Thắp sáng ngọn đèn tri thức
Nhà giáo đóng vai trò then chốt khai mở tiềm năng của tất cả học sinh, sinh viên, cũng như góp phần đạt được mục tiêu 4 trong số các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2030, đó là giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng cho tất cả mọi người.
Dù vậy, hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức mang tính hệ thống đối với các nhà giáo trong sự nghiệp “trồng người”.
Giáo viên giảng bài cho học sinh tại một lớp học ngoài trời ở Solapur, bang Maharashtra, Ấn Độ, ngày 27/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ ( UNESCO) đã lựa chọn chủ đề “Trao quyền cho các nhà giáo: Tăng cường khả năng phục hồi, Tạo dựng tính bền vững” nhân Ngày Nhà giáo Thế giới 5/10 năm nay. Chủ đề này phản ánh những thách thức đáng kể được nêu bật tại Hội đồng cấp cao về Nghề giáo của Tổng Thư ký LHQ cũng như trong Báo cáo toàn cầu về Giáo viên lần đầu tiên của UNESCO.
Theo báo cáo, đến năm 2030, thế giới cần thêm 44 triệu giáo viên để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học. Tình trạng thiếu hụt diễn ra trên diện rộng, với khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara cần thêm 15 triệu giáo viên. Các quốc gia có thu nhập cao cũng đối mặt với nhiều thách thức về việc “giữ chân” giáo viên. Khu vực Đông Nam Á và Nam Á không phải ngoại lệ.
Như tại Nam Á, dù những năm qua số lượng giáo viên đã tăng (đặc biệt là ở Ấn Độ) và tỷ lệ sinh giảm, nhưng đây vẫn là khu vực “khát” giáo viên lớn thứ hai thế giới. Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi tỷ lệ sinh thấp, nhưng nhu cầu cao thứ ba thế giới khi cần thêm 4,8 triệu giáo viên. Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, con số này là 3,2 triệu giáo viên.
Một trường hợp điển hình khác là Hàn Quốc. Dù đứng thứ 4 thế giới về mức lương trả cho giáo viên (53.505 USD – theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố tháng 2 vừa qua), nhưng tình trạng nhà giáo bỏ việc hiện ở mức báo động đỏ. Hơn 32.000 người đã xin thôi việc trước tuổi nghỉ hưu trong giai đoạn 2019-2023. Khoảng 8 tháng đầu năm nay, đã có hơn 3.300 giáo viên không thể trụ lại với nghề. Đáng chú ý, ngày càng nhiều giáo viên trẻ dưới 10 năm kinh nghiệm rời bỏ bục giảng. Riêng từ tháng 3/2023-2/2024, gần 600 người “dứt áo ra đi”.
Chỉ còn 6 năm nữa là đến hạn chót để đạt Mục tiêu Phát triển bền vững số 4 của LHQ. Như vậy, việc đảm bảo đủ 15 triệu giáo viên ở châu Phi cận sa mạc Sahara vào năm 2030 là “nhiệm vụ bất khả thi”, do số lượng giáo viên hiện chỉ đạt 88% so với mục tiêu ước tính cần 69 triệu giáo viên mà Viện Thống kê UNESCO đưa ra hồi năm 2016. Với số lượng giáo viên cần bổ sung là 4,3 triệu người ở Bắc Phi và Tây Á; 4,5 triệu giáo viên ở Đông Nam Á vào năm 2030, hai khu vực này cũng đang đối mặt với các thách thức đáng kể.
Video đang HOT
Đi sâu phân tích những nguyên nhân gây cuộc khủng hoảng thiếu giáo viên, UNESCO đã nêu bật khoảng cách lớn trong tài trợ giáo dục giữa các châu lục và các nền kinh tế; tác động dai dẳng của đại dịch COVID-19; sự phát triển liên tục của những tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) hay mức lương và phúc lợi cao hơn ở các ngành nghề khác.
