Thầy bói chữa bệnh bằng… độc dược
Bằng bộ bài tây và “bài thuốc” độc dược, ông Huỳnh Đức Toàn (tổ 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) đã “móc túi” hàng loạt người bệnh nhẹ dạ cả tin.
Muốn hết “hạn” phải tốn kém
Nhà ông Toàn nằm ngay mặt tiền, số 358 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Phương. Sau khi nghe chúng tôi nói có người giới thiệu đến, ông Toàn lấy từ ngăn tủ bộ bài tây đặt trên mặt bàn. Ông yêu cầu chúng tôi trộn bài thật đều, cho biết số tuổi, rồi lật bài theo hướng dẫn.
Mặc dù không biết tuổi thật của chúng tôi (vì chúng tôi khai giả), nhưng ông phán rằng năm nay chúng tôi bị sao này sao kia chiếu mạng, trong năm có tang chế, không thể lấy chồng lấy vợ, sinh con…
Chúng tôi hỏi cách “giải hạn”, ông nhanh nhảu nói rằng không có cách nào khác ngoài việc để ông làm lễ cúng tạ lỗi “bề trên”.
Ông khoe đã “làm phép” cầu an cho nhiều người tương tự như chúng tôi. Chi phí từ việc đặt làm vàng mã đến bày biện lễ vật, tổng cộng khoảng… 6 triệu đồng. Ông giải thích: “Trước kia cúng cho mỗi người chỉ hơn 5 triệu đồng, bây giờ tăng lên 6 triệu đồng, nếu cúng cho 2 người cùng một lúc thì chỉ mất 8 triệu đồng thôi”.
Không muốn bỏ qua “miếng mồi” béo bở, ông đưa cho chúng tôi số điện thoại và yêu cầu hẹn ngày cúng lễ thật sự chắc chắn, vì ông thường xuyên bận. Ông dặn một chị đi cùng đoàn chúng tôi: “Cháu là con gái, trước khi đến cúng, áo quần bên ngoài sao cũng được, nhưng đồ lót bên trong phải… mới tinh. Vì đàn bà con gái là giống uế tạp, nên thầy phải trấn bùa vào ngực, vào bụng mới đẩy được các bà cô, ông cậu ra ngoài”.
Video đang HOT
Hiện mỗi ngày có khoảng dăm chục người đến nhà ông Toàn để “bắt bệnh” và “chữa bệnh”. Đặc biệt, vào các dịp cúng đất, động thổ, tân gia, hỷ sự, lượng người tìm đến nhà ông tăng đột biến. Ngoài “bắt bệnh” tại nhà, ông Toàn còn đi rất nhiều nơi để “chữa bệnh”, nên ông kiếm cũng kha khá tiền.
Chữa bệnh bằng… độc dược
Ông Toàn khoe mình có phép chữa bệnh bằng châu sa mễ, là “một vị thuốc hiếm”. Ông nói vị thuốc này trị được tất cả các bệnh nan y, trừ các bệnh xương khớp mãn tính và bệnh gút. Ông Toàn giải thích: “Châu sa mễ của thầy là hàng thật, được lấy từ Cánh đồng Chum (Lào) và một số nơi ở Thái Lan.
Ngày 28/6, ông Ngô Văn Tài – Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Phương cho biết, ông Huỳnh Đức Toàn là người chuyên hành nghề cúng bái và bói toán. Theo ông Tài, vì phường chưa khi nào kiểm tra hoạt động chữa bệnh của ông này nên phường không rõ ông Toàn có được cấp phép chữa bệnh hay không. Ông Tài cũng cho biết, trong vài ngày tới, UBND phường sẽ phối hợp với công an phường vào cuộc kiểm tra, xử lý hoạt động chữa bệnh của ông Toàn.
Còn châu sa đang được bán ở nước ta là hàng kém chất lượng”. Ông Toàn bảo, phải nung đốt châu sa và thổi hơi nóng vào chỗ bị đau của người bệnh, nam thổi 7 lần, nữ thổi 9 lần. Thuốc này đặc biệt công dụng với các loại bệnh do “ma ám”.
Châu sa (còn gọi là chu sa) là một vị thuốc đông y có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cách dùng loại thuốc này của ông Toàn rất phản khoa học và vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Theo sách “394 bài tính dược” của tác giả Kim Ngọc Tuấn (NXB Đà Nẵng), khi điều chế châu sa phải thủy phân, gạn lọc 3 lần. Khi sử dụng loại thuốc này không được nung đốt, vì sẽ rất độc hại.
