Tháp nước đồ sộ, cổ nhất Sài Gòn
Gần 140 tuổi và do người Pháp xây dựng, tháp nước tại Tổng công ty cấp nước Sài Gòn ( Sawaco) được cho là cổ nhất TP HCM. Thủy đài hiện không còn sử dụng nhưng là di tích kiến trúc của thành phố.
Nằm trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, gần Hồ Con Rùa (quận 3), tháp nước chiếm diện tích lớn với 3 tầng, cao hơn 20 m và đường kính khoảng 10 m.
Trên cùng đặt hai bể nước có thể cung cấp 1.000-1.500 m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa. Nhìn từ bên dưới, tháp nước có hình đa giác nhưng tổng thể kiến trúc mang hình elip do sự kết hợp của 2 bể nước này.
Tháp được người Pháp xây dựng, nước lấy từ các giếng cạn đưa về giếng trung tâm để xử lý. Sau đó bơm lên tháp nước phân phối cho người dùng qua hệ thống ống dẫn.
Hai bồn chứa nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu.
Cửa ra vào thủy đài. Sau năm 1975, phía dưới của tháp được Sawaco cải tạo thành văn phòng nhưng giờ dùng làm kho chứa tài liệu của công ty.
Video đang HOT
Một nhân viên Sawaco cho biết, toàn bộ kiến trúc còn rất vững chắc. Hiện chỉ một số mảng tường bị bong tróc nhẹ, lộ lớp gạch.
Phần nền được xây dựng bằng lớp đá giúp công trình vững chắc, chịu được sức nặng của 2 bồn chứa bằng thép bên trên cũng như áp lực khi vận hành.
Hệ thống cửa sổ dùng để lấy gió, ánh sáng của thủy đài khổng lồ.
Từ khi hệ thống cung cấp nước sông Đồng Nai về thành phố được đưa vào sử dụng năm 1966 thì việc cung cấp nước từ hệ thống giếng ngưng hoạt động.
Phần nóc của tháp nước được mái tôn che mưa nắng, mỗi tháp có một ống thông gió.
Đây là tháp nước thứ hai ở Đông Dương sau tháp đầu tiên được xây dựng năm 1879 tại vị trí Hồ Con Rùa – bị phá bỏ năm 1921. Mới đây Sawaco bàn giao tháp nước cho Liên hiệp hợp tác xã (Saigon Co.op) để làm dự án du lịch kết hợp làm khu trưng bày lịch sử ngành nước TP HCM bởi nó được công nhận là di tích kiến trúc của thành phố.
Duy Trần
Theo VNE
Cận cảnh sự xuống cấp của trụ sở tòa án 'độc nhất vô nhị' 130 tuổi ở Sài Gòn
Trong các di tích cấp quốc gia được xếp hạng tính đến thời điểm hiện nay, trụ sở tòa án TP.HCM là một công trình xây dựng không thay đổi tính công năng và có lối kiến trúc hết sức độc đáo của Sài Gòn xưa, theo hình mẫu gần giống tòa án Paris do người Pháp để lại.
Cổng vào có nhiều phù điêu rất đẹp và chạm trổ công phu
Vừa qua, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) và Bộ Xây dựng đã cử nhiều đoàn vào khảo sát thực tế, kiểm tra các hạng mục di tích, tiến hành làm hồ sơ tu bổ để phục hồi lại nguyên trạng công trình.
Được sự cho phép của lãnh đạo Tòa án nhân dân TP.HCM, PV Thanh Niên Online đã được dịp tiếp cận toàn bộ kiến trúc khu nhà này.
Theo ông Thái Văn Tuấn, Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân TP.HCM, trước đây do có bốn đơn vị cùng làm việc: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại TP.HCM, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM nên chính tác nhân con người đã làm cho công trình 130 tuổi này đang ngày một xuống cấp, phải gấp rút tiến hành các thủ tục và đầu tư kinh phí để trùng tu (khoảng 320 tỉ đồng). Thời gian sửa chữa dự kiến trong vòng hai năm.
Dưới đây là những hình ảnh mới nhất mà chúng tôi ghi nhận được về tình trạng xuống cấp của trụ sở tòa án TP.HCM:
Tường của tòa nhà được sơn màu vàng đặc trưng của kiến trúc Pháp
Khu vực dùng để xử án phúc thẩm đang bị xuống cấp nặng
Tường, cột bị bong tróc nhiều
Hệ thống đường ống thoát nước, máy lạnh làm phá vỡ tổng quan di tích
Những công trình phụ vừa xây mới đã bị thấm tường nghiêm trọng
Các chuyên gia đang lấy mẫu màu từng lớp tường để phục hồi đúng nguyên trạng
Lê Công Sơnthực hiện
Theo Thanhnien
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trùng tu sau gần 140 năm Nhiều hạng mục của nhà thờ Đức Bà đã xuống cấp nghiêm trọng nên công trình kiến trúc cổ này dự kiến được trùng tu, sửa chữa trong thời gian tới. Trao đổi với VnExpress chiều 10/6, Linh mục Vương Sĩ Tuấn - phụ tá tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn - cho biết nhìn bề ngoài công trình vẫn...