Thất thoát tiền tỷ, 7 ‘quan’ bưu điện được hưởng án treo
Để hợp thức hóa cho những khoản chi lên tới hàng tỷ đồng, các “quan” bưu điện đã tìm cách “phù phép” ra hàng loạt hóa đơn khống. Cho rằng các bị cáo đã khai báo thành khẩn, khắc phục toàn bộ số tiền, Tòa đã tuyên cho cả 7/7 bị cáo trong vụ án được hưởng án treo.
Ngày 3/8, sau 5 ngày nghị án, TAND TP.HCM đã tiến hành tuyên án với vụ “ cố ý làm trái…”, “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần vật tư Bưu điện (Potmasco) có tiền thân là Công ty vật tư Bưu điện 2.
Theo đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo Phạm Thanh Bình (48 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần vật tư Bưu điện) và Vũ Huy Hoàng (58 tuổi, nguyên Giám đốc Trung tâm kinh doanh 1) cùng mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo tại tòa
Liên quan đến vụ án, 5 cán bộ còn lại nguyên là Tổng giám đốc, Giám đốc các Trung tâm kinh doanh, Giám đốc trung tâm sản xuất kinh doanh, kế toán trưởng thuộc Công ty Cổ phần vật tư Bưu điện bị tòa tuyên phạt mức án từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù nhưng đều cho hưởng án treo về một trong hai tội “cố ý làm trái” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Riêng hai bị cáo Trần Văn Thùy (57 tuổi, nguyên kế toán trưởng Hợp tác xã vận tải Quyết Tâm) và Dương Phước Hải (42 tuổi, xã viên hợp tác xã Quyết Tâm) lần lượt lãnh án 3 năm tù cho hưởng án treo và 2 năm 6 tháng tù treo cùng về tội “tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá giả khác”.
Theo cáo trạng, ngày 9/9/1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ký quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty vật tư Bưu điện 2. Đầu năm 1998, Nguyễn Quốc Hùng – nguyên Phó Giám đốc Bưu điện TP. Cần Thơ được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc. Năm 1993, Công ty này được đổi tên thành Công ty cổ phần vật tư Bưu điện (Potmasco).
Quá trình hoạt động, từ tháng 1/2003 đến tháng 9/2007, các đơn vị của Công ty cổ phần vật tư Bưu điện trúng thầu gói thầu cung cấp máy móc, thiết bị điện thoại, dây cáp cho Bưu điện các tỉnh trên cả nước. Để vận chuyển lượng thiết bị trên, các trung tâm kinh doanh đã ký hợp đồng với Hợp tác xã vận tải Quyết Tâm và một số đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa.
Trong tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhóm cán bộ nguyên là Giám đốc các trung tâm kinh doanh đã rút tiền của đơn vị để tiêu xài nhưng không xuất trình được hóa đơn chứng từ, trong đó có nhiều khoản chi lên tới hàng trăm triệu đồng.
Để hợp thức hóa các khoản chi trên, các giám đốc này đã móc nối với Trần Văn Thùy, Dương Phước Hải và một số đơn vị khác ký các hợp đồng khống bao gồm hợp đồng thuê xe đi công tác, hợp đồng vận chuyển hàng hóa…đồng thời nâng khống số tiền vận chuyển đưa cho Phạm Thanh Bình ký nháy trình xét duyệt, xuất hóa đơn hợp thức hóa các khoản tiền chi không rõ mục đích.
Sở dĩ để xảy ra sai phạm trên là do sự thiếu trách nhiệm của bị cáo Nguyễn Quốc Hùng – nguyên Tổng giám đốc công ty và kế toán trưởng Hồ Hoàng Anh. Hành vi trên của các bị cáo đã diễn ra trong suốt thời gian dài, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng hơn 2,9 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Mặt khác, những bị cáo này cũng cho rằng vì áp lực kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để đạt được hiệu quả buộc phải chi ra nhiều khoản tiền lớn để chăm sóc khách hàng…nên mới dẫn đến sai phạm.
