Thắt dây an toàn – vấn đề muôn thuở
Việc thắt dây an toàn khi cầm lái ôtô đã trở nên phổ biến trong thời gian qua, nhưng nhiều người vẫn lơ là điều này.
Vừa qua, nam diễn viên Lâm Chí Dĩnh mất lái khi điều khiển một chiếc Tesla, đâm vào cột điện và xảy ra tai nạn tại TP Đào Viên, Đài Loan. Chia sẻ với truyền thông, cảnh sát Hong Kong cho biết khi được người dân cứu giúp, Lâm Chí Dĩnh không thắt dây an toàn, điều này có khả năng dẫn đến thương tích nặng nề của tài tử.
Cảnh sát muốn hỏi thêm thông tin từ Lâm Chí Dĩnh, nhưng nam diễn viên vẫn đang trong tình trạng hôn mê. Mặc dù vậy, điều này vẫn là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc nên thắt dây an toàn khi cầm lái ôtô.
Tác động của dây an toàn trong việc giảm thiểu thương vong khi gặp tai nạn
Về nguyên lý hoạt động, dây an toàn có nhiệm vụ giữ người lái không bị văng ra ngoài khi xảy ra tai nạn. Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người không thắt dây an toàn có nguy cơ bị văng ra khỏi xe khi xảy ra tai nạn cao gấp 30 lần. Ba trong số 4 người này đều tử vong vì vết thương quá nặng.
Cả người ngồi trước và ngồi sau đều thương vong lớn hoặc văng ra khỏi xe nếu không thắt dây an toàn. Ảnh: NSW Road Safety.
Không những thế, các tính năng an toàn khác của xe, đặc biệt là túi khí, sẽ không hoạt động hiệu quả nếu người dùng không thắt dây an toàn. Ngoài ra, việc không thắt dây an toàn trên thực tế cũng sẽ khiến bị thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do phải chịu lực bung của túi khí.
Theo các chuyên gia, khi bị đâm về phía trước, người lái chỉ có thể giữ cho mình không bị chấn thương trong điều kiện xe đang chạy với tốc độ 5 km/h. Khi xe chạy với tốc độ 70 km/h, theo quy luật của lực quán tính, người ngồi trong xe có lực quán tính đạt tốc độ cũng gần bằng tốc độ của xe. Khi xe dừng lại đột ngột, nếu đeo dây an toàn thì người lái sẽ được giữ lại, còn không thì toàn bộ cơ thể sẽ bị chúi về phía trước với tốc độ 70 km/h.
Với người lái có trọng lượng 70 kg, khi bị đâm chính diện sẽ phải chịu một lực đập mạnh lên người khoảng 3 tấn. Con số này sẽ lên đến 9 tấn nếu tốc độ lên tới 80 km/h. Đây được xem là bản án tử hình mà người lái tự ký cho bản thân và những người đồng hành, kể cả khi đang chạy với tốc độ 60 km/h. Tất nhiên điều này chỉ xảy ra với trường hợp người lái và hành khách không thắt dây an toàn.
Theo báo cáo của Cục An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA), khi thắt dây an toàn khi lái xe hoặc ngồi ở ghế trước, người dùng đã giảm 45% nguy cơ tử vong và giảm 50% nguy cơ bị thương nặng trong một vụ tai nạn. Cơ quan này cũng cho biết vào năm 2016, dây an toàn đã cứu gần 15.000 mạng người tại Mỹ.
Dây đai an toàn cũng được minh chứng là công nghệ an toàn hiệu quả nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô. Một nghiên cứu của NHTSA về những người được cứu sống nhờ các công nghệ an toàn trên ôtô cho thấy, từ năm 1960 đến năm 2012, dây an toàn đã cứu sống nhiều người hơn, cụ thể chính xác là 329.715 người so với tất cả các công nghệ an toàn khác cộng lại, bao gồm túi khí, trợ lực điện tử và cân bằng điện tử. Điều này minh chứng việc khả năng sống sót của người lái sau một vụ tai nạn sẽ rấy cao nếu thắt dây an toàn trước khi cầm lái.
Chính sách về việc thắt dây an toàn ở một số quốc gia
