Thấy 5 dấu hiệu này trước khi tắm nên dừng ngay kẻo có thể mất mạng
Tắm khiến nhiều người thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên việc tắm cũng cần lựa thời điểm, nếu trước khi tắm cơ thể bạn xảy ra 5 hiện tượng sau tốt nhất không nên tắm vội.
Trời nóng thì phải tắm rửa khi ra mồ hôi, trời lạnh thì phải tắm rửa để làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, việc tắm này không phải là tắm theo ý muốn, nếu tắm không đúng thời điểm sẽ có hại cho cơ thể, lâu dần cơ thể sẽ sinh bệnh. Nếu trước khi tắm, cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu sau, tốt nhất nên dừng lại tránh gây nguy hiểm cho bản thân.
1. Khi huyết áp bị giảm
Nhiệt độ nước cao khi tắm sẽ làm giãn mạch máu trong cơ thể, do đó không nên tắm khi huyết áp thấp, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng không đủ máu cung cấp và ngất xỉu..
Ngoài ra, những người bị huyết áp thấp, mắc bệnh tim mạch cũng không thích hợp dùng nước nóng để ngâm chân, vì ngâm chân nước nóng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
2. Không tắm nếu lên cơn sốt
Khi bị lên cơn sốt tốt nhất không nên đi tắm. Bởi vì bản thân nhiệt độ cơ thể của một người khi bị sốt là tương đối cao.
Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên 38C, lượng calo tiêu thụ của cơ thể có thể tăng 20%, cơ thể tương đối yếu, lúc này đi tắm rất dễ xảy ra tai nạn.
3. Không tắm khi đang say
Video đang HOT
Tất cả chúng ta đều đổ mồ hôi khi tắm, và nếu chúng ta tắm sau khi uống rượu, chất cồn trong máu sẽ hoạt động do nhiệt của cơ thể dẫn đến tăng nồng độ và nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của chúng ta dễ gây tụt huyết áp, tăng độ nhớt máu, có thể gây đau tim, đột quỵ,
Cũng vì nước nóng thúc đẩy lưu thông máu nên có thể đưa rượu đến khắp các bộ phận trên cơ thể, lúc này sẽ bị chóng mặt, bệnh nhân mắc bệnh còn kéo theo hậu quả nặng nề hơn, vì vậy không nên tắm sau khi uống rượu.
Ngoài ra, rượu ức chế chức năng gan và cản trở việc giải phóng glycogen. Khi đi tắm, lượng glucose tiêu thụ trong cơ thể tăng lên. Tắm khi vẫn đang say rượu, lượng đường trong máu không bổ sung kịp thời dễ bị hoa mắt, chóng mặt, suy nhược toàn thân, nặng hơn có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Đặc biệt gội đầu khi đang say dễ gây ra các bất thường ở các chức năng của mạch máu não như chóng mặt, nôn mửa.
4. Không được tắm khi đang bị say nắng
Vừa đi ngoài nắng về và cảm thấy say nắng, bạn tốt nhất không nên đi tắm ngay vì dễ gây đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột. Ngoài ra, tắm lúc say nắng cũng khiến các lỗ chân lông nở ra, nước lạnh dễ thấm vào người đột ngột gây chóng mặt, đau đầu….
Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại hoặc ít nhất là 30 phút sau khi ở ngoài trời về để mồ hôi khô ráo và thân nhiệt ổn định hơn.
5. Không tắm nếu tự nhiên chóng mặt, tầm nhìn giảm
Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm sẽ rất nguy hiểm.
Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não.
Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Ăn mướp đắng nếu thấy dấu hiệu này cần dừng ngay
Ăn mướp đắng nếu cơ thể xuất hiện hiện tượng tụt huyết áp đột ngột, gây chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi... thì tốt nhất nên dừng ngay.
Đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, chống lại các tế bào ung thư hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ... Chính vì điều này mà nhiều người dùng vô tội vạ.
Việc dùng mướp đắng quá nhiều, đáng sợ nhất là dùng trong lúc bụng rỗng, cơ thể đang mệt mỏi hoặc làm việc quá sức rất dễ gây ra tụt đường huyết đột ngột, gây chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất... Với những người có hệ tiêu hóa kém rất dễ mắc tiêu chảy và các vấn đề về dạ dày.
Theo các chuyên gia, mướp đắng dù tốt, nhưng người có dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên kiêng:
Người huyết áp thấp
Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn mướp đắng vì ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước do chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp.
Người có bệnh tiêu hóa
Ảnh minh họa
Mướp đắng có nhiều chất xơ, lại là thực phẩm mát nên ăn nhiều sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều, gây tình trạng quá tải, lâu dần dễ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, nhất là với người có tính hàn.
Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn loại quả này trong thực đơn mà hãy kết hợp hài hòa và điều độ để đem lại kết quả tốt nhất.
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.
Bên cạnh đó, chúng cũng là một loại quả kích thích tử cung, gây ra máu và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người phụ nữ 44 tuổi đối mặt với căn bệnh không có cách chữa trị Sau 4 năm vật lộn, cô Heather Wolynic (Mỹ) cuối cùng cũng biết bản thân đang mắc bệnh gì ở tuổi 44. Heather Wolynic được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson vào mùa hè năm ngoái. Hiện người phụ nữ này là mẹ của 3 con trai và làm giáo viên dạy mỹ thuật tại Florida (Mỹ). Vào năm 2017, cô đột ngột cảm...