Thất bại của Hitler trong âm mưu đánh chiếm Hollywood
Trong cuốn sách “ Hitler ở Los Angeles”, giáo sư Đại học Nam California Steven J. Ross tiết lộ câu chuyện hấp dẫn và phức tạp về các đảng viên quốc xã xâm nhập vào Los Angeles và chiêu mộ những người Mỹ có thiện cảm với hoạt động của chúng.
Trong khi các đảng viên quốc xã Mỹ lập kế hoạch chống phá chính phủ Mỹ và tiến hành các hành động bạo lực bài Do Thái, luật sư Leon Lewis đã thành lập một mạng lưới tình báo để ngăn chặn chúng.
Mùa thu năm 1940, có một vị khách bước vào văn phòng của cảnh sát trưởng Los Angeles Jim Davis. “Tôi đến để kể cho ông nghe về các đảng viên quốc xã đang mua vũ khí ở San Diego, tôi biết chúng đang có kế hoạch chiếm tòa thị chính Los Angeles. Sau đó, chúng đến khu dân cư Do Thái Boyle Heights và bắn giết tất cả mọi người!”.
Vị khách này tên là Leon Lewis. Hiểu rằng mình có thể bị coi là người điên, ông ta mang theo một cặp tài liệu để làm bằng chứng, trong đó có các bản đồ, ảnh và các bản ghi chép các cuộc trò chuyện. Và Leon Lewis không tin nổi tai mình, khi nghe câu trả lời của viên cảnh sát trưởng:
- Hitler đã làm tất cả những gì cần thiết để cứu đất nước mình (ông ta vội vã ngắt lời Leon Lewis). Còn rắc rối thực sự của Los Angeles không phải ở các đảng viên Quốc xã, mà ở trong khu Boyle Heights của ông, nơi tụ tập của các đảng viên Cộng sản Do Thái!
Trên đây không phải là một cảnh trong bộ phim khoa học viễn tưởng nào đấy, mà là câu chuyện thực tế. Trong thời gian chiến tranh, các đảng viên Quốc xã Mỹ và những kẻ hâm mộ Hitler đã lên kế hoạch tổ chức hàng loạt cuộc tàn sát người Do Thái và chiếm Los Angeles, rồi sau đó, nếu thành công, chúng sẽ chiếm cả nước Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị cản trở bởi luật sư Leon Lewis, người đã bỏ tiền túi của mình thành lập một mạng lưới tình báo bí mật trong cộng đồng bọn quốc xã ở Los Angeles. Câu chuyện của ông đã được nhà sử học Steven J. Ross ở Đại học Nam California tìm thấy trong kho tài liệu lưu trữ của thành phố.
Một cuộc họp của các đảng viên quốc xã ở Los Angeles.
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là tại sao các đảng viên Quốc xã lại chọn Los Angeles làm nơi chuẩn bị cuộc nổi dậy. Vấn đề là ở chỗ, vào những năm 1930, “thành phố của các thiên thần” đã trở thành điểm tựa của chủ nghĩa Quốc xã Mỹ, ngược với New York, nơi thị trưởng Fiorello La Guardia là một người chống phát xít cuồng nhiệt cầm quyền. Mật độ đảng viên Quốc xã đậm đặc ở California được lý giải bởi hàng chục nghìn người Đức lưu vong sinh sống ở bang này – họ trở thành nòng cốt của các đơn vị cực đoan cánh hữu. Và những người Mỹ ủng hộ hành động của quốc trưởng Đức cũng liên kết với chúng. “Lúc đầu, chúng tổ chức các cuộc mít tinh dã ngoại trong các công viên và diễu hành dưới bóng những cây cọ. Tôi gọi đó là “chủ nghĩa quốc xã cây cọ” – nhà sử học Steven J. Ross nói.