Theo y học hiện đại, châu sa là loại khoáng chất chứa đến 96% hợp chất thủy ngân sunfua, khi đốt sẽ giải phóng khí SO2 và thủy ngân, hai chất này đều cực độc. Châu sa có thể uống được sau khi thủy phân, nhưng phải dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để giảm bớt độc tính.
Theo lương y, võ sư Trương Quang Ngọc – Chưởng môn phái y – võ Thiếu Lâm Vạn An (Thừa Thiên – Huế), việc bào chế châu sa rất phức tạp nên các chuyên gia về đông y ít khi sử dụng. “Chuyện nung đốt châu sa để thổi hơi trị bệnh như ông Toàn làm rõ ràng là chuyện tào lao, mê tín dị đoan. Còn nếu thực sự ông Toàn sử dụng thuốc đó thì lại càng phải cẩn trọng, vì có thể nguy hiểm đến tính mạng” – lương y Ngọc nói.
Theo Dân Việt
Vụ đào mộ, chôn đầu chó: "Đã đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm"
Đó là ý kiến của LS. Chu Mạnh Cường về vụ chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ ở Văn Giang (Hưng Yên).
Trước quan điểm của Trung tá Nguyễn Hồng Quân - Phó trưởng Công an huyện Văn Giang, Hưng Yên cho rằng, không có đủ căn cứ để truy tố đối tượng Đỗ Văn Huấn về hành vi chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư (LS) Chu Mạnh Cường (Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
LS. Cường cho biết, trong thời gian gần đây, số vụ án về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, các vụ án chỉ tập trung vào các hành vi như đào mộ để lấy của cải, đập phá mồ mả vì thù hằn, đổ đất gây mất mộ của nhiều người...
LS. Chu Mạnh Cường - Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
"Hành vi của đối tượng Đỗ Văn Huấn trong vụ việc này khá đặc biệt - đào mộ để yểm bùa. Chưa cần biết hậu quả của việc yểm bùa thế nào nhưng nó sẽ gây hoang mang, bất bình sâu rộng trong nhân dân, bởi vì người dân Việt Nam có truyền thống tôn kính đối với người đã khuất.Người dân sẽ rất hoang mang bởi nếu cứ tái diễn tình trạng này, không biết một ngày nào đó mộ người thân của mình cũng sẽ bị yểm bùa mà việc quản lý, theo dõi mộ không phải gia đình nào cũng có thể làm được thường xuyên. Tôi cũng theo dõi nhiều vụ án về xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt nhưng chưa có vụ nào thế này", LS Cường bày tỏ.
LS. Cường nói: "Tại điều 246 Bộ luật hình sự quy định về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, xét về yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật: Về mặt hành vi khách quan của người phạm tội, trong cuốn Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự của nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có viết:
"Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội,...
Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn, đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ ...".
LS. Cường phân tích tiếp, về mặt khách thể, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chủ thể của tội này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đạt đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội này. Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý.
"Xét vụ việc xảy ra tại Văn Giang, chúng ta thấy rằng đối tượng đã cố ý thực hiện hành vi đào mộ để chôn đầu chó cùng bùa chú với động cơ, mục đích không thiện chí. Căn cứ quy định của pháp luật, thì hành vi này đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại điều 246 Bộ luật hình sự", LS. Cường nhận định.
Cũng theo LS. Cường, Công an huyện Văn Giang nói chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự vì hậu quả vụ việc gây ra chưa lớn là chưa thỏa đáng: "Mặc dù điều 8 khoản 4 Bộ luật hình sự quy định: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác".
Tuy nhiên, trong vụ việc cụ thể này, đối tượng đã cố tình thực hiện hành vi Xâm phạm mồ mả mẹ liệt sĩ, với mục đích yểm bùa, gây sự bất bình, hoang mang trong dư luận, xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc nên không thể nói là không gây ra hậu quả xấu.
Thêm nữa, về mặt pháp luật, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội có cấu thành hình thức, có nghĩa là không bắt buộc phải gây ra hậu quả thì mới có thể xử lý về hình sự. Chỉ cần có hành vi vi phạm là đã có thể xử lý hình sự"...
Theo GDVN
Thân nhân mẹ liệt sĩ gửi đơn đề nghị điều tra lại vụ chôn đầu chó Mới đây, gia đình bà Trần Thị Phấn đã gửi đơn kiến nghị tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Công an tỉnh Hưng Yên. Trong đơn, bà đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hưng Yên xem xét, điều tra lại vụ chôn đầu chó, yểm bùa dưới mộ cụ NguyễnThị Trác ngày 17/4/2012 vừa qua. Liên quan tới vụ...