Video đang HOT
Có nhiều quốc gia khá khắt khe về việc thắt dây an toàn, điển hình là Australia. Cụ thể, một du khách người Đức khi đang cầm lái ôtô di chuyển tại tiểu bang Queensland thì bị bắt và phạt 1.078 AUD (tương đương 17,5 triệu đồng) vì một người trên xe thắt dây an toàn không đúng cách.
Dây an toàn được trang bị trên mọi ghế trên xe nhưng nhiều người thường bỏ quên. Ảnh: Hoàng Tuấn.
“Thật không may, tôi bị phạt hơn 1.000 AUD vì người đi cùng thắt dây an toàn bên dưới cánh tay khi ngủ”, người này viết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Một số hãng xe cũng thêm vào một số tính năng ngăn chặn việc lái xe chưa thắt dây an toàn. Cụ thể, từ năm 2020, hãng Chevrolet đã nghiên cứu và cho ra mắt tính năng mang tên Buckle to Drive – yêu cầu người lái thắt dây an toàn nếu muốn xe lăn bánh hoặc phải đợi 20 giây để có thể chuyển từ số P sang D.
Tính năng này sẽ được tích hợp vào chế độ lái Teen Drive, vốn đã được hãng xe Mỹ giới thiệu vào năm 2015. Teen Drive giúp phụ huynh dễ dàng quản lý và kiểm soát quá trình chạy xe của con mình. Khi chế độ lái Teen Drive được kích hoạt, âm báo sẽ tắt cho đến khi dây an toàn được thắt, ngoài ra âm lượng của radio cũng được đặt ở mức thấp hơn.
Tại Việt Nam, mức phạt liên quan đến việc không thắt dây an toàn dành cho người điều khiển xe là 800.000-1.000.000 đồng, còn hành khách là 300.000-500.000 đồng.
Dù thói quen thắt dây an toàn ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, không ít người vẫn cho rằng dây an toàn là không cần thiết khi chạy xe ở tốc độ thấp, trong thành phố, và việc thắt dây là vướng víu, làm nhàu áo váy. Để đối phó với những âm thanh cảnh báo của xe, nhiều người cài dây an toàn ra sau lưng, hoặc mua một số thiết bị cắm vào chốt dây an toàn để “đánh lừa” chiếc xe.
Những chiếc xe ngày càng có nhiều công nghệ và không ít người dùng chọn xe vì các tính năng an toàn chủ động mới, nhưng lại quên mất rằng dây an toàn là trang bị hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân. Câu chuyện cài dây an toàn có lẽ sẽ vẫn là đề tài muôn thuở
Dây an toàn ở ghế sau có phải trang bị thừa thãi trên ô tô?
Nhiều người Việt hiện đang có tâm lý thắt dây an toàn (seatbelt) để "đối phó" với luật giao thông, thậm chí xem đây là vật "thừa thãi".
Người ngồi hàng ghế sau trên ô tô còn "ngại" làm việc này vì sợ phiền và cho rằng không cần thiết, dù nó có thể cứu được tính mạng khi xe gặp tai nạn.
Đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng con người. Phổ biến nhất là trường hợp người lái xe không sao, nhưng người ngồi hàng ghế sau tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do người ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn nên khi xe xảy ra va chạm dẫn đến bị văng ra khỏi xe, va đập cơ thể, dẫn đến thương vong.
Nhiều vụ tai nạn khiến người ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn bị thương vong, trong khi người lái vẫn an toàn
Dây an toàn ở ghế sau có thừa thãi?
Nhiều người dùng ô tô tại Việt Nam hiện nay hầu như không sử dụng đến dây đai an toàn ở hàng ghế sau. Họ chỉ sử dụng chức năng này khi lái xe hoặc ngồi ở hàng ghế trước, chủ yếu để đối phó với luật giao thông. Chỉ có một số ít người hiểu được tầm quan trọng của chức năng an toàn này nên chủ động thắt dây mỗi khi đặt mình vào ghế ô tô, ngay cả ở hàng ghế sau.
