Thấy các dấu hiệu sau, hãy đi kiểm tra rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố cân bằng là nền tảng để khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, mất cân bằng nội tiết sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Mất cân bằng hoóc môn estrogen và progesterone có thể khiến mắt phụ nữ dễ khô, dẫn đến nhìn mờ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các tuyến nội tiết sẽ phóng thích hoóc môn vào máu. Những hoóc môn này sẽ theo máu đến từng cơ quan để điều chỉnh hoạt động cơ thể.
Một số quá trình sinh học quan trọng của cơ thể như trao đổi chất, sinh sản hoạt động dựa nhiều vào hoóc môn, theo MSN.
Các nghiên cứu cho thấy mất cân bằng nội tiết, đặc biệt ở người cao tuổi có thể dẫn đến rất nhiều bệnh tật khác nhau. Người bệnh cần tìm đến bác sĩ khi thấy những triệu chứng sau:
Video đang HOT
1. Nhìn mờ
Bất cứ lúc nào thấy thị lực thay đổi đột ngột thì đều cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ ở phụ nữ. Một trong những nguyên nhân đó là biến động nồng độ hoóc môn estrogen và progesterone. Tình trạng này khiến phụ nữ dễ bị khô mắt, dẫn đến nhìn mờ, theo Viện Nhãn khoa Mỹ.
2. Râu, lông mọc quá mức
Có đến 70% phụ nữ rối loạn nội tiết tố do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) bị tình trạng râu, lông mọc quá mức. Râu, lông mọc quá mức thường xuất hiện ở mặt, cằm và một số vị trí bất thường, theo MSN.
Lúc này, người bệnh không nên sợ hãi hay tự ti mà hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cảm thấy nóng hay lạnh đột ngột là triệu chứng thường gặp của rối loạn nội tiết – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
3. Nhạy cảm với nóng và lạnh
Khi mất cân bằng nội tiết, người bệnh có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Họ có thể đột ngột cảm thấy lạnh hoặc nóng.
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn nội tiết tố, theo Trung tâm Nội tiết, Tiểu đường & Tuyến giáp Access (Mỹ).
4. Vết rạn da màu hồng hoặc tím
Rạn da là tình trạng rất phổ biến và trong hầu hết trường hợp là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đột ngột xuất hiện vết rạn da màu hồng hoặc tím thì cần phải tìm đến bác sĩ để khám. Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của rối loạn nội tiết tố, theo MSN.
Lành, dữ đậu nành
Đậu nành ảnh hưởng như thế nào đến khối u, hiện có hai trường phái.
Trường phái thứ nhất cho rằng đậu nành tốt cho sức khỏe, là nguồn đạm thực vật bổ sung hợp lý cho người bệnh ung thư. Trường phái thứ hai lại cho rằng đậu nành chứa một số chất có khả năng kích thích ung thư phát triển.
Trên thực tế đậu nành có một số hoạt chất như Isoflavone hay một số chất có cấu trúc tương tự như hoóc môn Estrogen của nữ giới. Tuy nhiên, Isoflavone hay Estrogen thực vật hoạt tính thấp hơn nhiều so với Estrogen của động vật, và còn tùy thuộc bệnh nhân ăn bao nhiêu.
Ngoài ra, tùy mùa vụ, môi trường đất mà hàm lượng Isoflavone đậu nành sẽ khác. Do đó, không thể kết luận vội vã ăn nhiều đậu nành sẽ gây ung thư vì chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh. Tuy nhiên, nếu nói Isoflavone hay Estrogen thực vật tích lũy nhiều và lâu dài có khả năng làm ung thư phát triển, thì có thể đúng trong một số trường hợp.
Ảnh minh họa: internet
Đậu nành cũng có tác dụng phụ làm giảm khả năng hấp thu iod và ảnh hưởng đến tuyến giáp. Đặc biệt những bệnh nhân bị bướu cổ thì phải cẩn thận trong sử dụng đậu nành. Nam giới hay nữ giới đều nên uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ... bởi là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp nhiều dưỡng chất. Việc này không có hại với điều kiện vừa phải, mỗi tuần sữa đậu nành khoảng 3 lần thì có thể chấp nhận được.
Không nên sử dụng đậu nành liên tục và duy nhất trong mỗi bữa ăn, nên đa dạng một số loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ nguyên tố vi lượng, khoáng chất..., cũng như đủ nguồn năng lượng giúp cơ thể phát triển cân bằng, không thiên quá nhiều về một loại thực phẩm nào hết, bởi chế độ ăn đúng cần phải cân bằng, dinh dưỡng hợp lý.
Ngủ trưa là thời điểm "nuôi dưỡng" gan thận nhưng nếu phạm phải 5 sai lầm này thì coi chừng sức khỏe sẽ bị tổn hại nghiêm trọng hơn Dù ngủ trưa rất tốt nhưng bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây vì hại nhiều hơn lợi. Ngủ trưa là một giấc ngủ ban ngày, diễn ra vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều tùy theo sinh hoạt của từng cá nhân. Ngủ trưa không chỉ giải tỏa mệt mỏi, phục hồi ý thức mà còn đem lại rất nhiều...