Thất bại với Nhiệt điện Quảng Ninh, SCIC lại có tham vọng thu hơn 1.000 tỷ từ thoái vốn Nhiệt điện Hải Phòng
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Nhiệt điện Hải Phòng với giá khởi điểm gần gấp đôi thị giá dù trước đó đã thất bại với Nhiệt điện Quảng Ninh.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa quyết định đưa 45 triệu cổ phần HND của CTCP Nhiệt Điện Hải Phòng ra bán với giá khởi điểm 26.000 đồng/cổ phiếu, tương đương cả lô là 1.170 tỷ đồng.
Số cổ phần này sẽ bán đấu giá trọn lô qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu HND mà SCIC đang nắm giữ.
Trường hợp giá khởi điểm thấp hơn giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin bán cổ phần thì lấy giá tham chiếu bình quân làm giá khởi điểm chào bán.
Đáng chú ý, trên thị trường cổ phiếu HND đã tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay, từ vùng giá xấp xỉ 9.000 đồng/cổ phiếu lên 13.400 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Trong đó cao nhất cũng chỉ xấp xỉ quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch sáng 14/1, thị giá HND ở mức 13.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá khởi điểm mà SCIC đưa ra gần gấp đôi thị giá.
SCIC sẽ thoái toàn bộ 45 triệu cổ phiếu Nhiệt điện Hải Phòng.
Hiện, cổ đông lớn nhất của Nhiệt điện Hải Phòng là Tổng công ty Phát điện 2 ( Genco 2) với tỷ lệ sở hữu 51%. Kế đó là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại với gần 26%. SCIC xếp thứ 3.
Video đang HOT
Nhiệt điện Hải Phòng hiện có 2 nhà máy cùng công suất 600 MW (tổng công suất 1.200 MW), một nhà máy được xây dựng vào năm 2011, còn lại được xây dựng vào năm 2014.
Về kết quả kinh doanh, Nhiệt điện Hải Phòng công bố doanh thu 9 tháng 2019 đạt 8.080 tỷ đồng, thực hiện được 79% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 639 tỷ đồng, vượt 78% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 607 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ.
Trước đó, hồi tháng 11/2019, SCIC đã thông báo thoái toàn bộ vốn tại một doanh nghiệp nhiệt điện khác là CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (HoSE: QTP).
Theo đó, SCIC thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 51 triệu cổ phiếu QTP, tương đương 11,42% vốn điều lệ. Giá khởi điểm cho mỗi cổ phiếu là 23.800 đồng, tương đương 1.223 tỷ đồng cho cả lô cổ phiếu, cao hơn gấp đôi thị giá thời điểm ấy.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Vì vậy, HNX đã quyết định không tổ chức phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 5/12/2019.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Nhiệt điện Hải Phòng, dự thu tối thiểu 1.170 tỷ
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Nhiệt điện Hải Phòng với giá khởi điểm gần gấp đôi thị giá. Trước đó, tổng công ty này từng thông báo thoái toàn bộ vốn khỏi Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm cao hơn gấp đôi thị giá, kết quả là bất thành do không nhà đầu tư nào đăng ký mua.
SCIC muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Nhiệt điện Hải Phòng, dự thu tối thiểu 1.170 tỷ
Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa quyết định bán toàn bộ 45 triệu cổ phần HND của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Hải Phòng theo hình thức bán trọn lô.
Giá khởi điểm điểm là 26.000 đồng/cổ phiếu, tương đương cả lô là 1.170 tỷ đồng.
"Trường hợp giá khởi điểm thấp hơn giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin bán cổ phần thì lấy giá tham chiếu bình quân làm giá khởi điểm chào bán", văn bản của SCIC nêu rõ.
Chốt phiên giao dịch sáng 14/1, thị giá HND ở mức 13.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá khởi điểm mà SCIC đưa ra gần gấp đôi thị giá.
Hiện, cổ đông lớn nhất của Nhiệt điện Hải Phòng là Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2) với tỷ lệ sở hữu 51%. Kế đó là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại với gần 26%. SCIC xếp thứ 3.
Nhiệt điện Hải Phòng hiện có 2 nhà máy cùng công suất 2x300 MW (tổng công suất 1.200 MW), một nhà máy được xây dựng vào năm 2011, còn lại được xây dựng vào năm 2014.
Chi phí cố định của 2 nhà máy này hiện đang cao hơn đa số các nhà máy khác nhưng chi phí biến đổi lại thấp hơn mặt bằng chung, do tuổi đời khá "trẻ".
Do chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp nên triển vọng của Nhiệt điện Hải Phòng phụ thuộc vào khấu hao và lãi vay.
Về nguyên vật liệu, Nhiệt điện Hải Phòng đã ký hợp đồng mua bán than dài hạn với TKV nên sản lượng than đầu vào được đảm bảo (giá than biến động theo giá than quốc tế).
Hồi tháng 11/2019, SCIC đã thông báo thoái toàn bộ vốn tại một doanh nghiệp nhiệt điện khác là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (HoSE: QTP).
Theo đó, SCIC thông báo bán đấu giá trọn lô 51.401.089 cổ phiếu QTP, tương đương 11,42% vốn điều lệ. Giá khởi điểm cho mỗi cổ phiếu là 23.800 đồng, tương đương 1.223 tỷ đồng cho cả lô cổ phiếu, cao hơn gấp đôi thị giá thời điểm ấy.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16 giờ 00 ngày 4/12/2019) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.
Vì vậy, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã quyết định không tổ chức phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 5/12/2019.
Thanh Long
Theo Vietnamfinance.vn
Những thương vụ ngàn tỷ bất thành của SCIC trong năm 2019 SCIC phải hủy bỏ cuộc đấu giá QTP, VOC, DMC, SGC, CAG do không có nhà đầu tư tham gia. Loạt phiên đấu giá ngàn tỷ bị hủy bỏ Mới đây, SCIC phải thông báo hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16...