Nhẫn tâm chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sĩ để “yểm bùa”
Đến độ sâu khoảng 40 cm thì phát hiện 1 đầu chó còn nguyên lông màu vàng sẫm, trong miệng chó ngậm 1 tờ giấy được viết chữ Nho, 3 nắm nhang, 1 nắm muối trộn gạo, 9 tờ tiền âm phủ, 3 quả trứng, 3 chiếc đinh).
Sự việc mộ của bà mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Trác (thọ 94 tuổi) đã xảy ra cách đây gần 2 tháng, nhưng sự kinh ngạc, lo lắng của người dân xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên vẫn chưa hề thuyên giảm bởi những thắc mắc, những uẩn khúc vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được lá đơn cầu cứu từ bà Trần Thị Phấn, là con gái lớn của cụ Nguyễn Thị Trác. Trong đơn nêu rõ, cụ Nguyễn Thị Trác là bà mẹ có người con trai duy nhất là liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, cụ đã có công nuôi dưỡng, che giấu cán bộ Việt Minh trong cách mạng. Là người có công lao lớn với đất nước, nhưng khi mất đi, mộ của cụ đã bị đào bới và yểm bùa, khiến cho con cháu cụ vô cùng đau đớn và lo lắng. Sự việc diễn ra như sau:
Lá đơn của bà Phấn gửi báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ngày 17/4/2012, tức là tròn 15 ngày kể từ ngày cụ Trác được chôn cất tại nghĩa trang thôn, bà Lưu Thị Khiển (68 tuổi) và con trai là Lê Văn Hậu (30 tuổi) đang làm đồng ở gần nghĩa trang thì nhìn thấy ông Đỗ Văn Huấn, người cùng làng (sinh năm 1963) chôn một số thứ xuống khu vực mộ cụ Nguyễn Thị Trác.
Video đang HOT
Khi được biết tin, bà Phấn cùng anh em, con cháu đã mời công an huyện Văn Giang tới xem xét và kiểm tra. Sau khi xem xét, các cán bộ công an huyện đã đào một khoảng đất ở dưới chiếc vòng hoa. Đến độ sâu khoảng 40 cm thì phát hiện 1 đầu chó còn nguyên lông màu vàng sẫm, trong miệng chó ngậm 1 tờ giấy được viết chữ Nho, 3 nắm nhang, 1 nắm muối trộn gạo, 9 tờ tiền âm phủ, 3 quả trứng, 3 chiếc đinh.
Bà Trần Thị Phấn
Ngay sau đó, công an huyện Văn Giang đã lập biên bản, giao trả đầu chó, 2 mảnh giấy nhỏ trong miệng chó, trứng, muối gạo cho gia đình.
Theo lời bà Trần Thị Phấn, những chữ trong giấy được người nhà bà mang đi dịch có nghĩa là “Ngọc Hoàng lệnh hãm ngục hình quỷ”. Do đó, bà cho rằng, mộ của mẹ bà đã bị yểm bùa.
Được biết, xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên xưa nay nổi tiếng là “quê hương” của các thầy bói. Bởi lẽ, khó có nơi nào có nhiều thầy bói, mà các thầy bói đều đắt khách như vậy.
Do đó, những câu chuyện về bùa ngải và những lời đồn về một số gia đình đã lụi bại do có bùa dưới mộ đã khiến gia đình bà Phấn rất hoang mang. Ngay sau đó, gia đình bà Phấn đã viết đơn kiện ông Đỗ Văn Huấn về tội xâm phạm mồ mả.
Theo lời trung tá Nguyễn Hồng Quân, Phó Trưởng công an huyện Văn Giang, ngay sau khi nhận được đơn của gia đình bà Phấn, công an huyện đã tiến hành điều tra vụ án.
Những thông tin xung quanh vụ đào mộ mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Trác sẽ được báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục cập nhật trong những bài tiếp theo.
Theo GDVN
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ Văn Giang
Nếu đủ căn cứ, cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo Chinhphu.vn, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra; nếu đủ căn cứ phải khởi tố vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Đồng thời, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan báo cáo đầy đủ kết quả thanh tra, kiểm tra, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trước đó, sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (Ecopark).
Thông tin trên trang web của tỉnh Hưng Yên mô tả, sáng sớm 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị bắt giữ trong ngày cưỡng chế.
Ngay trong ngày 24/4, trên mạng cũng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) xác nhận, họ chính là hai người bị đánh trong clip nói trên.
Ngày 9/5, lãnh đạo Đài Tiếng nói VN cũng đã có công văn chính thức gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc.
Theo VNExpress
Tạm đình chỉ công tác 3 CSGT dùng dùi cui đánh người dân ngất xỉu Khi xe vi phạm bỏ chạy, một CSGT ra ngăn chặn, đã dùng dùi cui vụt vào người ngồi trên chiếc xe máy khiến một người bất tỉnh nhân sự. Xe cảnh sát giao thông bị chặn lại Công an huyện Văn Giang - Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, ngày 25/5 cho biết, công an huyện này đã quyết định tạm...