Thập đại đặc sản nấm đẹp như cổ tích lại ngon bổ quý nhất đất Việt
Nấm là món ăn ưa thích của rất nhiều người bởi không chỉ sở hữu giá trị dinh dưỡng cao mà chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
Dưới đây là 10 loại nấm không những đẹp như trong truyện cổ tích mà còn ngon bổ không tưởng quý hiếm nhất trên đất Việt.
1. Nấm Tâm Trúc
Nấm Tâm Trúc (hoặc nấm nữ hoàng) với tên khoa học là Dictyophora Indusiata thường mọc tự nhiên ở trong lòng đất, khi loại nấm này còn nhỏ thì đầu trên của nó là một hình chóp có màu đen hoặc nâu đậm và được bao phủ bởi một lớp nhầy. Khi trưởng thành, phần mũ nấm nở bung ra với màu vàng hoặc trắng. Ở Việt Nam loại nấm này thường mọc ở các bờ ruộng, bờ tre, hoặc ven bờ sông. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chiết xuất từ loại nấm Tâm Trúc giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như: ung thư vú ở nữ giới, có thể chữa bệnh gout và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,…
2. Nấm Thái Dương
Nấm Thái Dương (hay còn gọi là nấm mặt trời, nấm công chúa, nấm hoàng gia, nấm Thiên Chúa). Loại nấm này có nguồn nguồn gốc từ Brazil, hiện nay nay chúng được trồng ở nhiều nơi trên thế giớii trong đó có Việt Nam.
Đồng Tháp là nơi đầu tiên xuất hiện nấm Thái Dương ở nước ta. Loại nấm này có mũ màu xám, màu hồng hoặc màu nâu đỏ trên đó có điểm các sợi tơ rất nhỏ, ở chân nấm thì màu trắng. Trong nấm Thái Dương có hàm lượng protein rất cao 40 – 50 %; ngoài ra còn chứa các vitamin như B1, B2, vitamin K, chất xơ từ 6 – 8%, đặc biệt còn có chất Polysaccharides – rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh ung thư. Hiện nay, nấm Thái Dương đã được nghiên cứu để điều chế các loại thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh.
3. Nấm Thượng Hoàng
Nấm Thượng Hoàng (tên gọi khác là nấm Hoàng Sơn), loại nấm này có màu vàng thuộc giống nấm quý trong tự nhiên và hiện nay đã được nhân giống trên diện rộng và phát triển ở quy mô công nghiệp. Nấm Thượng Hoàng rất tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đặc biệt là bệnh ung thư vú, ngoài ra chúng còn có khả năng loại bỏ tạp chất giúp làm trong máu, ngăn ngừa mỡ thừa ở các bộ phận, giúp cơ thể được thanh lọc và điều hòa huyết áp.
4. Nấm Linh Chi
Video đang HOT
Nấm Linh Chi (các tên gọi khác Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung) là một loại nấm nằm trong họ nấm lim. còn có. Loại nấm cực phẩm này có rất nhiều công dụng như: tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể; làm sạch hệ tiêu hóa từ đó trị chứng táo bón; giúp an thần, tránh các mệt mỏi, căng thẳng; chống tình trạng gan nhiễm mỡ hoặc bệnh xơ vữa động mạch; chống các bệnh ung thư, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư; phòng và chữa bệnh tiểu đường; giúp làm đẹp da,…
5. Nấm Hầu Thủ
Nấm Hầu Thủ phân bố rộng rãi ở vùng Đông Á thuộc lớp Đảm Basidiomycetes trong bộ Aphyllophorales vàhọ Hydnaceae. Loại nấm này không mọc ở mặt đất mà mọc ở các cây gỗ thuộc nhóm sồi dẻ, hoặc một số loại cây lá rộng đang đã mục nát
Nấm Hầu Thủ thường được dùng để điều trị một số bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, ruột, cùng một số bệnh khác ở đường tiêu hóa khác. Ngoài ra loại nấm này còn có tác dụng đối với bệnh bệnh Alzheimer, ngăn chặn quá trình lão hóa giúp phục hồi các neuron thần kinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và chống bệnh ung thư phổi di căn.