Nhiều giáo viên trên khắp thế giới thậm chí phải đối mặt với mối đe dọa gia tăng về bạo lực thể chất hoặc tâm lý. Khảo sát hơn 9.000 giáo viên tại Mỹ trong năm 2020 và 2021 cho thấy 33% số giáo viên từng là nạn nhân của hành vi lăng mạ hoặc đe dọa từ học sinh; 29% phải đối mặt với hành vi này từ phụ huynh.
Bất kỳ hành vi nào như vậy đều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của giáo viên, từ đó cản trở các nỗ lực tuyển dụng và “giữ chân” giáo viên.
Già hóa đội ngũ giáo viên cũng là bài toán khó ở một số quốc gia như Bulgaria, Estonia, Latvia,… nơi hơn 50% số giáo viên trung học cơ sở đã trên 50 tuổi.
Theo khảo sát toàn cầu với các công đoàn giáo viên tại 94 quốc gia, 60% số người được hỏi không đồng tình với nhận định rằng giáo viên có thể duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống. Trong khi đó, nghiên cứu đối với giáo viên Mỹ cho thấy cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn là yếu tố hàng đầu khi họ bỏ việc và tìm “bến đỗ” mới dù lương thấp hơn. Điều này phản ánh lo ngại về cường độ công việc ngày càng tăng và tình trạng thiếu thời gian là lý do khác khiến giáo viên bỏ nghề.
UNESCO nhấn mạnh nếu không có hành động khẩn cấp, ước tính chỉ khoảng 40% quốc gia trên thế giới có đủ giáo viên để đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2030, trong khi con số này đối với giáo dục trung học còn chưa đến 20%. Đề xuất các giải pháp để “giữ chân” giáo viên, tổ chức này cho rằng ngoài tăng lương và các chế độ đãi ngộ phù hợp, cần đảm bảo điều kiện làm việc linh hoạt như giảm giờ làm, giảm bớt sĩ số học sinh mỗi lớp; cải thiện văn hóa và môi trường tại các cơ sở giáo dục…
Xây dựng văn hóa học đường tích cực có thể bao gồm các ưu tiên như tạo dựng trường học lành mạnh và an toàn, hỗ trợ cho sự phát triển chuyên môn. Các nghiên cứu và khảo sát tại Thụy Điển, Malaysia và Trung Quốc đều chỉ ra rằng nhận thức tích cực về môi trường trường học không chỉ nâng cao sự hài lòng mà còn ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc của giáo viên.
Trên thực tế, đã có những giải pháp khả thi như trong giai đoạn 2017-2019. Chile giảm thời gian giảng dạy từ 75% xuống 65%, giúp giáo viên cân bằng giữa việc giảng dạy và cuộc sống hằng ngày. Tại Anh, chính phủ đang đầu tư hàng triệu USD ứng dụng AI giúp giáo viên soạn giáo án và chấm bài nhằm giảm tải cho giáo viên. Tương tự, Thái Lan đang thúc đẩy dự án ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành giáo dục và phân bổ ngân sách để hỗ trợ giáo viên.
