Thật không thể tin phụ nữ thời xưa phải đối phó với kinh nguyệt theo những cách “oái oăm” này
Ngày nay, nhờ băng vệ sinh và các sản phẩm vệ sinh trong kỳ kinh, các cô gái có thể làm mọi việc kể cả hoạt động thể thao hay đi bơi. Nhưng bạn có biết cho tới năm 1888 băng vệ sinh mới được phát minh và sau đó chúng cũng chưa thể trở thành vật phẩm hàng ngày của phụ nữ.
Khi đó, phái nữ thường không đủ khả năng để mua băng vệ sinh, và đến tận về sau giá của băng vệ sinh mới trở nên phải chăng hơn. Băng vệ sinh đã không thực sự được sử dụng cho đến năm 1929. Vậy trước đó các chị em đã đối phó với kinh nguyệt thế nào?
1. Mảnh vụn vải
Các mảnh vải hiển nhiên là lựa chọn thay thế cho băng vệ sinh. Vải có thể hấp thụ và giữ được kinh nguyệt trong khoảng thời gian tương đối dài và nhiều. Kể từ khoảng thế kỷ thứ 10, phụ nữ sử dụng mảnh vải vụn hoặc quần áo để giữ kinh nguyệt.
Những loại vải này cũng có thể dùng lại nhiều lần, sau khi dùng phái nữ sẽ phải giặt chúng. Việc này kéo dài ít nhất đến thế kỷ thứ 19, vì khi đó các tấm băng vệ sinh mới được phát minh. Tất nhiên, vào thời kỳ đó, không phải phụ nữ nào cũng có thể mua băng vệ sinh, nên việc dùng vải có thể kéo dài đến tận thế kỉ 20.
2. Giấy cói
Người Ai Cập cổ được cho là sử dụng loại giấy cói mềm thay băng vệ sinh. Cây cói được trồng và phát triển tự nhiên ở Ai Cập và được sử dụng nhiều mục đích, chủ yếu là viết.
Để làm giấy cói mềm mại, phụ nữ sẽ ngâm nó trong nước. Nước sẽ làm miếng giấy mềm hơn và dính lại với nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán, chưa có bằng chứng xác thực nào về việc này, vì các tài liệu cổ được ghi lại trên giấy cói mà loại giấy này rất dễ rách nên có những thông tin đã bị mất.
3. Len
Ở Hy Lạp cổ đại, người ta lấy len để sử dụng như băng vệ sinh. Thông thường, các thông tin về thời cổ đại chỉ được đưa ra qua các bằng chứng và lý luận, nhưng việc này lại có hẳn hồ sơ ghi chép lại. Băng vệ sinh len đã được Hippocrate – bác sĩ Hy Lạp cổ đại trong thế kỷ thứ IV và V ghi lại.
4. Vỏ cây tuyết tùng
Vỏ cây tuyết tùng, nghe thì có vẻ khô ráp và đau đớn, nhưng chúng đã được sử dụng bởi người Mỹ bản địa như màng thấm kinh nguyệt, thậm chí là tã. Mặc dù là loại cây thân cứng, nhưng nó ẩn chứa vài đặc tính có thể làm một miếng băng vệ sinh dù không quá thoải mái.
Video đang HOT
Trước hết, vỏ cây tuyết tùng rất nhẹ và mỏng. Thứ hai và quan trọng nhất là chúng có khả năng hấp thụ tốt. Đặc tính giữ độ ẩm tốt cũng như nhẹ làm cây tuyết tùng trở thành ứng viên sáng giá thay thế cho băng vệ sinh.
5. Bọt biển tự nhiên
Trong thời cổ đại, phụ nữ các vùng duyên hải đã sử dụng bọt biển tự nhiên như băng vệ sinh. Miếng bọt biển như chúng ta vẫn biết, có khả năng hấp thụ rất tốt. Dù vậy, người ta đặt ra câu hỏi liệu dùng miếng bọt biển từ biển có thực sự an toàn. Vì thời kì đó cách chúng ta hàng nghìn năm, nên các nhà khoa học khó mà tìm ra bằng chứng rằng sử dụng như vậy có gây ra tác hại gì hay họ có xử lí miếng bọt biển trước khi dùng.