Năm 1933, luật sư 44 tuổi Leon Lewis tình cờ chứng kiến một cuộc mít tinh như vậy. Là người Do Thái và cựu chiến binh Thế chiến thứ nhất, ông vô cùng căm phẫn khi nghe những tên côn đồ hung hãn mặc áo sơ mi nâu gắn chữ thập ngoặc, hứa sẽ “làm sạch nước Mỹ khỏi dân da đen và Do Thái”. “Nhiều người ở Mỹ lúc bấy giờ coi bọn quốc xã chỉ là những tên ngốc sớm muộn gì cái đầu nóng của chúng cũng bị nguội lạnh. Nhưng Leon Lewis nghĩ khác, và ông bắt đầu hành động”- Steven J. Ross nhớ lại.
Ban đầu, Leon Lewis tuyển mộ 4 cựu chiến binh trong số bạn bè của mình – 3 người theo đạo Thiên Chúa và 1 người Do Thái, những người sẵn sàng thâm nhập vào các nhóm quốc xã. Sự kiện này mở đầu cho một hoạt động tình báo quy mô lớn: một năm sau, số lượng điệp viên lên tới 34 người, vẫn như xưa, trong đó chỉ có 1 người Do Thái duy nhất. Họ bắt liên lạc với các đảng viên Quốc xã thường, giả vờ thể hiện tình cảm đối với Hitler và xin được phục vụ với tư cách tình nguyện viên. Vì vậy, họ dần dần thâm nhập vào các tổ chức quốc xã.
Điều thú vị là Leon Lewis đã bỏ tiền túi của mình trả cho các điệp viên. Nhưng mạng lưới tình báo ngày càng phát triển, vì vậy cần nhiều tiền để nuôi sống bộ máy. Lúc bấy giờ, vốn là người tháo vát, luật sư Leon Lewis đi tìm các nguồn tài trợ. Ông đã tổ chức một cuộc gặp với giám đốc hãng phim “MGM” Irving Thalberg và giáo sĩ Do Thái nổi tiếng Edgar Magnin, người được mệnh danh là “giáo sĩ của các minh tinh”, vì ông có quan hệ rộng với các diễn viên điện ảnh. “Một số nhà sản xuất phim người Do Thái khác làm việc ở các hãng phim đã tham dự cuộc gặp gỡ này, Steven J. Ross nói, để những người tham gia hiểu rõ mình cần tiền làm gì, Leon Lewis đã bày ra trước mặt họ các số của tạp chí Mỹ thân phát xít “Silver Legion” (Quân đoàn bạc) đăng tải những bài báo viết về người Do Thái quyến rũ phụ nữ và làm nước Mỹ đồi bại như thế nào”.
Đáng chú ý là các nhà sản xuất phim không dám công khai tài trợ cho một tổ chức chống phát xít. Điều này nói lên mức độ thâm nhập của tư tưởng phát xít lúc bấy giờ ở California. Nghịch lý nhưng lại là sự thật: Hitler đã kịp thời mở rộng ảnh hưởng của mình cả ở kinh đô điện ảnh Hollywood, y hiểu rằng “nhà máy sản xuất giấc mơ” là một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ như thế nào. Vì mục đích này, năm 1933, lãnh sự Đức Georg Giessling đã được cử đến Los Angeles.
“Mục tiêu của y là ngăn cản các hãng phim làm phim đả kích Quốc trưởng và tố cáo chế độ Đức Quốc xã” – Nhà sử học Ben Urvand nhớ lại trong cuốn ” Hiệp ước hợp tác của Hitler với Hollywood”. Nhất trí với ý kiến này, nhà sử học Steven J. Ross viết: “Tình trạng suy thoái diễn ra khắp nơi, mọi người ai cũng cần tiền, thêm vào đó, Georg Giessling dọa các nhà làm phim đánh mất thị trường Đức – bởi vào thời gian đó, Đức là nước có nhiều rạp chiếu phim nhất châu Âu. Kết quả là một số hãng phim đã nhượng bộ, kể cả “Columbia Pictures” và “Warner Brothers”.
