Thật không ngờ đây chính là 6 lý do khiến bạn không có kinh và mãi chưa có con
Bạn không có kinh và mãi chưa có con có thể là do 6 nguyên nhân dưới đây.
Bạn đang dùng biện pháp tránh thai
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc kiểm soát sinh sản sẽ giúp kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, nhưng những phụ nữ dùng thuốc tránh thai không có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày thông thường. Một số biện pháp tránh thai làm trì hoãn thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt. Vòng tránh thai cũng có thể làm kinh nguyệt chậm hoặc không đều.
Bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thêm nang trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt mất nhiều thời gian hơn bình thường. Bởi vì không có trứng rụng có nghĩa là không có kỳ kinh nguyệt. Một số triệu chứng mắc hội chứng buồng trứng đa nang khác bao gồm tăng mức độ testosterone và tăng cân.
Bạn căng thẳng
Căng thẳng có thể tàn phá với hormone, do đó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hormone thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều chỉnh các kỳ kinh nguyệt – vùng dưới đồi. Căng thẳng cũng có thể gây tăng cân hoặc giảm cân, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn giảm cân
Video đang HOT
Phụ nữ mắc chứng rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn hoặc chứng chán ăn có thể bị mất kinh. Cân nặng ít hơn 10% so với cân nặng lý tưởng có thể thay đổi cách thức hoạt động của cơ thể và ngày rụng trứng. Tăng cân và đạt cân nặng như bình thường có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại.
Bạn bị tiền mãn kinh
Trung bình, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh khi 51 tuổi nhưng có những người bắt đầu bị chậm kinh vào 40 tuổi. Nếu bạn dưới 45 tuổi và kỳ kinh nguyệt của bạn chấm dứt hoàn toàn, bạn có thể trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hoặc đang bị suy buồng trứng sớm.
Bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp
Bệnh tiểu đường và tuyến giáp có thể gây mất kinh hoặc chậm kinh. Tuyến giáp có thể làm cho “ngày đèn đỏ” nhẹ, nặng hoặc thậm chí không đều. Thậm chí bạn có thể bị vô kinh.
Theo Timesofindia
Sau khi có dấu hiệu chậm kinh nguyệt, mẹ nên làm ngay những việc này!
Đây là khoảng thời gian đầy lo lắng đối với các cặp vợ chồng đang mong mỏi sinh con. Nên hãy làm những điều thật đúng đắn.
Mang thai không phải nguyên nhân duy nhất khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị ngừng lại. Thông thường, sau 2 tuần bạn mới có thể thử chính xác xem mình có đang mang thai không. Tuy nhiên, nếu có thai thì đây lại là giai đoạn cực kỳ quan trọng, hình thành hệ thần kinh của bé. Bất kỳ hoạt động nào của mẹ trong thời gian này cũng gây ảnh hưởng lên bé. Vậy trong thời gian hai tuần sau khi phát hiện chậm kinh, bạn nên làm gì?
Cơ thể thay đổi trong hai tuần đầu
Cảm giác giống như vào ngày chu kỳ bình thường
Thực tế là những dấu hiệu ngày đèn đỏ và biểu hiện đầu báo hiệu mang thai khá giống nhau. Lý do là do cơ thể sản sinh ra nhiều progesterone hơn vào tuần sau rụng trứng, dù bạn có mang thai hay không.
Porgesterone là hormone tạo ra các dấu hiệu điển hình của việc kinh nguyệt xuất hiện như ợ nóng, căng tức ngực và tâm trạng dễ nóng giận. Nếu không mang bầu, bạn sẽ sớm đào thải hết hormone này ra khỏi cơ thể sau 10 trứng rụng.
Ngược lại, mang bầu có nghĩa cơ thể tiếp tục tạo ra nhiều progesterone hơn bình thường. Nên khác biệt trong 2 tuần chậm kinh giữa mang thai và có chu kỳ là không nhiều.
Thấy bong huyết mà không phải kinh nguyệt
Bong huyết do quá trình cấy ghép, có thể xảy ra ở 30% các bà bầu, có thể gây hiểu lầm là đến chu kỳ. Hiện tượng này thường xảy ra đúng vào ngày mà bạn dự tính sẽ có kinh, có thể sớm hơn vài ngày. Nó xuất hiện khi trứng bắt đầu làm tổ ở thành tử cung.
Cũng giống như kinh nguyệt, nhưng việc bong huyết do cấy ghép thường nhẹ hơn, diễn ra ngắn hơn so với chu kỳ kinh. Máu có thể màu nâu nhẹ hoặc đen, thay vì đỏ như kinh nguyệt. Nếu không trải qua hiện tượng này, bạn cũng không nên lo lắng. Việc mang thai vẫn diễn ra bình thường.
Cần chú ý dấu hiệu mang bầu khởi đầu dễ bị nhầm lẫn với việc xuất hiện kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)
Bạn nên làm gì trong hai tuần chậm kinh
Chăm sóc bản thân như mình đang mang thai
Dù khả năng mang thai mới chỉ 15-25%, nhưng hãy luôn chăm sóc bản thân giống như đã mang thai cho đến khi biết chắc chắn với kết quả xét nghiệm. Tráng uống đồ uống chứa cồn, hạn chế chỉ 2 ly cà phê mỗi ngày, ăn ít cá có nhiều chì, tránh ăn hải sản sống, thịt và trứng sống.
Duy trì các hoạt động thể chất bình thường
Các bài tập thể dục rất hữu hiệu trong việc giảm stress và việc tâm lý có ảnh hưởng tới việc thụ thai. Đây cũng là khoảng thời gian tốt để bạn đăng ký một khóa học thể dục nhẹ nhàng nào đó, đừng để tâm lý quá căng thẳng.
Các hoạt động thể chất giúp tăng nhiệt độ cơ thể, rất tốt để duy trì tâm trạng lạc quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép trứng vào thành tử cung.
Tới bác sỹ thăm khám sau 14 ngày chậm kinh
Nếu chu kỳ đã qua 14 ngày mà chưa thấy dấu hiệu kinh xuất hiện, thì đó là dấu hiệu rõ cho thấy có thể bạn mang thai.
Sau 14 ngày chậm kinh, bạn nên đi khám bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Nếu chu kỳ của bạn ít hơn 25 ngày, có thể do tình trạng gọi là Luteal Phase Defect. Đây là tình trạng đặc trưng bởi một giai đoạn hoàng thể ngắn (nửa sau của chu kỳ của bạn sau khi rụng trứng). Tình trạng này thường bị gây ra do sự mất cân bằng nội tiết tố, estrogen quá mức so với progesterone.
Bổ sung viên uống vitamin mỗi ngày
Bạn nên uống viên bổ sung vitamin chứa 400 tới 800microgram axit folic trong giai đoạn 2 tuần chậm kinh. Axit folic giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh và giúp ống thần kinh, sẽ trở thành não bộ, phát triển trong suốt 4 tuần đầu thai kỳ.
Theo Khampha
Cách nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất sau khi vợ chồng quan hệ Các chị em mong ngóng đón con yêu đều rất quan tâm đến cách nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất sau khi quan hệ. Sau khi quan hệ 5-7 ngày, đặc biệt là vào đúng ngày rụng trứng thì xác suất mang thai rất cao. Chưa cần đến bệnh viện kiểm tra,bạn có thể phát hiện mình mang thai dựa trên...