Thất nghiệp do dịch Covid-19, 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An được chiến sĩ công an ủng hộ 1 triệu làm lộ phí
4 mẹ con Nghệ An đã đạp xe được 10 ngày từ Đồng Nai về đến Ninh Thuận để trở về quê sau một khoảng thời gian không có việc làm do dịch Covid-19.
Theo thông tin từ công an huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt phòng dịch của đơn vị này đã gặp 4 mẹ con quê ở Nghệ An đạp xe về từ Đồng Nai.
Dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa, lực lượng phòng chống dịch bệnh của chốt kiểm soát Chung Mỹ (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã bắt gặp hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con người Nghệ An đang trên đường đạp xe về quê.
4 mẹ con đạp xe quãng đường gần 1500km để về quê. Ảnh: CA huyện Ninh Phước.
Được biết, 4 mẹ con quê ở Nghi Lộc (Nghệ An). Vì hoàn cảnh khó khăn nên cả gia đình phải bươn chải nơi đất khách quê người ở Trảng Bom, Đồng Nai. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 ập đến khiến 4 mẹ con đã thất nghiệp từ 4 tháng nay, hoàn cảnh gia đình càng thêm khó khăn.
Không còn tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt nên 4 mẹ con quyết định đánh liều đạp xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An. Chuyến đi bắt đầu đi từ ngày 9/7/2021 đến 19/7/2021 thì về đến Ninh Phước, Ninh Thuận.
Video đang HOT
4 mẹ con được các chiến sĩ công an quyên góp 1 triệu đồng để làm tiền lộ phí. Ảnh: CA huyện Ninh Phước.
Trước hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con người Nghệ An, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại đây đã chung tay đóng góp được 1 triệu đồng làm tiền lộ phí, kèm theo bánh kẹo, thức ăn, nước uống và bất kỳ thứ gì có thể ăn được tại Chốt đồng thời gửi lời chúc bình an đến 4 mẹ con có thể thuận lợi về quê.
Đám hỏi có 1-0-2 tại Nghệ An: Dàn bê tráp toàn các bác cao tuổi khiến CĐM lấy làm lạ
Người đăng tải bức hình cho biết: "Nghệ An đã có dịch COVID-19 từ lâu nhưng ở Thanh Chương vẫn chưa có ca dương tính nào cả. Họ chỉ phải thực hiện quy định hạn chế tụ tập đông người, vì thế vẫn có thể tổ chức đám hỏi dưới 20 người".
Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một đám hỏi vô cùng độc - lạ ở Nghệ An gây xôn xao. Theo đó, trang mạng có hàng triệu lượt người theo dõi chia sẻ: "Đám hỏi với dàn về tráp không thể chất hơn, vừa được diễn ra ở Thanh Chương (Nghệ An). Do quy định hạn chế tập trung đông người nên quân thanh niên không ai tham dự được. Rứa (vậy) là các bác/các chú mần (làm) luôn".
Kèm theo đó là hình ảnh chú rể vận chiếc áo dài màu đỏ, đứng cạnh dàn bê tráp, gồm 5 người đàn ông đã lớn tuổi, thậm chí đầu hai thứ tóc. Đây là điểm nhấn rất khác so với những đám hỏi truyền thống ở Việt Nam xưa nay. Bởi theo tục lệ, trong đám hỏi, nhà trai sẽ phải tìm những thanh niên chưa vợ, khỏe mạnh đến bưng tráp có khối lượng nặng như: tráp quả, tráp bia, tráp nước ngọt...
Chú rể và dàn bê tráp độc nhất vô nhị ở Nghệ An.
Được biết, đám hỏi trên diễn ra vào hồi đầu tháng 7/2021 tại Võ Liệt, Thanh Chương (Nghệ An). Người đăng tải bức hình cho biết: "Nghệ An đã có dịch COVID-19 từ lâu nhưng ở Thanh Chương vẫn chưa có ca dương tính nào cả. Họ chỉ phải thực hiện quy định hạn chế tụ tập đông người, vì thế vẫn có thể tổ chức đám hỏi dưới 20 người. Nhưng do không "kêu gọi" được thanh niên trong làng bê tráp giúp nên chú rể đã nhờ các bác cao niên, vừa lấy vía vừa tạo nét độc đáo cho đám hỏi giữa mùa dịch COVID-19".
Trên trang cá nhân, cô dâu trong đám hỏi đã gửi lời thông báo đến toàn thể người thân và họ hàng: "Kính gửi cô dì chú bác và tập thể các anh chị, bạn bè của em. Duyên đến thì em cũng chốt đơn nhưng chốt trúng mùa đại dịch. Cũng chỉ vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên chưa thể gửi những lời mời trân trọng nhất tới mọi người. Mong mọi người hiểu và thông cảm cho em.
Và em cũng chân thành cảm ơn lời chúc tốt đẹp - tuyệt vời nhất của mọi người dành cho vợ chồng em. Một lần nữa em cảm ơn mọi người rất nhiều. Đợi dịch đi qua, mọi thứ ổn định hơn, vợ chồng em sẽ tổ chức tiệc, trà... Tới lúc đó, em rất mong sự hiện diện và góp vui của mọi người. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn".
Ngay sau khi được đăng tải, bức hình trên đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng, nhất là người dân xứ Nghệ. Ai cũng cảm thấy ngỡ ngàng, cho rằng đây chính là sự "sáng tạo" của gia đình chú rể, đồng thời chúc cặp đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Cộng đồng mạng ngỡ ngàng. (Ảnh chụp màn hình)
Nickname Ngọc Phú bình luận: "32 năm sống trên đời, mình mới thấy một đám cưới có đội ngũ bê tráp hoành tráng như vậy! Xưa giờ, mọi người luôn quan niệm dàn bê tráp phải là nam thanh nhưng đúng là nhờ người lớn tuổi thế nào mới hay nè. Chú rể vừa xin vía sống hạnh phúc của các bác vừa tiết kiệm được khoản tiền thuê quần áo dài... Chúc mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ nhé, dù hơi buồn vì đám hỏi diễn ra đúng dịch".
"Có ai như tôi tò mò về dàn đỡ tráp của nhà gái không nhỉ? Nhà trai là các bác trung tuổi thì nhà gái cũng phải vậy mới tương xứng chứ? Mong dịch sớm kết thúc để đôi bạn trẻ tổ chức một đám cưới hoành tráng và vui vẻ. Chúc hai em hạnh phúc và sớm sinh quý tử nhé", thành viên Trung Thành bày tỏ.
"Đúng chất người dân xứ Nghệ mình luôn, làm cái gì cũng để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí của cộng đồng mạng. Rứa đám hỏi như vậy vừa tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch, vừa tiết kiệm và văn minh nữa chứ. Chúc mừng hạnh phúc cô dâu và chú rể", bạn Tâm Vũ chia sẻ.
Hiện đám hỏi trên vẫn gây chú ý trên mạng xã hội.
Nữ điều dưỡng gục ngã xuống đất khi trắng đêm làm nhiệm vụ ở vùng dịch: Lo và sợ khi có nhiều người quan tâm Diệu Hằng bày tỏ sự lo lắng khi hình ảnh bất ngờ nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Cô cũng chia sẻ công tác chống dịch tại Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng xét nghiệm đang tăng lên mỗi ngày. Thời gian này, tình hình dịch bệnh tại Nghệ An đang có những diễn biến...