Và chẳng bao lâu sau, lãnh sự Đức bắt đầu tác động trực tiếp đến nội dung của các bộ phim Hollywood. Ví dụ, trong bản gốc bộ phim “Cuộc đời Emile Zola”, câu chuyện huyền thoại về đại úy Alfred Dreyfus, một người Do Thái bị cáo buộc làm gián điệp, nhưng cuối cùng được tuyên bố vô tội, chiếm một vị trí lớn. Nhưng sau sự can thiệp của lãnh sự Đức, hãng Warner Brothers đã cắt bỏ tất cả những chữ Do Thái khỏi bộ phim. Điều tương tự cũng xảy ra với bộ phim “Ba người bạn”, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Remarque, được sản xuất năm 1938 – chủ đề chống phát xít của bộ phim, theo nhà sử học Ben Urvand, đã bị “làm mờ đi”, còn bản thân câu chuyện phim bị lùi lại mấy năm trước.
Vua hề Chapin Charlie trong phim “Tên độc tài”.
Nhà biên kịch Mỹ Herman J. Mankiewicz, tác giả kịch bản bộ phim vĩ đại “Citizen Kane” (Công dân Kane), đã giới thiệu cho nhiều hãng phim dự án phim về một người Do Thái bị bọn Đức Quốc xã truy nã, nhưng đã bị từ chối sau khi Georg Giessling gọi điện tới can thiệp.
Nhưng dù sao, các nhà làm phim vẫn tài trợ cho Leon Lewis một số tiền. Nhờ thế mạng lưới tình báo của ông tồn tại cho đến cuối Thế chiến thứ hai. Trở lại câu chuyện vào mùa thu năm 1940, khi gặp viên cảnh sát trưởng ở Los Angeles, Leon Lewis đã thu thập được một bộ tài liệu tố cáo bọn quốc xã ở Los Angeles lớn đến mức nó hoàn toàn có thể được coi là một âm mưu tầm cỡ quốc gia. Trong tay ông có những tài liệu cho thấy bọn cực đoan cánh hữu đang mua súng trường và lựu đạn thông qua người Mexico ở San Diego và San Jose. Còn các thành viên của hai tổ chức ở Los Angeles “Những người bạn của nước Đức mới” và “Áo sơ mi bạc” dự định cướp các kho vũ khí ở Los Angeles, và thực hiện một cuộc đảo chính trong thành phố. Chúng hy vọng sau đó các cuộc nổi dậy tương tự sẽ diễn ra ở những bang khác.
Bọn quốc xã cũng xem xét kế hoạch bắt cóc và treo cổ công khai 20 người Do Thái có thế lực và các chính trị gia chống phát xít ở Los Angeles. Đồng thời, chúng dự định tổ chức một cuộc đua ôtô ở khu dân cư Boyle Heights, và nhân cơ hội đó bắn chết những người Do Thái trong thành phố. Ngoài ra, một công ty khử trùng giả mạo của chúng tìm cách giết tất cả những người Do Thái ở Los Angeles bằng khí độc.
Cuối cùng, những kẻ cấp tiến còn chuẩn bị tấn công một số ngôi sao điện ảnh. Nạn nhân đầu tiên của chúng phải là vua hề Charlie Chaplin, người vừa hoàn thành bộ phim “Tên độc tài” (The Great Dictator), tác phẩm công khai phản đối Hitler và chủ nghĩa phát xít.
Bị viên cảnh sát trưởng Los Angeles từ chối thẳng thừng, luật sư Leon Lewis không thể yên lòng. Ông quyết định gõ cửa văn phòng của Tổng chưởng lý Mỹ và ở đấy người ta xem xét các tài liệu của ông nghiêm túc hơn nhiều. Rất có thể, lúc bấy giờ sự kiện Mỹ tham gia Thế chiến thứ hai về phía liên minh chống Hitler đóng một vai trò nhất định. “Những kẻ hâm mộ Hitler ở Los Angeles không còn là một “đảng” hay một nhóm người cùng chí hướng nữa, đặc biệt, nếu ta lưu ý rằng trong số họ có nhiều người gốc Đức. Chúng biến thành những kẻ thù tiềm năng” – nhà sử học Donald Hickey ở Đại học Illinois nhận xét.
Bìa cuốn sách của Steven J. Ross.
