng tấn công bất cứ con mồi nào yếu thế hơn, kể cả đồng loại của mình. Do đó, nhiều khả năng, “người hùng” này của chúng ta gia nhập vòng chiến đấu với mục đích cá nhân nhiều hơn là trượng nghĩa.
Tuy nhiên, có một việc nằm ngoài dự đoán của nó, đó là sự hùng mạnh của kẻ thù. Con dế không những to hơn nó mà còn khỏe hơn rất nhiều. Sau khi thấy rõ điều này, con bọ ngựa quyết định rời đi bởi việc tranh cướp với kẻ địch như vậy là không đáng, quá nhiều rủi ro.
Kết quả, bọ ngựa rút lui chiến thuật, còn con dế bụi tiếp tục bữa ăn của mình.
Nguồn: Smithsonians
Theo Helino
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào khu vực đầy cá mập?
Cá mập là loài săn mồi lớn ở đại dương. Chúng tấn công hầu hết mọi loại cá nó gặp trên đường đi.
Nhưng nếu bạn là người rơi vào khu vực nhiều cá mập, điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ trở thành con mồi của chúng?
Thông thường cá mập sẽ đi kiếm ăn vào lúc hoàng hôn hoặc trong đêm tối.
Nếu chẳng may, một ngày bạn đi lạc vào khu vực có nhiều cá mập, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, không thực hiện bất kỳ chuyển động đột ngột nào. Không dễ, nhưng điều này có khả năng giúp bạn đánh lừa được một con cá mập.
Thực ra, cá mập chỉ thích săn mồi là những con cá khác chứ không phải con người. Các nhà sinh học biển tin rằng hầu hết các cuộc tấn công của cá mập với con người vì con người xuất hiện giống hình dạng cá ở dưới nước.
Con người mặc đồ lặn, chân đeo mái chèo hoặc cơ thể người đứng trên ván lướt sóng có thể trông giống như một con hải cẩu... Do đó, hãy chắc chắn bạn xuất hiện trong hình dạng con người trong bất cứ tình huống nào, khả năng bạn sống sót sẽ cao.
Nhưng nếu cá mập ngửi thấy mùi máu của bạn thì sao? Ngay cả khi chúng phát hiện, chúng vẫn có thể không tấn công bạn. Vì đó sẽ là một mùi hương không quen thuộc với chúng, rất nhiều con cá mập có thể sẽ không quan tâm đến bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị thương, bị chảy nhiều máu và bạn đau đớn kêu la, mọi chuyện sẽ khác!
Ngoài việc có khứu giác tuyệt vời, cá mập còn có thể nghe cực kỳ tốt. Đó là bí quyết giúp chúng bắt được nhiều con mồi. Vì vậy, nếu một con cá mập nghe thấy bạn kêu đau đớn, cộng với mùi máu, chúng có thể nhanh chóng tiến về phía bạn.
Theo tờ Insh, bản chất cá mập không hề hung dữ, nhưng chúng rất tò mò. Nếu chúng phát hiện ra bạn, chúng sẽ tiến lại gần bạn. Chúng muốn thấy rõ ai đang xâm lấn "ngôi nhà" của chúng.
Nếu chúng cắn bạn, chúng cũng không biết chúng làm đau bạn. Răng của cá mập giống như hai cánh tay của con người, chúng là dụng cụ để khám phá mọi vật trên thế giới.
Khả năng bạn bị cá mập ăn thịt chỉ khi bạn bị rơi vào hồ nuôi cá nhưng chúng bị bỏ quên, chưa được cho ăn. Khi đó, bạn thực sự bị mắc kẹt trong đám cá mập hung dữ tuyệt vọng vì đói.
Trong trường hợp ngoài đại dương, bạn cố gắng tìm cách xoay sở để bơi song song phía trên vây của chúng.
Nếu được thực hiện một cách chính xác và an toàn, đó có thể là một trải nghiệm đáng kinh ngạc.
Và cũng hãy nhớ rằng, cá mập có hơn 500 loài, trong số chúng, loài nhỏ nhất chỉ dài hơn 20 cm, cỡ đôi giày của người trưởng thành.
Theo Infonet
Con rắn đen đủi bị sóc chuột bám mãi không tha, cuối cùng phải bỏ mạng Thông thường, sóc mới là đối thủ phải bỏ chạy khi gặp rắn nhưng lần này thì lại hoàn toàn ngược lại. Ảnh: Cắt từ video trong bài Một con rắn đã gặp phải xui xẻo khi đụng độ với mộ con sóc chuột (Tên khoa học: Marmotini) lì lợm, con sóc đã đeo bám lấy con rắn một cách dai dẳng và...