Tháp Mường Và, di tích kiến trúc – nghệ thuật, văn hóa độc đáo ở Sơn La
Tháp Mường Và ở xã Mường Và, huyện biên giới Sốp Cốp nằm trong hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Sơn La, là một công trình kiến trúc linh thiêng và cổ kính.
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Sốp Cộp là vùng đất quần tụ sinh sống, đoàn kết của 7 dân tộc; trong đó, có dân tộc Lào. Hơn 400 năm trước, tại xã Mường Và, được sự giúp đỡ của cư dân bản địa, người dân tộc Lào đã xây dựng lên tháp Mường Và. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi ở Sơn La mang đậm dấu ấn văn hóa Lào trên đất Việt.
Tháp Mường Và được xây dựng trên ngọn đồi theo hình bút tháp cao 13 m, chia thành 5 tầng, từ xa nhìn thấy tháp vút cao lên nền trời xanh với những đường nét sắc sảo, thanh lịch, tạo thế hiên ngang và uy nghi của công trình. Đứng từ trên tháp thả tầm mắt sẽ bao quát được cả trung tâm xã Mường Và với cánh đồng rộng lớn và những dãy núi trập trùng bao quanh. Năm 1998, tháp Mường Và được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia. Ông Lò Văn Bóng, người dân xã Mường Và cho hay, kiến trúc tháp Mường Và thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng. Các hoa văn như hình người, hoa sen… đều được thể hiện tinh xảo trên tháp.
Video đang HOT
Di tích tháp Mường Và, ngoài ý nghĩa về mặt kiến trúc cổ, kiến trúc nghệ thuật, còn được xem là biểu tượng đoàn kết giữa hai dân tộc Việt – Lào. Tháp Mường Và còn là sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại và là nơi nguyện cầu của người dân nơi đây về cuộc sống an bình, no ấm. Trải qua hơn 400 năm trường tồn, tháp Mường Và đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu. Chị Hà Minh Nguyệt, huyện Phù Yên (Sơn La) bộc bạch, lần đầu đến tham quan tháp Mường Và, chị cảm thấy rất ấn tượng với kiểu kiến trúc độc đáo, hoàng tránh và cổ kính.
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Hàng năm, vào các dịp lễ hội “Xên Mường”, “Khảu hó”,… nhân dân trong vùng nô nức đến xem hội và tham quan tháp Mường Và, tạo điều kiện cho địa phương thúc đẩy phát triển du lịch. Phó Chủ tịch UBND xã Mường Và, ông Lò Văn Hương thông tin, chính quyền địa phương sẽ đề nghị với cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khu du lịch cộng đồng gắn với tháp Mường Và.
Những năm gần đây, ngoài việc trùng tu, tôn tạo, Sơn La đã xây dựng Nhà lưu niệm để lưu giữ những hiện vật có giá trị của di tích tháp Mường Và. Bà Hoàng Thị Hồng, Quyền Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sốp Cộp cho biết, Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu với UBND huyện Sốp Cộp ban hành các văn bản để giữ gìn di sản tháp Mường Và, bởi nó gắn liền với dân tộc Lào.
Với những giá trị về kiến trúc – nghệ thuật, tháp Mường Và là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng biên Sốp Cộp nói chung và dân tộc Lào nói riêng.
Đền Mẫu - Điểm đến văn hóa tâm linh
Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm đền Mẫu thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi đây là ngôi đền có cảnh quan kiến trúc đẹp nằm trong quần thể di tích Phố Hiến.
Đền Mẫu là một di tích không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà ở trong đó còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể hết sức độc đáo. Hơn thế nữa ngôi đền được xây dựng để thờ vị thánh mà người đời còn suy tôn là bậc "Mẫu Nghi Thiên Hạ".
Đền Mẫu tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hưng Yên, thuộc đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, phía trước là hồ Bán Nguyệt, xa xa là đê sông Hồng, một cảnh quan hữu tình của tỉnh Hưng Yên. Đền Mẫu thờ bà Dương Quý Phi thời vua Tống Đế Bính (Trung Quốc) thế kỷ XIII, là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Để giữ trọn khí tiết, lòng thuỷ chung với vua và trung thành với đất nước bà đã nhảy xuống biển tự tận khi bị giặc Nguyên Mông truy đuổi, xác của bà trôi ngược dòng về phía cửa biển Phố Hiến, người dân nơi đây đã vớt lên chôn cất và lập miếu thờ.
Theo "Đại Nam Nhất Thống Chí", Đền Mẫu được xây dựng thế kỉ thứ XIII, vào năm Tuờng Hưng thứ nhất (1279). Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi đền không ngừng được trùng tu qua các triều đại nên đền Mẫu ngày thêm khang trang, hoành tráng. Đền được trùng tu lớn vào thời Nguyễn đời vua Thành Thái thứ 8 năm 1896. Đền có kiến trúc hình chữ Quốc bao gồm các hạng mục đặc sắc như: Nghi môn, thiêu hương, tiền tế, trung từ, hậu cung, phủ đông, phủ tây... Hiện đền Mẫu còn lưu giữ được đầy đủ các bức đại tự, thần phả và nhiều đồ tế tự quý hiếm. Nghi môn được xây dựng cao, rộng, rất bề thế, hài hòa và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Sau nghi môn là khoảng sân rộng, đến đây ta có cảm giác thoải mái và yên bình bởi ở đó có cây cổ thụ hơn 700 năm tuổi. Đây có lẽ là cây cổ thụ độc nhất vô nhị trên trần thế, theo truyền thuyết cây cổ thụ được kết hợp bởi sự sinh tồn tất yếu của ba cây Đa - Sanh - Si quấn quýt lấy nhau tạo thế chân kiềng vững chắc bao trùm lên toàn bộ ngôi đền, khiến cho ngôi đền vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi sự hài hòa về không gian lẫn cảnh quan và kiến trúc, nói lên sự hưng thịnh một thời của Phố Hiến xưa. Đến thăm đền Mẫu đại đa số du khách có chung một nhân xét đó là vùng đất thâm nghiêm, cổ kính, sơn thủy hữu tình.
Đây là một di tích độc đáo trong số ít các di tích còn lưu giữ được nguyên vẹn trong quần thể di tích của Phố Hiến. Với những giá trị đặc sắc, năm 1990 đền Mẫu đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích Lịch sử Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Thành Hoàng Đế - di tích lịch sử có kiến trúc đặc biệt Tọa lạc trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Hoàng Đế (hay còn gọi là thành Đồ Bàn) là một trong những di tích lịch sử có kiến trúc đặc biệt gắn với hai triều đại vương quốc Champa và Tây Sơn. Mảnh đất nhiều thăng trầm Cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, khi dời đô...