Dựa trên những bằng chứng do luật sư Leon Lewis thu thập được, Cục Điều tra liên bang Mỹ đã tiến hành theo dõi những kẻ cực hữu ở California và bắt giữ hàng loạt. Chẳng hạn, hai thủ lĩnh của tổ chức “Những người bạn của nước Đức mới” do Đức Quốc xã thành lập, Hans Diebel và Hermann Schwinn đã bị bắt, chính Leon Lewis đã chuyển hồ sơ về hai tên này lên Viện Công tố. Chúng bị buộc tội làm gián điệp và nổi loạn.
Tổng cộng, trong những năm chiến tranh, ở Mỹ có khoảng 11.000 người gốc Đức đã bị giam giữ, hầu hết trong số đó bị đưa tới các trại tù binh. Kết quả là hoạt động của phần lớn các nhóm ủng hộ phát xít đều bị vô hiệu hóa. “Tham vọng của bọn người này thật khác thường. Và nếu không có Leon Lewis, người một mình tuyên chiến với chủ nghĩa phát xít, chúng có thể đẩy đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn”, – nhà sử học Steven J. Ross kết luận.
Sau chiến tranh, luật sư Leon Lewis lại trở về hành nghề luật. Năm 1954, ông qua đời ở tuổi 65 vì một cơn đau tim, khi đang lái xe trên đường cao tốc dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. “Leon Lewis là một người anh hùng vô danh. Ông đã làm được những điều phi thường, nhưng không ai biết đến – Steven J. Ross kết luận – Nói ra điều này hôm nay nghe có vẻ điên rồ, nhưng nếu lịch sử diễn ra theo một kịch bản khác, chúng ta có thể đang sống trong kỷ nguyên của Đế chế California”
Xả súng làm 4 người thiệt mạng tại khu vực của người gốc Arab ở Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, ngày 23/8, tại thị trấn Abu Snan, miền Bắc Israel, nơi có nhiều người gốc Arab sinh sống, đã xảy ra vụ xả súng làm 4 người thiệt mạng, trong đó một nạn nhân là ứng viên tranh chức thị trưởng.
Lực lượng an ninh Israel gác tại điểm kiếm soát ở Shiekh Jarrah. Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN
Đây là một trong những vụ xả súng nghiêm trọng nhất xảy ra tại Israel trong năm nay, chỉ 2 tháng sau vụ xả súng tại một trạm rửa xe ở nước này khiến 5 người thiệt mạng, trong bối cảnh làn sóng bạo lực và tội phạm tại các cộng đồng người gốc Arab ở Israel tiếp tục gia tăng. Vụ xả súng diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu chỉ thị cho Cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm trong cộng đồng người gốc Arab, sau vụ một quan chức cấp cao ở thị trấn Tira, miền Trung nước này bị giết hại. Ông Netanyahu coi vụ xả súng này "vượt giới hạn đỏ" và đã triệu tập một cuộc họp nội các bất thường.
Thủ tướng Netanyahu khẳng định: "Chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương tiện, bao gồm cả tình báo và cảnh sát, để trấn áp tội phạm. Chúng tôi đã loại bỏ tội phạm có tổ chức trong khu vực của người Do Thái và sẽ loại bỏ tội phạm có tổ chức trong khu vực của người gốc Arab ở Israel".
Số liệu thống kê cho thấy kể từ đầu năm 2023 đến nay tại Israel đã có 156 người thiệt mạng do các hành động bạo lực và tội phạm ở các khu vực của người gốc Arab, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
So với các khu vực của người Do Thái, các khu vực của người gốc Arab thường có mức sống thấp hơn, ít được đầu tư hơn về hạ tầng, y tế, giáo dục.
Cuộc truy lùng nữ người mẫu khát máu bậc nhất của Hittler Nữ quản ngục Jenny-Wanda Barkmann được biết đến với cả vẻ đẹp và sự tàn ác trong thời gian làm việc ở trại tập trung Stutthof trước khi bị treo cổ vì tội ác của mình vào năm 1946. Bước ngoặt tội ác Sự khủng khiếp của các trại tập trung của Đức Quốc xã đã được ghi lại rõ ràng trong suốt...