Thất nghiệp, tôi không biết phải đối diện với bố mẹ thế nào khi về quê ăn Tết
Đã nửa năm nay tôi không có việc làm, chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập song cũng ế ẩm, chẳng được bao.
Thế nhưng mỗi lần gọi điện về nhà, ba mẹ hỏi công việc thế nào, tôi vẫn nói ‘con ổn’ để ba mẹ yên tâm. Tết này về nhà, tôi lại càng thêm áp lực bởi năm qua chưa làm được những mục tiêu đề ra, lại khiến ba mẹ thêm phiền lòng.
Tốt nghiệp đại học 2 năm, nhưng chuyên ngành của tôi khá khó xin việc, tôi đã tự tìm hiểu, học thêm để chuyển sang một ngành mới. Đi làm trái ngành cũng rất nhiều khó khăn khi thiếu kiến thức nền tảng. Thế rồi tôi cũng may mắn được tuyển vào một doanh nghiệp, có một công việc khá tốt. Làm ở đó khoảng 1 năm rưỡi, tôi bị buộc thôi việc vì xã hội đen đến tận công ty để đòi nợ nhiều lần.
Thất nghiệp, nửa năm nay tôi chuyển sang làm xe ôm công nghệ nhưng không dám nói thật với gia đình (Ảnh minh họa)
Nghe đến đây chắc hẳn ai cũng nghĩ tôi ăn chơi xa đọa hoặc cờ bạc gì đó nên mới mắc nợ xã hội đen. Nhưng mọi chuyện bắt nguồn từ sự cả tin của tôi. Vì tin tưởng một người bạn đại học, tôi đã đồng ý góp vốn đầu tư, kinh doanh online chung. Thế nhưng khi tôi vừa đi vay được hơn 100 triệu về góp vốn thì chỉ vài ngày sau cậu ta biến mất cùng số tiền tôi đã đưa. Với một sinh viên mới ra trường, đó là số tiền không hề nhỏ, hơn nữa càng ngày lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền của tôi vay tăng theo cấp số nhân. Thời điểm đó, khi chưa có tiền trả nợ, nhiều lần chủ nợ thuê xã hội đen đến tận công ty tôi để đòi nợ. Vì làm mất trật tự, ảnh hưởng đến công việc của công ty nên tôi bị cho nghỉ việc.
Để kiếm thu nhập, có tiền trả nợ và trang trải cuộc sống, tôi chấp nhận đi chạy xe ôm công nghệ từ sáng đến tận đêm khuya. Có những hôm 12h đêm điện thoại nổ đơn ship đồ ăn, hay chở khách tôi cũng đi. Cũng đã gần nửa năm tôi chuyển sang chạy xe, thế nhưng thu nhập kiếm được cũng chẳng đáng bao, số nợ phải trả vẫn còn rất nhiều. Thế nhưng mỗi lần ba mẹ ở quê gọi điện lên, tôi đều cố tỏ ra mình ổn, nói công việc vẫn ổn, sức khỏe vẫn tốt.
Video đang HOT
Mấy tháng rồi tôi chưa về nhà thăm ba mẹ, phần vì bận đi làm kiếm tiền, phần vì sợ về nhà ba mẹ biết được tình trạng hiện nay của mình sẽ càng thêm lo lắng. Lại mội năm nữa sắp trôi qua, có bao dự định tôi chưa thể hoàn thành. Tết năm ngoái tôi đặt mục tiêu Tết năm nay sẽ cho ba mẹ 20 triệu để ăn Tết, đổi cho mẹ chiếc xe đạp cũ sang xe đạp điện để mẹ đi chợ bán rau đỡ vất vả hơn, thế nhưng tôi vẫn chưa làm được bất cứ điều gì, lại mang về cả một khoản nợ lớn. Cuối năm cũng bởi vậy mà càng thêm áp lực.
Lấy chồng 10 năm chưa một lần được về ngoại ăn Tết, cô vợ quyết 'vùng lên' vào năm thứ 11
Con gái đi lấy chồng rồi, phải chăng bố mẹ mình sẽ luôn ở sau bố mẹ chồng trong danh sách ưu tiên?
Chẳng phải tự nhiên mà người ta lại bảo con gái lấy chồng rồi sẽ trở thành "khách" về thăm nhà, thăm bố mẹ - những người đã sinh thành, dưỡng dục mình nên người. Câu nói "dâu là con, rể là khách" cũng có hàm nghĩa đó.
Dù có đang sống chung với bố mẹ chồng hay không, gần như mọi người luôn mặc định vợ chồng sẽ phải đón Tết ở bên nội, còn bên ngoại chỉ về thăm 1-2 ngày mà thôi.
Đã kết hôn được 10 năm, Diệp An - Người phụ nữ 35 tuổi vẫn chưa thể gạt bỏ cảm giác áy náy, dằn vặt vì Tết năm nào cũng để bố mẹ già lủi thủi với nhau, đón giao thừa một mình.
