Thất nghiệp tăng cao, nước Mỹ mất sạch 22 triệu việc làm đã tạo ra trong hơn 10 năm qua
Đại dịch Covid-19 và việc doanh nghiệp đóng cửa bắt buộc trên khắp thế giới đã khiến cho số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục ở mức rất cao.
Kinh tế Mỹ chỉ mất 4 tuần để đánh mất toàn bộ thành quả của thị trường lao động có được trong suốt 11 năm qua.
Đại dịch Covid-19 và việc doanh nghiệp đóng cửa bắt buộc trên khắp thế giới đã khiến cho số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục ở mức rất cao. Tổng số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua là 5,245 triệu người, theo công bố mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.
Kết hợp với ba báo cáo về số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp lần đầu trong tuần qua, tổng số lượng người Mỹ đã nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong 4 tuần qua là 22,025 triệu người. Số lượng này chỉ thấp hơn chút so với con số 22,442 triệu người mà nước Mỹ đã có thêm được từ tháng 11/2009 khi mà số lượng việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng sau Đại Suy thoái.
Nếu có thêm 417 nghìn người Mỹ nữa nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, toàn bộ thành quả việc làm mà kinh tế Mỹ có được sẽ mất hết, kịch bản đó nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tuần này.
Tốc độ người Mỹ mất việc làm như vậy chưa từng có tiền lệ. Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Principal Global Investors, bà Seema Shah, nhận xét: “Dù rằng số lượng người thất nghiệp lần đầu giảm trong tuần qua, nó cũng vẫn đồng nghĩa rằng toàn bộ việc làm mới mà nước Mỹ có được tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bị mất. Không chỉ vậy, với nhiều người lao động không được tính đến trong con số trên cũng đã mất việc, con số người mất việc thực tế thậm chí còn tồi tệ hơn những con số công bố”.
Video đang HOT
Bà nói thêm: “Những lo lắng cho khoảng thời gian nửa sau của năm nay có thể đang bị đánh giá thấp. Dù rằng chính phủ nhiều nước đang cố gắng nới lỏng các quy định phong tỏa, việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ chỉ diễn ra dần dần, gây ra nhiều áp lực tài chính lên các doanh nghiệp và hộ gia đình, làm giảm nhu cầu và cho thấy kinh tế sẽ hồi phục chậm”.
Dù rằng báo cáo cuối cùng về thị trường lao động Mỹ tháng 4/2020 sẽ phải chờ đến ngày 8/5/2020 mới được công bố, báo cáo mới nhất về thị trường việc làm phi nông nghiệp Mỹ cho thấy tốc độ sa thải tại các nhà hàng quán bar quá lớn sau khi chính phủ yêu cầu phần lớn trong số họ đóng cửa hoạt động kinh doanh.
Trung Mến
Động lực tăng trưởng chiếm 60% GDP năm ngoái đã 'hụt hơi', Trung Quốc có thể hồi sinh mạnh mẽ sau 2 tháng phong toả?
Cụm từ "chi tiêu bù" đã được cư dân mạng Trung Quốc gần đây sử dụng rất nhiều, trong bối cảnh hoạt động kinh tế được nối lại sau 2 tháng phong toả. Tuy nhiên, biện pháp hạn chế đã khiến kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1976, khi người tiêu dùng trung lưu ở khu vực đô thị lựa chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng vì lo ngại suy thoái.
Quan điểm về việc người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ chi tiêu mạnh tay hơn sau một thời gian bị "dồn nén" sẽ thúc đẩy đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như lại không phải là điều thực tế đối với tầng lớp trung lưu. Cụm từ "chi tiêu bù" (revenge spending) đã được cư dân mạng nước này sử dụng rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây, trong bối cảnh hoạt động kinh tế được nối lại sau 2 tháng phong toả.
Tuy nhiên, việc phong toả đã khiến kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1976, khi người tiêu dùng trung lưu ở khu vực đô thị lựa chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng vì lo ngại suy thoái kinh tế. Điều này khiến triển vọng việc làm trở nên u ám hơn và đẩy mức nợ lên cao.
Đối với tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, khoảng 400 triệu người theo ước tính của Bắc Kinh, sự bùng phát của Covid-19 đã phần nào làm lu mờ quan điểm rằng cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn và mức thu nhập trong tương lai sẽ luôn đủ để chi trả cho các khoản nợ đang gia tăng. Đó là ý nghĩ lạc quan của những người được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế trong nhiều thập kỷ.
Jane Zeng là một ví dụ điển hình cho nhóm người trên. Chị và chồng - một nhà quản lý quỹ, đang ở độ tuổi 40 và sở hữu 3 căn hộ ở Thâm Quyến. Tuy nhiên, gia đình này phải thanh toán khoản thế chấp hàng tháng là 60.000 tệ (8.500 USD). Con số này thực sự là một gánh nặng khi thu nhập hộ gia đình giảm xuống.
