Thấp khớp gây nhiều biến chứng cho cơ thể
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi thấp khớp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn khi vận động, gây hư hại ở các cơ quan, nguy hiểm nhất là tim mạch.
Nguyên nhân của bệnh chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây một số chuyên gia cho rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của tác nhân gây bệnh. Đó có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn. Hoặc do yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi). Với yếu tố di truyền: bệnh có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%). Ngoài ra, còn có yếu tố khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng bệnh được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó ở giai đoạn khởi phát, bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát, thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp ở cổ tay, ngón gần bàn tay, bàn ngón, gối, cổ chân, ngón chân, khuỷu. Các khớp ít gặp như khớp: háng, cột sống, vai, ức đòn, nếu có viêm cũng thường là ở giai đoạn muộn.
Nếu không kịp thời điều trị thì biến chứng thường gặp và gây ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp là sự biến dạng khớp và mô xung quanh, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, khoảng 10 đến 15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Ngoài việc gây biến dạng khớp, viêm khớp dạng thấp còn gây ra các biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể như tim, gan, thận… Do đó, viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh toàn thân. Bệnh nhân có thể không thấy biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian dài. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tăng tiến không ngừng có khả năng hủy hoại khớp xương và gây tàn tật.
Video đang HOT
Nó còn là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời. Hiện nay, viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều phương pháp điều trị như Tây y thì dùng thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp…, Đông y thì dùng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bớp, ngâm rượu thuốc… Đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. Ngoài ra, từ lâu đời dân gian thường dùng rắn biển ngâm rượu với một số thảo dược khác để điều trị các chứng tê thấp và bồi dưỡng cơ thể.
Rắn biển là một vị thuốc độc đáo trong y học phương Đông. Rắn biển có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc, có tác dụng tốt nhất là con rắn đẻn biển. Về mặt y học, thịt rắn biển tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ẩm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm, giảm đau rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Ngoài ra nếu kết hợp rắn biển với cao hy thiêm (hay còn gọi là cây cỏ đĩ, cây cứt lợn hay cây chó đẻ hoa vàng, cây này được phơi khô sắc uống có tác dụng chữa bán thân bất toại, giảm đau, chữa gân cốt mềm yếu, tứ chi tê buốt) sẽ làm tăng tác dụng kháng viêm, chữa đau dây thần kinh, đau khớp lưng, mỏi gối, bệnh gout, phong thấp.
Theo VNE
Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ!
Đang trong giờ làm việc, anh N.Q.B ( 25 tuổi, Đồng Nai) bỗng lên cơn đau thắt ngực và ho ra đàm máu. Sau khi được cấp cứu tại địa phương, anh được chuyển ngay lên bệnh viện tuyến trên vì bệnh suy tim có nguyên nhân từ cao huyết áp.
Trường hợp khác là chị T.T.N.M (29 tuổi), phó phòng của một công ty bất động sản ở TP HCM. Một năm trở lại đây, chị M thường xuyên bị buồn nôn, người mệt mỏi, da vàng tái, thân sưng phù và xuất huyết đường tiêu hóa. Thậm chí, có lần chị bất tỉnh ngay trên bàn làm việc. Đi khám, chị được chẩn đoán bị suy thận mạn tính do huyết áp cao đi kèm với rối loạn mỡ máu gây nên. Hiện chị phải lọc máu thường xuyên để kéo dài sự sống (!).
Rối loạn mỡ máu làm tăng các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.
Triệu chứng mờ nhạt, dễ nh ầm lẫn
Theo các bác sĩ, bệnh lý cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ các biến chứng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim... cũng tăng nhanh với mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50% trong 24 giờ đầu tiên nếu bệnh nhân không được xử lý cấp cứu kịp thời. Tại Mỹ, hơn 58 triệu người từ 6 tuổi trở lên bị cao huyết áp, tức là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Riêng ở Việt Nam, thống kê gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp từ tuổi trưởng thành trở lên tăng hơn 25% mỗi năm và người trẻ bị cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình.
Chính vì vậy, phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và nghĩ ngay đến cao huyết áp khi có những triệu chứng sau: Đau đầu vùng sau gáy, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mất ngủ, gặp vấn đề về tầm nhìn...
Mỡ máu "gặp loạn", huyết áp dễ tăng cao
Các chuyên gia tim mạch cho biết, rối loạn mỡ máu hiện được xem như yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Chính lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn mặn, giàu chất béo, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia, thức khuya, thuốc lá và stress... khiến cho các thành phần mỡ máu dễ gặp loạn.
Đáng nói hơn, 80% lượng cholesterol được tổng hợp bằng con đường nội sinh nên dù không ăn nhiều chất mỡ, cơ thể cũng liên tục sản xuất cholesterol. Vì thế, khi cơ thể suy yếu, các receptor tế bào (là những cánh cổng có chức năng tiếp nhận LDL-cholesterol từ trong máu vào các mô và cơ quan) bị giảm cả về số lượng lẫn chức năng hoạt động. Điều này khiến cholesterol khó được hấp thu vào tế bào dẫn đến dư thừa trong máu, làm hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch.
Cần điều trị rối loạn mỡ máu song song với cao huyết áp
Dù rất nguy hiểm nhưng hiện nay, bệnh cao huyết áp chưa được quan tâm đúng mức ở người trẻ. Tại Việt Nam, có đến hơn 70% bệnh nhân không được kiểm soát tốt và việc điều trị bằng thuốc hạ áp lại thường làm tăng rối loạn các thành phần mỡ máu. Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau. Đặc biệt, khi cơ thể cùng tồn tại cao huyết áp và rối loạn mỡ máu, mức độ "công phá" của chúng trở nên nặng nề gấp nhiều lần so với chỉ bị một bệnh đơn thuần. Do đó, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu song song với điều trị cao huyết áp.
Ngay cả việc điều trị rối loạn mỡ máu cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các thuốc trực tiếp hạn chế sự hấp thu hay ức chế tổng hợp cholesterol v.v... nên không thể sử dụng lâu dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: suy tế bào gan, viêm cơ, tiêu chảy, đau đầu...
Khuynh hướng dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên có khả năng điều hòa cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu nhằm giữ lượng cholesterol ở mức cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, khuynh hướng này mang tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng.
Theo VNE
Công dụng chữa bệnh của mãng cầu Mãng cầu có tác dụng chữa viêm loét, thấp khớp, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh về gan, ung thư. Mãng cầu là loại quả nhiệt đới to, nhiều gai. Nó có vị ngọt nên thường được sử dụng để làm kem, bánh kẹo và nhiều loại đồ ăn thức uống, nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á. Bên...