6. Nấm Phục Linh Thiên
Nấm Phục Linh Thiên có tác dụng phục thần, tăng cường sinh lực cơ thể và điều tuyệt vời là có khả năng ức chế các khối u, thậm chí làm teo những khối u ác tính. Khả năng ổn định huyết áp của nó thì không loài cây cỏ nào sánh bằng. Lý do loại nấm này đắt chủ yếu là vì tác dụng trị ung thư.
Phục Linh Thiên là loại nấm thường mọc ký sinh ở rễ cây thông và nằm sâu 20 – 30 cm ở dưới Loại nấm này có mặt ngoài màu nâu đen, bề mặt sần sùi, một số chỗ có thể nổi bướu. Phân loại nấm này dựa vào màu sắc: nấm màu trắng gọi là bạch linh; nấm màu hồng xám gọi là xích linh.
Nấm Phục Linh Thiên có tác dụng mạnh hơn nhiều lần so với nhân sâm đối đặc biệt là những bệnh nhân đang trong trạng thái nguy kịch. Hiện nay ở nước ta, Phục Linh Thiên có tại Hoàng Liên Sơn.
7. Nấm mối
Nấm mối có tên khoa học là Termitomyces albuminosus, đây là một loại nấm mọc tự nhiên.. Loại nấm này là nguồn thực phẩm vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Nấm mối chỉ mọc ở vùng đất cao có khi hậu thích hợp như Bến Tre, Vĩnh Long hoặc một số tỉnh khác ở vùng Đông Nam Bộ, nấm này có màu trắng phần gốc hơi ngả vàng.
Hiện nay có nhiều công trình khoa học để nhân giống loại nấm này nhưng chưa thành công, số lượng của nó ngày càng ít đi do sự thay đổi của khí hậu và môi trường sống.
8. Nấm hải sản
Nấm hải sản hay có tên gọi khác là nấm bạch huyết, loại nấm này có màu trắng và mùi vị tương tự như các loại hải sản. Trong nấm hải sản có rất nhiều khoáng chất, các axit amin giúp người dùng tăng cường trí nhớ, dần dần cải thiện hệ thống thần kinh, ngoài ra nấm hải sản còn giúp có tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể từ đó giúp ức chế và ngăn ngừa bệnh ung thư cùng nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Nấm Trâm vàng thường xuất hiện vào thời điểm cuối mùa thu, đầu mùa xuân. Nấm Trâm vàng có kích thước hơi nhỏ, thân hơi dài trông giống như loại rau trâm vàng, phát triển ở những vùng nhiệt độ thấp, thậm chí loại nấm này có thể sinh sống trong vùng khí hậu gió tuyết. Nấm Trâm vàng có vị rất ngon khi được chế biến và đã nổi danh trong nền ẩm thực từ rất lâu, do có mùi vị rất đặc trưng. Thịt nấm trâm vàng non, rất mềm, bên trong có chứa nhiều dưỡng chất và 8 loại axit amin khác nhau giúp phòng chống ung thư rất tốt.
10. Nấm mỡ gà
Nấm mỡ gà có chứa các thành phần giúp hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan; các bệnh ung thư, và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Không chỉ vậy nấm mỡ gà còn giúp phòng chống các bệnh liên quan đến mỡ máu, giúp khí huyết lưu thông. Loại nấm này có thân mềm, viền nấm cao và mũ nấm lõm xuống với màu vàng ươm khá giống với màu mỡ gà. Ngoài ra, nấm mỡ gà còn chứa rất nhiều chất xơ giúp chị em duy trì được vóc dáng và sức khỏe.