Vợ chồng Zeng đã mua căn hộ thứ 3 vào năm 2017 bằng một tài khoản vay - sử dụng căn nhà thứ hai làm tài sản thế chấp, cùng lúc đó đầu tư vào một cửa hàng đồ ăn vặt ở trung tâm thương mại. Khoản đầu tư trên đã có lãi cho đến khi Covid-19 bùng phát, khiến gia đình này phải chi trả thêm 20.000 tệ (2.800 USD)/tháng. Gánh nặng tài chính của họ trở nên nhẹ nhàng hơn khi thu nhập hộ gia đình là hơn 100.000 tệ/tháng từ tiền lương, lợi nhuận từ cửa hàng đồ ăn vặt và tiền thuê từ một căn hộ.
Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình chị trở nên khó khăn hơn khi Zeng mất việc ngay cả trước khi dịch bệnh diễn ra, thu nhập của chồng cũng sụt giảm và cửa hàng đồ ăn thì chịu lỗ. Chị chia sẻ: "Gia đình tôi sắp hết tiền, chúng tôi đã đầu tư quá nhiều mà không tích luỹ đủ cho những tình huống không thể lường trước như thế này. Việc chi tiêu bù sau đại dịch là điều mà tôi còn chưa nghĩ đến."
Hiện tại, vợ chồng chị đang cố gắng bán 2 căn hộ, nhưng lai có rất ít người tìm đến mua dù mức giá thị trường của căn hộ thứ 3 đã tăng tới 70.000 tệ/m2, trong khi mức giá trước khi dịch bệnh bùng phát mà chị Zeng mua là 60.000 tệ. Họ cũng đang cân nhắc về khoản vay bắc cầu từ 1 nhà cho vay tư nhân để chi tiền thế chấp, từ đó họ có thể đi vay một khoản khác từ ngân hàng. Zeng cho biết nhiều người bạn và họ hàng của chị cũng gặp vấn đề tương tự.
Những hộ gia đình như chị Zeng luôn là trọng tâm trong kế hoạch thay đổi mô hình kinh tế của Bắc Kinh, giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư và xuất khẩu nhà nước sang tiêu dùng trong nước, trong bối cảnh chi tiêu của người dân dường như có xu hướng không bao giờ dừng lại. Năm ngoái, tiêu dùng đóng góp khoảng 60% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh hiện đã khiến thu nhập và tài sản gia đình sụt giảm, khi hàng chục triệu lao động tạm thời bị mất việc và hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ ngừng hoạt động.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam hồi tháng trước cho thấy 60,9% trong số 3.143 hộ gia đình cho biết thu nhập năm 2020 của họ sẽ giảm so với năm ngoái. 25,9% cho biết thu nhập sẽ giảm đáng kể, 41,6% dự định cắt giảm chi tiêu trong năm nay.
Trong 1 cuộc khảo sát khác của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley thực hiện vào tuần trước, người tiêu dùng khu vực đô thị cho biết ý định du lịch hoặc giao tiếp xã hội của họ hiện vẫn ở mức khá thấp. Chỉ 25% trong số 2.000 người được hỏi dự kiến sẽ mua các loại hàng hoá không thiết yếu hoặc giao tiếp xã hội trong tuần tới. Ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc cũng có ý định chi tiêu nhiều hơn cho hàng tạp hoá và quần áo, nhưng cắt giảm đối với hàng xa xỉ và điện tử tiêu dùng.
Cho đến nay, Trung Quốc đã hạn chế mọi biện pháp giảm thuế và hoặc trợ cấp trực tiếp để hỗ trợ hộ gia đình chi trả phí dịch vụ. Thay vào đó, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào biện pháp kích thích kinh tế cũ, bơm tiền cho chính quyền địa phương để tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tín dụng cho hệ thống ngân hàng để thúc đẩy cho vay.
Chính quyền ở một số địa phương đã phát hành voucher mua sắm cho người dân nhằm thúc đẩy chi tiêu. Tuy nhiên, biện pháp này lại không mang lại hiệu quả vì giá trị của những phiếu mua hàng đó lại cực kỳ nhỏ và các cửa hàng có thể sử dụng lại bị hạn chế. Điều này khiến các doanh nghiệp vốn phụ thuộc vào người tiêu dùng gặp khó khăn.
Belle Liang - một nhân viên môi giới du thuyền tại đảo Hải Nam, cho biết: "Số lượng du thuyền đã qua sử dụng trên thị trường cao hơn ít nhất 30% so với năm ngoái." Ngoài ra còn có trường hợp một du thuyền được mua với giá 20 triệu tệ vào năm 2015 hiện chỉ còn 9 triệu tệ nhưng vẫn không có người mua. Liang cho rằng trong tương lai, những mẫu du thuyền nổi tiếng nhất thậm chí còn rớt giá mạnh hơn và chỉ còn khoảng 2 triệu tệ.
Tham khảo SCMP
Lục Lam
Sếp C.P Việt Nam: Nguyên liệu dự trữ sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ đủ đến hết tháng 5/2020, nhiều DN kiến nghị người dân ăn thịt gà, cá, thay thịt lợn Các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ ký hợp đồng thương mại nhập khẩu nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ, đồng thời cần khuyến khích gia tăng nguồn đạm động vật thay thế cho thịt lợn. Bởi thực tế, dù tất cả các doanh nghiệp chăn nuôi rất nỗ lực nhưng năng lực sản xuất, sản lượng đàn lợn Việt...