Thất thu thuế từ ‘gã khổng lồ’ Facebook, Google
Doanh thu của mạng xã hội Facebook và cả Google từ thị trường VN tăng chóng mặt, lên đến hàng ngàn tỉ đồng/năm nhưng số thuế đóng khá “nhỏ giọt”.
Ảnh: Reuters – Đồ họa: Phúc Hải
Bỏ túi gần 9.000 tỉ đồng mỗi năm
Khá dễ dàng để người Việt có thể đăng quảng cáo trên Facebook. “Bạn cho Facebook biết mức tiền bạn muốn chi cho quảng cáo. Khi đó, chúng tôi sẽ cố gắng đem lại cho bạn nhiều kết quả nhất có thể với số tiền đó. Nếu muốn chi tiêu $5 ($ tức USD) một tuần, bạn có thể. Nếu muốn chi tiêu $50.000 một tuần, bạn cũng có thể thực hiện điều đó”, nội dung mời chào này hiển thị ngay trên trang. Ở mục quảng bá các câu chuyện thành công nhờ quảng cáo trên Facebook, trang này liệt kê hàng loạt công ty tại VN như Tugo, JupViec.vn, Juno, thẩm mỹ viện Ngọc Dung…
Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại VN ước đạt 550 triệu USD/năm. Trong đó, quảng cáo chi cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD, Google chiếm 152,1 triệu USD. Tính chung cả Google và Facebook đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo VN trong năm 2018 với doanh thu hơn 387 triệu USD, tương đương gần 9.000 tỉ đồng. So với trước đó, con số này tăng vọt. Năm 2013, ước tính doanh thu của Facebook chỉ đạt hơn 30 triệu USD, chiếm 23%. Công ty ANTS dự báo năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến VN ước khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD và Google 174,9 triệu USD. Hàng ngàn đơn vị trong nước chiếm chỉ khoảng 28%, đạt 180,9 triệu USD.
Doanh thu cao nhưng số thuế thu được từ 2 gã khổng lồ này khá “nhỏ giọt”. Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết trong chuyên đề thu thuế đối với thương mại điện tử, cơ quan thuế không thu trực tiếp từ Facebook, Google mà thu từ người mua dịch vụ gồm 2 nguồn. Thứ nhất là người trong nước mua quảng cáo phải nộp thuế nhà thầu và nguồn thu thứ hai là các đơn vị nước ngoài trả thu nhập cho người trong nước.
Đối với trường hợp người Việt nhận tiền thì dễ thu, còn trường hợp thứ nhất thì khó. Theo khai thác dữ liệu bán hàng qua mạng của Cục Thuế TP.HCM từ 5 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn, phát hiện có 18.903 tổ chức, cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube giai đoạn năm 2014 đến hết tháng 11.2017 với số tiền nhận là 1.092 tỉ đồng và 17,8 triệu USD. Tổng số giao dịch của tổ chức, cá nhân với Google, Facebook là 423.787 giao dịch với tổng số tiền thanh toán là 672,8 tỉ đồng.
Số thuế thu được liên quan đến Facebook, Google khá khiêm tốn. 9 cá nhân có thu nhập phát sinh do cung cấp dịch vụ cho các trang mạng xã hội nước ngoài tự giác kê khai bổ sung với số thuế 1,4 tỉ đồng. Cơ quan thuế kiểm tra 38 tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh do cung cấp dịch vụ cho các trang mạng xã hội nước ngoài với số thuế truy thu là 5,9 tỉ đồng; số thuế chậm nộp, tiền phạt chậm nộp tờ khai là 2,2 tỉ đồng.
“Soi” dòng tiền ra vào thẻ
Hoài nghi về doanh số của Facebook và Google tại VN năm 2018 hơn 387 triệu USD, luật sư Trần Xoa – Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang cho rằng cần xem lại con số này được thống kê như thế nào và từ đó sẽ xác định được người mua quảng cáo của 2 đơn vị này để có thể thực hiện truy thu thuế nhà thầu.
Video đang HOT
Với doanh thu 387 triệu USD, số thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp nếu thu được sẽ lên hơn 37,7 triệu USD. Nếu đối tượng mua dịch vụ Facebook, Google là doanh nghiệp trong nước thì họ cần phải có hóa đơn để kê khai đưa vào chi phí. Nhưng nếu là cá nhân mua quảng cáo sẽ sử dụng thẻ quốc tế, thanh toán thẳng ra nước ngoài là chính. Mà đối tượng khách của 2 đơn vị này chủ yếu là cá nhân.
Đặc biệt với mạng xã hội Facebook, tới thời điểm này chưa có một đại lý chính thức nào được ủy quyền. Ngay trong phần chính sách về quảng cáo, trang này cũng nêu rõ, tại VN, khách hàng chỉ có thể thanh toán quảng cáo bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đồng thương hiệu gồm American Express, Mastercard, Visa hoặc bằng ví PayPal.