Thắt dây an toàn với nhiều người là thao tác thừa, nhất là với những người chưa từng cầm lái ô tô lại càng không có thói quen này. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối khi có sợi dây bó vào người, nếu không vượt qua được cảm giác ban đầu, thắt dây an toàn là động tác khó chịu nhất với những người này.
Thậm chí, một số người thắt dây an toàn khi ngồi vào hàng ghế sau còn bị người khác nhìn thấy đùa cợt, bởi họ nghĩ rằng, đây là động tác không cần thiết, dư thừa. Điều này càng tạo ra tâm lý e ngại sử dụng dây an toàn của người đi ô tô.
Người không thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô thường bị văng ra ngoài xe khi gặp va chạm
Khi ngồi vào hàng ghế sau mà không thắt dây an toàn, nếu xảy ra va chạm phía trước, theo lực quán tính sẽ khiến hành khách lao về phía trước, thậm chí xuyên qua kính chắn gió và văng ra ngoài. Ngoài ra, có thể còn gây nguy hiểm với người ngồi ghế trước khi những hành khách trong xe va đập với nhau.
Trong trường hợp xe lật, người ngồi trong xe sẽ bị văng ra khỏi xe ở 2 bên gương, va chạm quá mạnh sẽ không thể giúp các cửa kính giữ lại được người bên trong xe.
Do đó, trong các trường hợp xe xảy ra tai nạn, người ngồi bên trong xe có thắt dây an toàn thường không ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí không bị thương. Trong khi đó, những người "ngó lơ" dây đai an toàn thường bị thương vong, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tốc độ va chạm và góc va chạm.
Người ngồi hàng ghế sau còn gây nguy hiểm với người ngồi hàng trước nếu không thắt dây an toàn (thử nghiệm ở tốc độ va chạm 40 km/giờ)
"Qua mặt" cả hệ thống cảnh báo dây an toàn ghế trước
Thông thường, các dòng xe ô tô đời mới được trang bị hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn, hệ thống này có thể phát ra âm thanh báo hiệu cho lái xe cũng như hành khách biết mình chưa thắt dây an toàn mỗi khi ngồi vào ghế. Đây là trang bị tiêu chuẩn trên ô tô ở một số thị trường, có xe chỉ cảnh báo ghế tài xế, có xe sẽ cảnh báo cả 2 ghế trước và cả hàng ghế sau.
Tuy nhiên, nhiều người dùng ô tô cảm thấy hệ thống cảnh báo này rất "phiền", đơn giản chỉ vì họ khó chịu khi phải thắt dây an toàn, kể cả tài xế. Và một món phụ kiện đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng này, đó là chốt thay thế dây an toàn, lắp thẳng vào khe cắm có sẵn trên ô tô.
Món phụ kiện "qua mặt" hệ thống cảnh báo an toàn trên ô tô bán tràn lan trên thị trường Việt Nam
Trên thực tế, rất nhiều người Việt chưa có thói quen thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô, tâm lý này vẫn theo họ cho đến khi sở hữu ô tô, họ ngại phải nghe tiếng kêu chói tai mỗi khi xe lăn bánh mà chưa thắt dây an toàn. Do vậy món phụ kiện này như một "giải pháp" để đánh lừa hệ thống cảnh báo an toàn trên ô tô.
Để đáp ứng thị hiếu khách hàng, nhiều cửa hàng kinh doanh phụ kiện ô tô còn bày bán nhiều loại "chốt an toàn" hiển thị logo của các thương hiệu ô tô phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người không biết rằng, món phụ kiện này sẽ trở thành vũ khí "chết người" nếu không may xe xảy ra tai nạn khi xe vận hành.
Một số tài xế hiện nay thậm chí còn thắt dây an toàn theo kiểu luồn dây ở sau lưng, điều này khiến hệ thống cảm biến túi khí trên xe hiểu lầm, vẫn bung túi khí trong trường hợp không cần thiết, rất nguy hiểm khi xảy ra tai nạn.
