Thất thu từ phí, “ông trùm” BOT Phạm Quang Dũng tiếp tục đặt doanh thu nghìn tỷ
“Ông trùm” BOT Phạm Quang Dũng kỳ vọng doanh thu tăng trưởng 13% trong năm 2019 song mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 72 tỷ đồng, thấp hơn con số 77 tỷ của năm 2018. Riêng trong quý I.2019, công ty đã lỗ 13,6 tỷ đồng do thất thu phí từ các dự án BOT.
Công ty Cổ phần Tasco (Mã CK: HUT) của ông Phạm Quang Dũng vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2019 với kế hoạch tăng doanh thu tăng 13%. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận giảm 7% lợi nhuận so với năm 2018.
Lỗ nặng trong quý I.2019, Tasco của ông Phạm Quang Dũng giảm tham vọng lợi nhuận
Theo đó, “ông trùm” BOT này trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mục tiêu doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72 tỷ đồng.
Quý I.2019, Tasco của “ông trùm” BOT Phạm Quang Dũng bất ngờ báo lỗ 13,6 tỷ đồng do thất thu phí từ các dự án BOT. Cùng với đó, thị giá cổ phiếu HUT cũng rớt giá từ mức đỉnh với hơn 14.600 đồng/cổ phiếu xuống còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu thời điểm hiện tại. Điều này khiến cho 2 quỹ lớn là Pyn Elite Fund và nhóm quỹ VinaCapital cũng thua lỗ nặng vì khoản đầu tư này.
Mục tiêu lợi nhuận sụt giảm, theo Tasco, năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và đầu tư Bất động sản, HĐQT nhận định rằng đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội trong công tác hoạch định chiến lược, điều hành và quản trị rủi ro của Công ty.
Vì vậy HĐQT công ty xác định chiến lược trong 2-3 năm tới là tập trung vào những lĩnh vực đầu tư cốt lõi của Công ty là hạ tầng giao thông và bất động sản, thực hiện các dự án quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.
Cụ thể, Tasco sẽ tập trung công tác thu hồi nợ tại các dự án BĐS hiện tại. Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bàn giao sổ đỏ cho khách hàng và thu nốt 5% giá trị hợp đồng của Foresa Villa, Xuân Phương Residence. Hoàn thành thủ tục pháp lý để triển khai dự án: 48 Trần Duy Hưng và Foresa Mỹ Đình… Ngoài ra, “ông trùm” BOT dự kiến sẽ nghiên cứu và đầu tư các dự án quy mô nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Riêng đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, “gà để trứng vàng” của Tasco trong nhiều năm trước đây, năm 2019, Tasco sẽ thực hiện quyết toán dự án BT 39 với UBND tỉnh Thái Bình, đồng thời thực hiện thu hồi công nợ của dự án cũng như tìm kiếm đối tác nước ngoài hợp tác chiến lược trong lĩnh vực hạ tầng giao thông để
Thất thu từ phí, “ông trùm BOT” Tasco từ đại gia nghìn tỷ đến lợi nhuận èo uột
Video đang HOT
Tasco được biết đến như “ông trùm” trong lĩnh vực các dự án BOT, chuyên xây dựng các tuyến đường giao thông, sau đó thu phí. Tasco sở hữu hàng loạt dự án BOT, BT như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Hải Phòng; dự án xây dựng cải tạo nâng cấp quốc lộ 1; Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn qua tỉnh Thái Bình; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý – Mỹ Lộc…
Năm 2016, doanh thu của Tasco của “ông trùm BOT” Phạm Quang Dũng đạt 2.960,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 403 tỷ đồng. Bước sang năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của Tasco liên tục sụt giảm và đến thời điểm này chưa có dấu hiệu dừng.
Cụ thể, năm 2017, mảng kinh doanh bất động sản không đạt kỳ vọng đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp này. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 của Tasco đạt 2.195,4 tỷ đồng, sụt giảm 26% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 297,5 tỷ đồng.
Sau một năm chật vật không đạt doanh thu, lợi nhuận như kế hoạch đặt ra, ban lãnh đạo Tasco đặt kế hoạch kinh doanh thụ lùi với tổng doanh thu dự kiến năm 2018 là 2.100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 207 tỷ đồng. Thế nhưng mục tiêu này cũng hoàn toàn bị “phá sản” với lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty chỉ đạt 77,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của riêng Công ty mẹ đạt 163 tỷ đồng.