Hiện nay, với nỗi sợ hội chứng nhiễm độc cấp tính, việc sử dụng bọt biển ở thời hiện đại tăng lên, do đó Cục quản lý dược liên bang đã nghiên cứu và phân tích rằng bọt biển không an toàn do vi khuẩn, men và các chất gây hại khác.
Mặc dù vậy, những miếng bọt biển này vẫn được bán và sử dụng bởi nhiều công ty. Với công nghệ tiên tiến hơn, những miếng bọt biển sẽ trải qua quy trình tẩy rửa và khử trùng kỹ lưỡng hơn, do đó rủi ro có thể giảm. Tuy nhiên, nếu những miếng bọt biển này có nguy cơ gây hại cao trong thế giới ngày nay, chúng chắc chắn có thể độc hại nhiều hơn ở hàng ngàn năm trước.
6. Cỏ
Cỏ được sử dụng như một miếng băng vệ sinh ở Châu Phi và Úc. Đầu tiên, chúng đơn giản chỉ là một tấm lót từ sợi cỏ và sợi thực vật. Sợi thực vật là những vật liệu như lanh hoặc bông vải.
Các băng vệ sinh được làm bằng cách đan các cuộn cỏ và rễ với nhau. Việc sử dụng cỏ ở bất kỳ hình thức nào cũng không hề dễ chịu. Một số loài cỏ, như thảm cỏ, có thể đủ mềm để sử dụng. Các loại cỏ khác, có thể gây ngứa, thô, khô, hoặc đau đớn.
Mặc dù có nhiều loại cỏ cũng không độc hại hay gây đau đớn, nhưng cỏ không nên được xếp vào hạng mục chăm sóc sức khoẻ kinh nguyệt. Đáng buồn, ở Châu Phi việc chăm sóc kinh nguyệt còn kém kể cả ngày nay, ở một số nơi phụ nữ vẫn phải dùng vải vụn và giặt chúng thường xuyên. Đôi khi chúng không kịp khô gây ra nhiễm trùng và các loại bệnh.
7. Giấy
Ở Nhật Bản, phụ nữ được cho là đã sử dụng cuộn giấy làm băng vệ sinh và băng nó lại tại chỗ. Có thể hiểu rằng việc này phải được thay trung bình khoảng 10 lần một ngày. Tuy nhiên, giấy ở Nhật Bản vào thời điểm đó đã có độ bền và thấm hút đáng kể.
8. Lông thỏ
Có nhiều minh chứng cho rằng phụ nữ đã dùng lông thỏ vào kỳ kinh nguyệt, nhưng có rất ít nguồn ghi chép xác minh điều này. Các nền văn hoá như người Mỹ bản địa, châu Phi và một số nơi chắc chắn đã sử dụng lông của thỏ và nhiều động vật khác cho nhiều mục đích khác nhau, như quần áo và chăn. Bởi lông thỏ rất mềm và dẻo dai, sẽ không đáng ngạc nhiên nếu phụ nữ sử dụng chúng để thấm kinh nguyệt hàng tháng, nhưng điều này là chưa chắc chắn.
9. Không gì cả
Trong thế kỷ 19 ở Châu Âu, phụ nữ để kinh nguyệt ra tự nhiên. Bởi khi ấy không có vật phẩm nào được phát minh để họ mua hay sử dụng. Họ có thể tự chế băng vệ sinh từ vải hay tấm trải giường nhưng việc này gần như quá tốn kém. Trong trường hợp nào, hầu hết phụ nữ nghèo đã không thể làm gì và để kinh nguyệt chảy tự nhiên. Ngay cả thời đại này, những người không có lựa chọn nào cũng phải để nó chảy tự nhiên và thực tế một số người còn cố tình làm điều này.