Theo Tienphong
Bí mật giúp người Nhật ăn cơm trứng sống không ngộ độc
Tamago Kake Gohan, hay cơm trứng sống, là món ăn ưa thích của người dân xứ phù tang. Món ăn này không phổ biến ở các nước khác vì nguy cơ ngộ độc cao.
Ăn trứng sống ở nhiều quốc gia bị xem là điều cấm kỵ bởi có khả năng nhiễm khuẩn, dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, món cơm trộn trứng sống (Tamago Kake Gohan) lại rất phổ biến và được ưa chuộng. Một số người nói vui cơ thể dân Nhật Bản kháng khuẩn tốt hơn nhưng sự thật lại không phải vậy. Ảnh: Shutterstock.
Trái ngược với nhiều quốc gia phản đối trứng sống, người Nhật tin rằng đây là món ăn tuyệt hảo. Tuy nhiên, các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn cần được đảm bảo. Một quả trứng đang trong quá trình hình thành đã có khả năng cao nhiễm khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm hay co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai. Ảnh: Shutterstock.
Để đảm bảo an toàn, những quả trứng ăn sống trước khi đem ra thị trường phải thông qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt (thường quét bằng tia UV). Hầu hết cơ sở đều có hệ thống băng chuyền, máy móc phức tạp để đảm bảo trứng không nhiễm khuẩn salmonella. Bạn có thể nhận thấy trứng đóng hộp ở Nhật thường có hạn sử dụng ngắn (khoảng 2 tuần) so với những nơi khác (2 tháng). Ảnh: Shutterstock.
Nhật Bản không đề ra quy chuẩn để thưởng thức cơm trứng sống. Nguyên liệu cơ bản tạo thành món này gồm có gạo trắng, trứng và nước tương. Món này ngon nhất khi cơm còn nóng, dẻo và dùng gạo chuẩn Nhật Bản. Việc còn lại khá đơn giản khi bạn chỉ cần đập trứng sống và cho các topping khác vào. Sau khi trộn đều tất cả, thành quả của bạn sẽ là một tô cơm vàng óng màu lòng đỏ trứng, lại thêm đẹp mắt nhờ các "phụ gia" đi kèm. Ảnh: Japantoday.
Thưở ban đầu, người Nhật Bản không ăn trứng gà vì theo Thần đạo, đây là món quà của các vị thần. Họ tin rằng ăn trứng sẽ dẫn đến việc bị trừng phạt. Đến thời Edo, tư tưởng này dần biến mất. Thay vì nuôi gà làm cảnh, người Nhật sử dụng chúng làm đồ ăn. Ảnh: Shutterstock.
Người đầu tiên ăn cơm trứng sống là Ginko Kishida (1833-1905). Ông thường đập 3-4 quả trứng lên bát cơm chín của mình và giới thiệu cho mọi người cách ăn độc đáo này. Cơm trứng sống dần phổ biến trong cộng đồng người Nhật Bản. Tuy nhiên, món này chỉ thực sự "bùng nổ" vào đầu những năm 2000 khi loại nước tương ăn kèm ra đời. Ảnh: Shutterstock.
Natto (đậu nành lên men) với hương vị độc đáo và sự nhầy nhụa là kiểu kết hợp hoàn hảo cùng cơm trứng sống. Rong biển cũng thường được sử dụng. Những người thích hải sản có thể ăn kèm cùng shirasu (cá trích Đại Tây Dương). Bạn có thể biến tấu món cơm này theo cách của mình. Tuy nhiên, việc tự làm món ăn này với trứng mua ngoài Nhật Bản không được khuyến khích. Ảnh: Pinterest.
Theo Zing
Ăn hải sản theo cách này rước tỷ bệnh nguy hiểm vào người Hải sản rất giàu dinh dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Thế nhưng ít ai biết rằng ăn hải sản cũng phải 'đúng cách', nếu không muốn bị dị ứng, ngộ độc, hay gặp nguy hiểm cho sức khỏe. Kiêng uống bia khi ăn hải sản Không nên uống bia khi ăn hải sản, đặc biệt là những người...