Riêng Google có một số đại lý quảng cáo chính thức tại VN nhưng đa số người dùng cũng có thể đăng ký và thanh toán trực tiếp. Như vậy có thể thấy đa số giao dịch này đều được thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế và tiền chảy vào tài khoản ở một nước khác của Facebook hay của Google. Trong khi đó, cả Facebook và Google đều không mở văn phòng tại VN nên “đầu mối” để kê khai, nộp thuế là hoàn toàn không có.
“Doanh nghiệp muốn chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán cần có đầy đủ các chứng từ, tờ khai hải quan nếu là hàng hóa…; cá nhân muốn chuyển tiền cho con du học, chữa bệnh… cũng cần có chứng từ đầy đủ. Nói thế để thấy, việc chuyển tiền từ VN ra nước ngoài không phải muốn chuyển là được.
Vậy hơn 387 triệu USD (nếu có) chuyển qua thẻ tín dụng, tại sao ngân hàng cho chuyển? Ngành thuế và ngân hàng cần ngồi lại với nhau mới giải quyết được bài toán này chứ không thể nào yêu cầu phía Facebook hay Google đặt trụ sở tại VN để có thể thu thuế.
Cơ quan thuế cần tuyên truyền nhiều hơn cho các cá nhân hiểu rằng nếu mua các dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, Google… sẽ phải nộp thuế nhà thầu”, luật sư Xoa đề xuất.
Theo thanhnien.vn
Apple và Google bị "ném đá" vì thu thuế quá cao trên App Store
Những lời phàn nàn và những sáng kiến lách luật trên các cửa hàng ứng dụng đã khiến các nhà phân tích của Wall Street phải lo lắng.
Ngày càng có nhiều phía phản ứng dữ dội với các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google, với nhiều công ty cho biết các ông lớn ngành công nghệ này đang thu thuế quá cao để kết nối người tiêu dùng với các sản phẩm của các nhà phát triển.
Netflix và các nhà sản xuất game như Epic Games và Valve là một trong những công ty gần đây đã cố gắng vượt qua rào cản của cửa hàng ứng dụng, hoặc phàn nàn về chi phí mà Apple và Google đang bắt họ phải trả.
Việc các công ty chỉ trích về nền kinh tế của cửa hàng ứng dụng là không có gì mới. Tuy nhiên, số lời phàn nàn ngày càng gia tăng, kết hợp với các cách tiếp cận người dùng mới, với sự kiểm soát quy định và áp lực cạnh tranh đang đe doạ những mỏ vàng kỹ thuật số của Apple và Google.
Ben Schachter, một nhà phân tích tại Macquaire chia sẻ: "Có vẻ như có thứ gì đó đang sôi lên ở đây. Số tiền đang trở nên quá lớn. Họ không muốn trả hàng tỷ USD cho Apple và Google."
Apple và Google đã mở ra cửa hàng ứng dụng của họ vào năm 2008, và họ đã nhanh chóng phát triển thành các thị trường mạnh mẽ nơi mà họ kết nối những nhà phát triển độc lập với hàng triệu người dùng smartphone. Để đổi lại, các công ty này sẽ lấy đi 30% số tiền mà người tiêu dùng trả cho những nhà phát triển.
Trong gần cả thập kỷ, các công ty này đã được khen ngợi vì đã giúp phát triển một nền kinh tế ứng dụng, được cho là sẽ tăng trưởng lên 157 tỷ USD vào năm 2022, từ mức 82 tỷ USD của năm ngoái. Nhưng gần đây, smartphone và ứng dụng đã trở nên quá quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng, đến nỗi những cửa hàng này đã liên tiếp bị chỉ trích vì đã lấy đi quá nhiều chiến lợi phẩm. Thay vì hỗ trợ đổi mới, Apple và Google thường được miêu tả như những nhà thu thuế, ngăn cản dòng chảy của đồng tiền giữa những người sáng tạo và người tiêu dùng.
Alex Austin, nhà đồng sáng lập của công ty điện thoại Branch chia sẻ: "Họ rất là mạnh tay để đảm bảo rằng những công ty này không trốn tránh trả tiền được. Họ có các nhóm theo dõi các luồng này để đảm bảo rằng họ luôn thu được thuế."
Tuần trước, Schachter đã cùng viết một báo cáo, tranh luận rằng các cước phí trên app store hiện tại là không bền vững. Apple và Google chiếm đến 30% số tiền đăng ký và các khoản tiền mua hàng trong ứng dụng được thực hiện trên các thiết bị điện thoại iPhone và các thiết bị Android sử dụng cửa hàng ứng dụng của Google. Khoảng 2 năm trước, những công ty này đã giảm mức hoa hồng xuống còn 15% trong một số trường hợp.
