Thất lạc máy chứa phóng sạ ở TP.HCM: Rất nguy hiểm với người
Một thiết bị chứa phóng xạ vừa bị thất lạc tại TP HCM khiến nhiều người lo ngại về sự nguy hiểm tới con người, môi trường từ chiếc máy này có thể gây ra nếu bị sử dụng bừa bãi.
Theo Thanh Niên, ngày 17/9, Công an quận Tân Bình (TP HCM) đang truy tìm một máy chứa phóng xạ bị thất lạc vào ngày 11/9 tại nhà ở hẻm 521 Nguyễn Đình Khơi, P.4, Q.Tân Bình.
Đây là máy chuyên dụng phải được bảo quản theo quy trình đặc biệt của Bộ KH-CN. Lượng phóng xạ bên trong máy có tác dụng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người và động vật khi tiếp cận ở cự ly gần.
Thiết bị chứa phóng xạ bị thất lạc – Ảnh: Nguyên Bảo/Thanh Niên
“Thông tin ban đầu từ cơ quan công an, khoảng 10 giờ ngày 15/9, Công ty A.C.A – T.B.D trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) đã đến trụ sở Công an P.4 (Q.Tân Bình) trình báo thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp Model 880Delta, sê ri: D3068 (do hãng Sentinel, Mỹ sản xuất), bên trong có 1 nguồn kín Model: IRS100, sê ri: N120588, Hojin Industrial Co., Ltd (do Hàn Quốc sản xuất) bị thất lạc vào ngày 11/9″, báo Thanh niên đăng tải.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Người đưa tin, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, loại thiết bị chứa phóng xạ nếu rơi vào tay người không biết sử dụng, mang ra chụp linh tinh thì sẽ rất nguy hiểm với người sử dụng mà môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc xác định mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào thời gian sử dụng của thiết bị để xác định lượng phóng xạ chứa bên trong và các yếu tố: thời gian, khoảng cách và điều kiện tiếp xúc.
“Thứ nhất, Lượng phóng xạ trong các thiết bị này thường giảm rất nhanh, khoảng 3 tháng giảm một nửa. Nếu thiết bị đã được sử dụng vài năm thì lượng phóng xạ bên trong coi như gần hết.
Video đang HOT
Thứ hai, nếu máy đó mới tinh nhưng để trong hộp, không sử dụng gì cả thì không ảnh hưởng gì, trừ khi đưa ra ngoài sử dụng không đúng cách thì mới gây hại.
Trong trường hợp máy mới và được sử dụng thì nó còn phụ thuộc vào việc tiếp xúc nhiều hay ít, tiếp xúc ngắn hay dài, có sát người hay không. Thời gian tiếp xúc, khoảng cách tiếp xúc, tiếp xúc trong điều kiện như thế nào?
PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Thế nên không thể kết luận được ngay là có ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài hay không khi chưa đầy đủ thông tin. Chỉ sợ lấy về không biết sử dụng, chụp linh tinh thì rất nguy hiểm”, ông Điền phân tích.
Tuy nhiên, ông Điền cũng cho biết, những vụ mất thiết bị chứa phóng xạ ở trong nước trước đây và ở nước ngoài không gây ảnh hưởng gì đến môi trường, sức khỏe con người. Bởi, trên các thiết bị loại này thường có ký hiệu phóng xạ nguy hiểm nên khi mất người nhặt được hoặc người cố tình ăn trộm thì cũng không dám sử dụng vì nghe đến đã sợ, không dám đụng đến.
“Chưa rõ nguyên nhân thất lạc thiết bị này là gì nhưng thực tế chiếc máy này chẳng dùng được gì, bán cũng không bán được vì không ai dám mua, dám sử dụng. Loại thiết bị này, người dùng cũng phải được cấp phép nên người có chuyên môn cũng không sử dụng được. Chả ai ăn trộm, đem phóng xạ về làm gì”, ông Điền nói.
H.Minh
Theo_Người Đưa Tin
Trẻ chết nhiều, vắc-xin vô can!
Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh 1 trẻ tử vong vì sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin không bằng tính mạng của 1,5 triệu trẻ khác không được tiêm chủng.
Nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tiêm vắc-xin nhưng vẫn lo âu sau một số ca tử vong sau tiêm Quinvaxem gần đây
Ngày 29/11, tại TP Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo về truyền thông trong công tác tiêm chủng nhằm đánh giá tổng quan về công tác tiêm chủng mở rộng trên thế giới và Việt Nam cũng như những rủi ro xảy ra gần đây.