Đặc biệt, “ông trùm” BOT này còn bất ngờ báo lỗ 13,6 tỷ đồng trong quý I.2019.
Trong năm 2018, những dự án BOT “gà đẻ trứng vàng” như thu phí tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý – Mỹ Lộc, vốn giúp lợi nhuận của Tasco tăng hàng chục lần năm 2014 thời gian vừa qua liên tục bị người dân phản đối. BOT Mỹ Lộc có dấu hiệu lặp lại sự cố ở Tân Đệ, liên tục phải xả trạm do tài xế tập trung phản đối trạm thu phí. Nhiều lái xe đã lập chốt ở Trạm BOT Mỹ Lộc trên tuyến đường này, để phản đối việc thu phí.
Một số nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2018 không đạt kế hoạch đến từ việc thất thu phí tại các dự án BOT. Đơn cử như, dự án BOT Hải Phòng chưa được chấp thuận thu phí. Dự án BOT Tân Đệ dừng thu phí từ tháng 6.2018 và dự án BOT Mỹ Lộc dừng thu phí từ tháng 7.2018. Hai dự án này vốn là những dự án BOT “gà đẻ trứng vàng” đã giúp lợi nhuận của Tasco tăng hàng chục lần năm 2014.
Trong khi đó, đầu tư bất động sản (BĐS) theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng (đầu tư các dự án BT hạ tầng giao thông) của Tasco cũng không phải là “miếng pho mát dễ ăn” như lãnh đạo Tasco hằng mong muốn.
Đến nay, trong báo cáo tài chính quý I.2019 của Tasco những cái tên như dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thị đến đường 70, dự án xây dựng nhà ở cho CB Báo Nhân dân, Dự án khu nhà ở dinh thái Xuân Phương … đều nằm trong danh mục tài sản dở dang của Tasco với giá trị 1.719 tỷ đồng.
Cùng với tình hình kinh doanh đi xuống, một số quỹ ngoại dường như cũng không còn tỏ ra mặn mà đối với cổ phiếu Tasco. Cuối năm 2018, một cổ đông lớn của Tasco là quỹ ngoại Pyn Elite Fund đã bán ra 2 triệu cổ phiếu HUT, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 10,64%.
Theo danviet.vn
Pyn Elite Fund và VinaCapital đồng loạt thua lỗ với khoản đầu tư vào "ông trùm BOT" Tasco (HUT)
Tasco được đánh giá tiềm năng với hoạt động kinh doanh lõi là đầu tư, khai thác hạ tầng giao thông, đầu tư bất động sản. Tuy vậy, cổ phiếu của công ty lao dốc mạnh trong 2 năm qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ, ngay cả những quỹ tên tuổi như Pyn Elite Fund và VinaCapital.
CTCP Tasco (Mã CK: HUT) là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, khai thác hạ tầng giao thông, đầu tư bất động sản...Trong đó, hoạt động thu phí BOT được coi là "con gà đẻ trứng vàng" của Tasco khi doanh nghiệp này đã/đang khai thác các tuyến như BOT Mỹ Lộc (Nam Định), BOT Tân Đệ (Thái Bình), BOT Quốc lộ 10 (Hải Phòng), BOT Quốc lộ 1. Ngoài ra, VETC - công ty con của Tasco cũng là đơn vị vận hành hệ thống thu phí không dừng (ETC).
Bên cạnh làm các dự án BOT, Tasco cũng tham gia vào nhiều dự án BT để gia tăng quỹ đất, từ đó tham gia vào lĩnh vực bất động sản. Phần lớn các dự án bất động sản Tasco triển khai nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội như dự án Xuân Phương, Foresa Mỹ Đình, 48 Trần Duy Hưng...
Với hoạt động kinh doanh dựa trên 2 lĩnh vực chính là thu phí BOT và kinh doanh bất động sản, kết quả kinh doanh Tasco nhìn chung khá ổn định. Trong đó, 2016 được ghi nhận là năm hoạt động tốt nhất của Tasco với doanh thu 2.786 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 404 tỷ đồng.