Nhật Bản đề xuất phương án tăng số tiền cân đối thu nhập giảng dạy cho giáo viên từ 4% lên 10% lương cơ bản hiện nay, thay cho hình thức tính thu nhập làm ngoài giờ; điều chỉnh thời gian nghỉ giữa các tiết học cũng như cân bằng thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi của giáo viên. Ngay tại Việt Nam, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng…
Nhắc lại lời kêu gọi trong Sáng kiến toàn cầu về Tương lai Giáo dục và Hội nghị thượng đỉnh chuyển đổi giáo dục năm 2022, UNESCO ủng hộ việc tôn trọng, đa dạng hóa và nâng cao giá trị của nghề giáo; kêu gọi đề cao tiếng nói của giáo viên trong các quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến nghề nghiệp của họ; đồng thời thúc đẩy các nỗ lực quốc tế và quốc gia nhằm trao quyền, tuyển dụng, đào tạo cũng như hỗ trợ giáo viên trong các hệ thống giáo dục vững mạnh vì một nghề giáo sáng tạo và gắn kết. Đây là lộ trình nhằm nâng cao vị thế của nghề giáo và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trong thông điệp gửi gắm qua Báo cáo toàn cầu lần đầu tiên về giáo viên, UNESCO nhấn mạnh vào thời điểm đầy thách thức này, giáo viên đã trở thành “ngọn hải đăng” của khả năng phục hồi, thích nghi và đổi mới vì học sinh của mình. Tuy nhiên để mỗi nhà giáo phát huy hết tiềm năng, điều quan trọng là tiếng nói của họ phải được lắng nghe và trân trọng. Việc “truyền lửa” ấy giúp họ có thêm động lực mạnh mẽ vượt qua khó khăn trong sự nghiệp trồng người, đồng thời thắp sáng “ngọn hải đăng” dẫn đường tri thức, định hình tương lai và thúc đẩy tiến bộ giáo dục trên toàn cầu.
Latvia: Nếu vào NATO, Ukraine sẽ là thành viên mạnh thứ 2 ở châu Âu
Nhà ngoại giao hàng đầu Latvia nhận định, nếu Ukraine được kết nạp vào NATO, Kiev sẽ trở thành nước có nền quân sự mạnh thứ 2 của liên minh ở châu Âu.
Quân nhân Ukraine tham gia một hoạt động huấn luyện (Ảnh: Reuters).
Ukraine sẽ có quân đội mạnh thứ hai trong các nước NATO ở lục địa châu Âu sau khi gia nhập liên minh, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braze nhận định hôm 1/10 tại một cuộc thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh Warsaw.
Theo bà Braze, quân đội Ukraine sẽ có kinh nghiệm chiến đấu và cam kết chính trị rõ ràng để trở thành một trong những lực lượng tốt nhất khi được kết nạp vào liên minh.
"Ukraine sẽ là thành viên NATO (có năng lực quân sự) mạnh thứ 2, ít nhất là ở lục địa châu Âu", bà cho hay, đồng thời nói thêm rằng vị thế này chỉ đứng sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022 nhưng vẫn chưa nhận được lời mời chính thức.
Mặc dù Ukraine nhiều lần bày tỏ kỳ vọng trở thành một phần của liên minh, nhưng NATO vẫn chưa có các bước đi cụ thể, mà chỉ dừng lại ở cam kết rằng "con đường gia nhập của Kiev vào NATO là không thể đảo ngược".
Kể từ khi xung đột với Nga nổ ra, Ukraine đã nhận được nguồn cung cấp vũ khí và chương trình đào tạo rộng rãi từ phương Tây. Điều này đã tăng cường khả năng tương tác của quân đội Ukraine với quân đội các nước NATO.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã phát biểu trong cùng sự kiện rằng đất nước của ông "phải là một phần của gia đình xuyên Đại Tây Dương" và NATO cần Ukraine để "bảo đảm an ninh" và "có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn".
Trả lời câu hỏi về việc phương Tây có thể làm gì để giúp Kiev nhiều hơn nữa, ông Sybiha nêu ra sự cần thiết phải chấp nhận tư cách thành viên NATO và EU trong tương lai của Ukraine.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine cũng kêu gọi phương Tây viện trợ thêm vũ khí, bao gồm hệ thống phòng không, đạn pháo và máy bay không người lái và hỗ trợ mở rộng quy mô ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.
Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ Các sông băng ở Thụy Sĩ đã tan với tốc độ trên trung bình trong năm 2024, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt làm tan chảy lượng tuyết lớn. Đây là đánh giá của cơ quan giám sát GLAMOS công bố ngày 1/10. Các vết nứt trên sông băng Pers được chụp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tại Pontresina,...