Nếu số tiền hoa hồng của cửa hàng ứng dụng giảm xuống từ 5 đến 15%, nó sẽ cắt đi 21% lợi nhuận của Apple, sau khi tính lãi và thuế, tính đến năm 2020, theo Macquarie ước tính. Google cũng sẽ có thể mất đi đến 20% nếu họ cắt đi một khoảng tương tự. Các công ty công nghệ ước tính sẽ thu về được hơn 50 tỷ USD, trước lãi và thuế, vào năm 2020, theo dữ liệu dự báo được Bloomberg biên soạn.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại cho các nhà đầu tư của Apple, nhưng người kì vọng rằng App Store sẽ hỗ trợ sự phát triển của mảng kinh doanh dịch vụ của công ty. Apple thường nhấn mạnh vào những thành công của cửa hàng App Store trong các cuộc họp báo cáo thu nhập với các nhà phân tích.
Google cũng có nhiều sơ hở, nhất là với những vấn đề pháp lý. Một phán quyết chống độc quyền của Liên minh châu Âu gần đây yêu cầu công ty ngừng tự động cài đặt app store trên điện thoại Android tại châu Âu (Google vẫn đang chống lại phán quyết này.) Điều này có thể khiến nhiều nhà sản xuất ứng dụng muốn đi vòng qua Google, thu hút khách hàng thông qua web hoặc thông qua quan hệ đối tác với các công ty khác. Schachter chia sẻ: "Trên toàn thế giới, mọi người đang tìm cách chống lại các công nghệ Mỹ. Đây dường như là một cách tự nhiên để làm điều đó."
Những khiếu nại về thuế của cửa hàng ứng dụng đã bùng nổ trong năm 2015, khi mà Apple và Google đào sâu hơn vào mảng kinh doanh nội dung kỹ thuật số, khiến cho họ trở thành những đối thủ chứ không chỉ còn là các đối tác phân phối. Vào năm 2015, công ty stream nhạc Spotify đã bắt đầu gửi email cho khách hàng để thông báo rằng họ nên huỷ đăng ký được mua thông qua cửa hàng App Store của Apple.
Vào ngày thứ ba, công ty stream video Netflix cho biết họ đang thử nghiệm một cách để vượt mặt hình thức đăng ký trong ứng dụng của Apple bằng cách gửi cho người dùng website của riêng họ. Hiện tại, người dùng Netflix trên iPad và iPhone có thể đăng kí thông qua hệ thống mua hàng trong ứng dụng của App Store. Điều này làm cho việc đăng ký đơn giản hơn, nhưng cũng giúp Apple thu về 15% khoản phí từ những thuê bao đăng ký. Vào tháng 5, hình thức thanh toán trên Google Play đã không còn khả dụng đối với khách hàng mới hoặc khách hàng gia nhập lại, theo trang web của Netflix.
Trên iPhone tại Mỹ, Netflix là ứng dụng giải trí số một dựa trên số tiền mà người dùng đã chi trả, và là ứng dụng giải trí được tải nhiều nhất trên Google Play trong vòng 90 ngày qua, theo App Annie.
Có lẽ chỉ những dịch vụ trực tuyến phổ biến nhất mới có thể mạo hiểm và tách rời ra khỏi cửa hàng ứng dụng của Apple và Google. Bỏ qua những kênh phân phối hùng mạnh này sẽ là một bước đi sai lầm cho nhiều nhà xuất bản ứng dụng, theo Danielle Levitas, phó chủ tịch cấp cao của App Annie cho hay.
Theo đồng sáng lập Branch, anh Austin, điều này cho thấy hệ thống này có nhiều sơ hở như thế nào. Đa phần các nhà phát triển muốn sử dụng cửa hàng ứng dụng, nhưng nhiều người không muốn trả phí cho Apple và Google, vì vậy họ phải mạo hiểm với hình thức phân phối trên web.
Austin nhận định: "Nếu bạn là một công ty nhỏ và đang phát triển, bạn thực sự không thể nào bán hình thức đăng ký trên web di động. Bằng việc tiêu diệt thuế trên cửa hàng ứng dụng, họ có thể làm giảm đi rào cản cuối cùng cho một số lượng lớn các công ty."
Tham khảo Bloomberg
Người được Google trả 727.000 USD/3 năm ở Quảng Nam chủ động nộp thuế Trong vòng 3 năm, một người dân ở Quảng Nam được Google chi trả tổng cộng 727.000 USD nhưng không nộp thuế, chỉ khi cơ quan chức năng gửi thông báo về địa phương thì người này mới chủ động nộp thuế theo quy định. Chiều 14/8, lãnh đạo Cục thuế Quảng Nam cho biết, người được Google chi trả 727.000 USD/3 năm...