KQKD Tasco lao dốc sau khi tạo đỉnh năm 2016
Tuy vậy, kể từ sau đỉnh cao năm 2016, hoạt động kinh doanh của Tasco đang có dấu hiệu chững lại. Năm 2018, lợi nhuận Tasco đạt được chỉ là 66 tỷ đồng, giảm 78% so với năm trước đó. Đến quý 1/2019, Tasco thậm chí lỗ gần 14 tỷ đồng.
Một trong những lý do khiến lợi nhuận Tasco giảm sút đến từ những lùm xùm tại dự án BOT Tân Đệ, BOT Mỹ Lộc khiến doanh nghiệp bị dừng thu phí. Bên cạnh đó, các dự án bất động sản cũng chưa bàn giao hết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh.
Với kết quả kinh doanh kém tích cực trong những năm gần đây, cổ phiếu của Tasco (HUT) đã giảm khá mạnh và điều này khiến phần lớn cổ đông mới đầu tư vào HUT đều thua lỗ nặng nề.
Pyn Elite Fund, VinaCapital thua lỗ với khoản đầu tư vào HUT
Trong cơ cấu cổ đông Tasco, đáng chú ý có sự hiện diện của 2 cổ đông lớn là Pyn Elite Fund và nhóm quỹ VinaCapital, đây cũng là những quỹ ngoại lớn hàng đầu thị trường Việt Nam.
Pyn Elite Fund (tiền thân là Mutual Elite Fund) đầu tư vào HUT từ đầu năm 2015, đây cũng là giai đoạn quỹ này tất toán danh mục tại Thái Lan để chuyển hướng sang thị trường Việt Nam. Trong suốt giai đoạn từ 2015 đến 2017, Pyn Elite Fund liên tục mua qua sàn và thông qua các phát hành riêng lẻ, cũng như nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Tính riêng 2 đợt mua riêng lẻ năm 2015 và 2017, Pyn Elite Fund đã chi ra tổng cộng 120 tỷ đồng cho 10 triệu cổ phiếu HUT.
Có thể thấy, ngay khi sang Việt Nam, Pyn Elite Fund đã đặt nhiều niềm tin vào đà tăng trưởng của HUT và điều này đã được đền đáp bằng kết quả kinh doanh kỷ lục trong năm 2016. Tuy vậy, sau năm 2017 chững lại về kết quả kinh doanh, Pyn Elite Fund đã ngưng giải ngân mới vào HUT và thậm chí đã bán bớt cổ phiếu vào cuối năm 2018.
Hiện tại, thị giá cổ phiếu HUT chỉ còn hơn 3.000 đồng/cp, thấp hơn khá nhiều so với vùng giá 6.000 đồng - 11.000 đồng/cp (tính theo giá điều chỉnh) khi Pyn Elite Fund giải ngân giai đoạn 2015 - 2017. Đến lúc này, Pyn Elite Fund vẫn còn nắm giữ 28,57 triệu cổ phiếu HUT, tương ứng tỷ lệ sở hữu 10,64%.
Cổ phiếu Tasco (HUT) lao dốc cùng với KQKD kém tích cực
Trong khi đó, nhóm quỹ VinaCapital mới trở thành cổ đông lớn của HUT thông qua đợt phát hành riêng lẻ năm 2017 (Pyn Elite Fund cũng tham gia mua trong đợt này). Khi đó, nhóm quỹ VinaCapital đã mua 30 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 315 tỷ đồng. Sau giao dịch này nhóm VinaCapital nắm giữ 36,72 triệu cổ phiếu HUT, tương ứng tỷ lệ sở hữu 15,27%.
Kể từ khi trở thành cổ đông lớn, VinaCapital đã thực hiện khá nhiều giao dịch với cổ phiếu HUT và đến nay chỉ còn nắm giữ 30,12 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 11,99%. Tại mức giá hiện tại, 30 triệu cổ phiếu HUT mà VinaCapital nắm giữ chỉ còn giá trị khoảng 100 tỷ đồng, bằng 1/3 so với số tiền đã chi ra trong đợt phát hành riêng lẻ cách đây 2 năm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
26 dự án BOT sụt giảm doanh thu Các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có nguy cơ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu. Báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN cho biết, trong 57 dự án BOT do cơ quan này quản lý, có 27 dự án có doanh thu tăng...