Tất cả đều... không có bằng chứng
Sau hàng loạt trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin, tại hội thảo, đại diện ngành y tế đã đưa ra nhiều dẫn chứng, lập luận để khẳng định vắc-xin vô can.
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, nhận định sau 28 năm (1985-2013) triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc, ngành y tế đã đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu và thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về tiêm chủng mở rộng. Hiện Việt Nam đã triển khai tiêm miễn phí 11 loại vắc-xin phòng chống các bệnh nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ. Việt Nam cũng đã sản xuất được 10 trong số 11 loại vắc-xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trong khi đó, BS Trần Minh Như Nguyện, đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết 96% trẻ em dưới 1 tuổi ở Việt Nam được tiêm vắc-xin hằng năm. Ông Nguyện cũng cho rằng trẻ ở vùng xa xôi hẻo lánh cần được tiêm vắc-xin hơn vì điều kiện sống có mức độ phơi nhiễm cao hơn trẻ ở đồng bằng, thành thị.
GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, thống kê trung bình mỗi năm, ngành y tế ghi nhận từ 10-15 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Tất cả trường hợp tử vong đều được điều tra theo quy trình của WHO nhưng các kết luận đều không có bằng chứng cho thấy liên quan đến chất lượng vắc-xin.
Ông Hiển đặt vấn đề nếu các trường hợp trên tử vong do vắc-xin thì tại sao những trẻ còn lại được tiêm cùng lô vắc-xin lại không gặp vấn đề gì. Bên cạnh đó, quy trình tiêm chủng cũng được ông Hiển loại trừ khỏi nguyên nhân gây tử vong vì Bộ Y tế đã kiểm tra rất chặt chẽ. Ngoài ra, cũng không có bằng chứng để chê trách nhân viên ngành y tế năng lực kém, không kiểm soát được quy trình tiêm chủng mở rộng (?!).
Đề cập đến vấn đề cán bộ y tế non kém nghiệp vụ, lơ là dẫn đến sai quy trình khi tiêm chủng, ông Hiển khẳng định vấn đề này rất khó xảy ra. "Nếu tiêm cho trẻ vắc-xin không được bảo quản đúng điều kiện hoặc tiêm sai vị trí trên cơ thể cũng không dẫn đến tử vong" - ông Hiển nói.
Không có vắc-xin an toàn tuyệt đối
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định từ năm 2007 đến nay, đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B và Quinvaxem khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng không có lý do gì để dừng tiêm loại vắc-xin này. Việc các nước trên thế giới đã ngừng tiêm vắc-xin Quinvaxem thì ông Hiển cho hay ngành y tế "dần dần sẽ thay thế vắc-xin an toàn hơn nhưng tất cả các loại vắc-xin đều có phản ứng phụ. Bên cạnh đó, kinh phí cho việc thay thế vắc-xin có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng trong khi tổng chi phí cho chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2012 tại Việt Nam chỉ có 281 tỉ đồng".
Ngoài ra, GS-TS Nguyễn Trần Hiển khuyến cáo nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra ngay sau khi xảy ra phản ứng sau tiêm.
"Nếu sốc phản vệ được điều trị kịp thời sẽ tránh khỏi tử vong. Số trẻ tử vong vì không tiêm vắc-xin cao hơn rất nhiều so với trẻ tử vong đã tiêm chủng. Trong đó, 1 trẻ tử vong vì sốc phản vệ không bằng tính mạng của 1,5 triệu trẻ khác không được tiêm chủng. Chính vì thế, ngừng tiêm vắc-xin sẽ phải trả giá rất đắt" - ông Hiển khẳng định.
Chờ công an kết luận
Đề cập đến vấn đề 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Trần Hiển cho biết ngành y tế cũng đang chờ đợi kết luận từ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, ông Hiển đã loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc-xin và cho rằng vẫn có khả năng cán bộ y tế tiêm nhầm vắc-xin dẫn đến trẻ tử vong.
Theo Xahoi
Đắm tàu ở Nghệ An: Thêm 2 thuyền viên được cứu Đến 19h ngày 29/11, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp cận được con tàu bị sóng đánh chìm và đã cứu thêm được hai thuyền viên. Người thân ngóng chờ và hy vọng những ngư dân mất tích trở về Đến 19h ngày 29/11, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Hà tĩnh đã bất ngờ tiếp cận...