Sau khi nghị án, căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định có đủ cơ sở kết luận các bị cáo đã phạm tội như cáo trạng truy tố.
Tuy nhiên, Tòa cũng cho rằng quá trình điều tra các bị cáo đều thành khẩn khai báo, đã nộp tổng cộng hơn 4 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, tất cả 9/9 bị cáo trong đó có 7 cán bộ ngành bưu điện đều có nhân thân tốt, có thời gian cống hiến và từng đạt nhiều thành tích trong quá trình công tác…nên không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.
Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết phải áp dụng mức án tù đối với bất cứ bị cáo nào trong vụ án và tuyên cho tất cả các bị cáo được hưởng án treo.
Trước đó, phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với từng bị cáo, trong đó mức án đề nghị cao nhất với một bị cáo là 5 năm tù.
Theo VietNamNet
Xét xử 17 thầy cô giáo "bòn rút" hàng tỷ đồng
Ngày 9-7, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên sơ thẩm, xét xử vụ cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đối với các bị cáo Phan Văn Kích (SN 1958, nguyên hiệu trưởng), Nguyễn Hồng Phong (SN 1960, nguyên hiệu phó) và Hồ Thị Bích Hà (SN 1971, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài vụ).
Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến tháng 7-2011, tại trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, Phan Văn Kích, Nguyễn Hồng Phong, Hồ Thị Bích Hà lợi dung chức vụ, quyền hạn được giao, thống nhất lập khống chứng từ, đưa vào thanh toán, thu các khoản của trường bỏ ngoài sổ sách kế toán để sử dụng chi trái nguyên tắc, chế độ gây thiệt hại đối với Nhà nước hàng tỷ đồng.
Trong đó, bị cáo Kích gây thiệt hại hơn 735 triệu đồng, bị cáo Phong liên đới gây thiệt hại hơn 335 triệu đồng và bị cáo Hồ Thị Bích Hà liên đới gây thiệt hại trên 571 triệu đồng. Hành vi của các bị cáo Kích, Phong và Hà đã phạm vào tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan vụ án này còn có 17 cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Tuy nhiên, xét mức độ, tính chất phạm tội, Viện KSND tỉnh kiến nghị xử lý hành chính. Riêng đối với một số cá nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định đã xuất các hóa đơn không đúng thực tế, tạo điều kiện cho các bị cáo thanh toán, rút tiền sử dụng sai quy định, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Viện KSND tỉnh đề nghị cơ quan Thuế xử lý theo quy định pháp luật.
Sau khi đại diện Viện KSND tỉnh kết thúc phần đọc cáo trạng, hội đồng xét xử dành phần lớn thời gian trong ngày xử đầu tiên để xét hỏi, thẩm vấn các bị cáo. Trong phần xét hỏi, các bị cáo Kích, Phong và Hà đều thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng Viện KSND tỉnh Phú Yên truy tố.
Tuy nhiên, từng bị cáo cũng thừa nhận do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ nên đã làm sai, chứ họ không vụ lợi cá nhân. Do đó, xin hội đồng xét xử xem xét động cơ, hành vi phạm tội, hoàn cảnh gia đình cụ thể của từng người để xem xét lượng hình phạt, cũng như việc bồi thường trách nhiệm dân sự.
Sau khi thẩm vấn các bị cáo, gần cuối buổi chiều 9-7, hội đồng xét xử đã tiếp tục xét hỏi, thẩm vấn một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong số 43/56 cá nhân theo giấy triệu tập của tòa.
Hôm nay 10-7, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Theo ANTD
Hầu tòa vì chiếm đoạt tiền huê Sáng 9/7, TAND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Lài (SN 1976, trú 78/36C Tuệ Tỉnh, Nha Trang) 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Phạm Thị Lài Theo cáo trạng, đầu năm 2009, Lài quen biết chị Tô Thị Thơm, bắt đầu chơi huê và vay...