Theo Khám phá
Kinh nguyệt không đều, đừng lơ là, đó có thể là dấu hiệu báo động của sức khỏe
Kinh nguyệt có thể là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, nhưng rõ ràng nó cũng mang đến nhiều lợi ích. Việc hàng tháng chịu đau đớn và mất máu là dấu hiệu cơ thể đang hoàn toàn bình thường và hoạt động trơn tru.
Theo bác sĩ Mary Rosser - giám đốc bộ phận Sản khoa tại Monntefiore Health System, mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất khiến kinh nguyệt không đều. Nhưng đây không phải lí do duy nhất gây rối loạn kinh nguyệt.
Dưới đây là 9 lí do thường gặp khiến chu kì của bạn thay đổi:
1. Bạn đang gặp phải căng thẳng
Rosser nói: "Có những yếu tố ảnh hưởng đến não của chúng ta, dẫn đến những thay đổi ở buồng trứng và từ đó ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Căng thẳng là một trong số đó." Nói chung, căng thẳng có thể làm giảm các hooc môn điều hoà sự rụng trứng, hoặc giải phóng trứng từ buồng trứng.
2. Vận động quá sức
"Khi bắt đầu tăng cường độ vận động, một người có thể làm... biến mất kì kinh của họ", Rosser nói. Cũng giống như căng thẳng, việc luyện tập quá nhiều có thể cản trở sự rụng trứng.
Nếu không có trứng trong tử cung, tử cung sẽ không hình thành lớp lót và hiện tượng chảy máu hàng tháng sẽ không diễn ra. Các chuyên gia cho rằng, 150 phút luyện tập thể dục thể thao mỗi tuần là phù hợp nhất, và hãy nhớ rằng không phải cứ tập nhiều là tốt.
3. Thay đổi cân nặng
Rosser giải thích rằng, chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp có thể ngăn ngừa rụng trứng, dẫn đến những chu kì kinh nguyệt bất thường. Những phụ nữ mắc chứng chán ăn thậm chí còn không xảy ra kinh nguyệt.
4. Bạn đang bị ảnh hưởng bởi thuốc
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Một số có thể thay đổi chu kì của bạn. Những loại thuốc kiểm soát sinh sản thông qua nội tiết tố như thuốc viên, chích ngừa, cấy ghép,... đều có thể gây chảy máu bất thường và đôi khi làm biến mất kì kinh nguyệt hoàn toàn.
Một loại thuốc chống ung thư vú tên là Tamoxifen, hay các chất làm loãng máu, hoá trị liệu, kháng sinh hay thuốc chống rối loạn thần kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến chu kì của bạn.
5. Bạn đang hút quá nhiều thuốc lá
Rosser nói: "Chúng tôi cũng thấy rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kì kinh nguyệt". Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), không có gì đáng ngạc nghiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá có hại cho "gần như mọi cơ quan của cơ thể".
6. Mắc bệnh vùng kín
Theo Rosser, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia... có thể gây ra chảy máu giữa các kì kinh nguyệt mà chúng ta thậm chí không thể kiểm tra ra, ví dụ như bệnh viêm vùng chậu.
Bên cạnh đó, chảy máu bất thường có thể bắt nguồn từ căn bệnh u xơ tử cung.
7. Bạn đang bị ung thư
Rosser giải thích: " Thật không vui khi nghĩ đến nguyên nhân này, nhưng việc chảy máu bất thường có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và sarcoma tử cung (một loại ung thư của mô cơ tử cung)."
Nhưng bà nhấn mạnh rằng phụ nữ không nên hoảng sợ về bệnh ung thư, vì ung thư chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Rosser khẳng định, đa phần những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt đều do những nguyên nhân lành tính.
Theo Khám phá
Những điều cần biết về nội mạc tử cung Nội mạc tử cung là gì? Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạcbao phủ được gọi là...