Ảnh minh họa
"Đêm trước khi tôi lên xe hoa, bố mẹ tôi có dặn rằng kết hôn rồi, nhớ phụng dưỡng bố mẹ chồng, làm người con dâu hiếu thảo. Lúc đó, tôi mới 25 tuổi, còn trẻ người non dạ nên cũng chẳng nghĩ gì nhiều về lời căn dặn ấy. Mãi cho tới sau này, khi đã trưởng thành hơn vì chẳng thể nũng nịu bố mẹ, được bố mẹ cưng chiều nữa, tôi mới hiểu ra lời dặn dò ấy thật cay đắng làm sao.
10 năm tôi đi lấy chồng cũng là 10 năm bố mẹ tôi phải đón Tết một mình. Tôi là con một, lại lấy chồng xa, Tết năm nào vợ chồng tôi cũng về quê chồng. 10 giao thừa đã qua, không có đêm nào là tôi không khóc khi nghĩ về bố mẹ mình.
Đã rất nhiều lần tôi ngỏ ý với chồng về việc sẽ về quê ngoại đón Tết nhưng trăm lần như một, chồng tôi đều gạt phăng đi. Đương nhiên, bố mẹ chồng cũng vậy. Chồng tôi cũng là con một, đời nào ông bà chịu để chúng tôi về ngoại đón Tết cơ chứ" - Diệp An trải lòng trên Weibo.
Diệp An cho biết hiện tại, bố cô đã bước sang tuổi 82, còn mẹ cô cũng đã tròn 76. Ở tuổi xế chiều ấy, chỉ có hai ông bà sống với nhau hàng ngày đã là quá cô đơn. Tới những dịp lễ Tết, thấy hàng xóm có con cháu về thăm, sum vầy sung túc, làm sao không chạnh lòng, không buồn tủi cho được.
Ảnh minh họa
"Tết năm nào bố mẹ cũng gọi điện, nói với tôi rằng không sao, không cần lo gì cho bố mẹ cả, cứ ở bên đấy - ý là bên nhà chồng đó, lo mọi việc cho tươm tất rồi về thăm bố mẹ cũng được, không sao cả. Và năm nào cũng thế, vợ chồng con cái chúng tôi cũng chỉ về nhà ngoại được 2 ngày, rồi lại khăn gói lên thành phố, tiếp tục làm việc.
Tôi biết bố mẹ thương con gái, chẳng muốn tôi nặng lòng suy nghĩ nên tỏ ra ổn vậy thôi. Chứ có mỗi một mụn con, làm sao mà không buồn cho được khi lễ Tết chỉ có hai ông bà với nhau" - Diệp An chia sẻ.
Sau 10 năm làm nàng dâu ngoan, chưa một lần làm trái ý bố mẹ chồng, năm nay, Diệp An quyết tâm không thể tiếp tục chiều lòng bố mẹ chồng mà để những người dứt ruột sinh ra mình phải lủi thủi ngày tết được nữa.
"Cách đây 3 ngày, tôi đã về quê thăm bố mẹ chồng và thông báo với ông bà, năm nay, tôi và con sẽ về ngoại đón Tết. Đương nhiên, bố mẹ chồng tôi không đồng ý, bực bội ra mặt. Nhưng tôi quyết tâm rồi. Tôi nói rằng suốt 10 năm qua, cái tết nào nhà nội cũng sum vầy. Bố mẹ chồng có một người con thì bố mẹ tôi cũng vậy. Ông bà nội biết cô đơn tủi hờn nếu con cháu không về, thì ông bà ngoại cũng thế.
Năm nay, mẹ con tôi nhất quyết về quê ngoại. Còn chồng tôi chắc sẽ vẫn về nhà nội thôi. Làm vậy, hàng xóm có thể dị nghị, nói ra nói vào nhưng tôi mặc kệ, bố mẹ tôi vẫn quan trọng hơn! Ông bà cũng đã già cả rồi, chẳng biết còn đón được bao nhiêu cái Tết nữa. Nếu không về, tôi sợ mình sẽ hối hận, day dứt cả đời mất" - Diệp An khẳng định.
Cuối bài tâm sự của mình, Diệp An không quên nhắn nhủ với các cô gái còn son rỗi, chưa kết hôn một bài học thấm thía: "Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chỉ muốn theo đuổi tình yêu thôi, mọi lời khuyên của bố mẹ đều chẳng có ý nghĩa gì. Ngày xưa, bố mẹ tôi cũng từng phản đối vì nhà chồng tôi xa quá nhưng tôi đâu có chịu nghe, càng không thể nghĩ xa tới việc vì nhà chồng ở xa nên Tết chẳng thể về nhà mình.
Thế nên nếu bạn là con gái và là con một, khi chọn chồng hãy nghĩ tới bố mẹ mình một chút nhé!" .
Vì chồng nhắn nhầm vào điện thoại, tôi mới biết anh có rất nhiều tiền Thấy vợ ngạc nhiên và khen ngợi hết lời, anh còn nói ngôi nhà chúng tôi đang sống là tiền của anh làm ra chứ không phải của bố mẹ cho. Sau ngày cưới, chồng giao toàn bộ tiền vàng cưới cho vợ giữ. Anh bảo lương thấp, mỗi tháng chỉ đưa cho vợ được 12 triệu để chi tiêu sinh hoạt. Vì...