Tầm quan trọng của dây đai an toàn (seatbelt)
Hệ thống dây đai an toàn trên ô tô thậm chí còn quan trọng hơn cả túi khí, nó có thể cứu lấy mạng sống của người ngồi trên xe khi xảy ra va chạm. Nếu hành khách không thắt dây an toàn thì tác dụng và hiệu quả của túi khí gần như không có, thậm chí hệ thống túi khí trên một số mẫu xe không hoạt động nếu dây đai an toàn không được thắt.
Dây đai an toàn được sáng chế vào cuối những năm 1800, đây là tùy chọn và hiện đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên ô tô. Dây đai an toàn bảo vệ người ngồi trên xe bằng cách giữ người lại trong trường hợp tai nạn có khả năng khiến họ bay về phía kính chắn gió. Dây đai an toàn cũng giữ được người ngồi trên ô tô an toàn tại chỗ trong trường hợp xe phanh gấp hoặc va chạm. Còn túi khí bảo vệ tài xế khỏi va đập với vô lăng và bảng táp-lô, cửa kính, giúp giảm thiểu thương vong nếu xe gặp va chạm, lắc hoặc lật.
Hệ thống dây đai an toàn trên ô tô thậm chí còn quan trọng hơn cả túi khí
Theo thống kê, những người ngồi trên ô tô không may xảy ra tai nạn nhưng đeo dây an toàn có cơ hội tốt hơn để tránh bị tổn thương. Nhiều nơi trên thế giới có quy định nghiêm ngặt về việc đeo dây bảo hiểm trên xe, dù là ngồi ở hàng ghế trước hay sau, đặc biệt đối với trẻ em. Người không đeo dây an toàn không chỉ có nguy cơ bị tổn thương, mà còn có thể gây tổn thương tới người khác trên xe. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, người không đeo dây có thể văng trong xe, thậm chí bay ra khỏi xe, gây thương tích cho những hành khách khác.
Số liệu của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), dây đai an toàn giảm thương vong khoảng 50% trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng. Túi khí được cung cấp trên xe như thiết bị an toàn thứ cấp nhưng không hề kém phần quan trọng. Túi khí kết hợp dây đai an toàn là cách bảo vệ tốt nhất cho người trưởng thành.
Không thắt dây an toàn khi lái ô tô bị phạt thế nào? Người điều khiển và ngồi trên xe ôtô không thắt dây an toàn năm 2022 sẽ có mức phạt khác nhau. Quy định về thắt dây an toàn khi tham gia giao thông Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ quy định: Xe ôtô có trang bị dây...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá xe Mitsubishi tháng 12: Mitsubishi Outlander tiếp tục nhận ưu đãi 50 triệu đồng

Toyota Avanza và Toyota Veloz lắp ráp trong nước sẽ ra mắt ngay trong năm 2022

Triệu hồi Porsche Taycan do lỗi hệ thống treo

Nhiều mẫu ôtô được giảm giá dịp cuối năm

Cập nhật bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022

Triệu hồi xe điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vì lỗi hệ thống treo

5 xe ô tô điện có lưới tản nhiệt xấu xí và không cần thiết

Mazda3 sắp có bản chạy điện

Mitsubishi Xpander trúng biển ngũ quý 2 'sang tay' giá gần 2 tỷ đồng

Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?

Toyota Yaris Cross GR Sport 2023 ra mắt tại thị trường Úc

Xe điện thể thao nào tốt nhất 2022?
Có thể bạn quan tâm

Chị dâu tự ý cho con vào phòng ngủ chơi khiến tôi mất oan hơn 2 tỷ, chưa bắt đền xu nào mà chị đòi "nhảy lầu" ăn vạ
Góc tâm tình
05:19:48 31/03/2025
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
22:37:30 30/03/2025