Tháp chim bồ câu hàng trăm năm tuổi ở Iran
Chim bồ câu, hay đúng hơn là phân của chúng, từng trở thành nguồn tài nguyên quý giá ở Iran. Người dân nước này xây những tòa tháp cao 18 m để nuôi hàng nghìn con chim bồ câu.
Trong suốt thế kỷ 16 và 17, nhất là vào khoảng thời gian trị vì của triều đại Safavid, người Iran xây dựng rất nhiều tháp chim bồ câu. Chim bồ câu được nuôi thuần hóa không phải để lấy thịt (vì loài chim này đặc biệt được tôn kính trong đạo Hồi), mà là để lấy phân. Người dân địa phương thu gom phân chim để bón ruộng dưa hấu và dưa chuột.
Người thời Safavid có sở thích đặc biệt với dưa và tiêu thụ khối lượng rất lớn. Phân chim bồ câu được cho là loại phân tốt nhất cho những loại cây trồng này. Các tháp được xây dựng với mục đích thu hút chim bồ câu đến làm tổ và người dân có thể thu hoạch phân của chúng.
Vào thời kỳ thịnh hành, thành phố Isfahan có khoảng 3.000 tháp chim bồ câu. Ngày nay, khoảng 300 tháp vẫn nằm rải rác khắp vùng nông thôn trong tình trạng hư hỏng khác nhau. Phân bón và hóa chất hiện đại đã khiến những công trình kiến trúc tuyệt đẹp này trở nên lỗi thời, dẫn đến việc các tháp bồ câu bị bỏ hoang trên những cánh đồng.
Tháp chim bồ câu điển hình có hình trụ, được xây bằng gạch bùn không nung, vôi và thạch cao. Các tháp có đường kính từ 10 đến 22 m và cao từ 18 m trở lên, có thể nuôi tới 14.000 con chim bồ câu. Tháp này được xây dựng như những pháo đài bất khả xâm phạm có thể che chở chim bồ câu khỏi những kẻ săn mồi. Kích thước nhỏ của lối vào ngăn các loài chim lớn như diều hâu, cú hoặc quạ.
Bên trong tháp bao gồm vô số tổ nhỏ xếp thành lớp đều nhau như bàn cờ, dọc theo các bức tường. Việc bố trí các chuồng chim kiểu bàn cờ này giúp sử dụng hiệu quả không gian, tối đa hóa số lượng lỗ và giữ cho trọng lượng cũng như khối lượng vật liệu xây dựng được sử dụng ở mức tối thiểu.
Các tổ nuôi chim bồ câu có kích thước khoảng 20×20x28 cm, với một cây sào ngắn nhô ra ngoài. Tường của tháp được thiết kế nghiêng vào trong cho phép phân chim bồ câu rơi trực tiếp vào trung tâm hố thu gom phía dưới. Các tháp được mở mỗi năm một lần để thu hoạch phân vào thế kỷ 17.
Những con chim không bị bắt và huấn luyện để chui vào tháp mà là chúng bị thu hút theo bản năng, do kiến trúc của tháp giống những gờ đá và kẽ hở nơi chim bồ câu thích làm tổ, giao phối và nuôi con non trong tự nhiên. Những con chim chỉ được cung cấp nơi ở, còn thức ăn thì không. Ban ngày chúng đi kiếm nước và thức ăn. Vào ban đêm, những con chim sẽ trở lại tháp bồ câu.
Phân từ chim bồ câu chủ yếu được sử dụng làm phân bón, ngoài ra cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp da với chức năng làm mềm da. Quan trọng hơn, phân chim là một thành phần thiết yếu trong sản xuất thuốc súng.
Phân chim bồ câu và tháp bồ câu đã trở nên lỗi thời về mặt chức năng do sự phát triển của phân bón hóa học và hóa chất thuộc da hiện đại. Trong số 300 tháp còn lại đến ngày nay xung quanh Isfahan, 65 tháp được bảo vệ bằng cách được đưa vào danh sách di sản quốc gia. Một số tháp vẫn thu hút những đàn chim bồ câu tự nhiên đậu bên trong, bất chấp trần nhà bị sập, tường nứt…
Đột nhập nhà tù từng giam giữ băng đảng khét tiếng nhất nước Mỹ
Nhà tù Eastern State Penitentiary (ESP) ở Philadelphia, hiện đã bị đóng cửa, từng là nơi giam giữ một số băng đảng khét tiếng nhất nước Mỹ.
Trong lần ghé thăm thành phố Philadelphia vào năm 2019, Frank Olito đã chụp lại những bức ảnh bên trong nhà tù Eastern State Penitentiary. (Nguồn ảnh: Insider)
Từng là nhà tù giam giữ các băng đảng khét tiếng nhất nước Mỹ, Eastern State Penitentiary hiện giờ bị bỏ hoang. Tuy nhiên, du khách có thể tham quan nhà tù này với "giá vé" 16 USD.
Nhà tù ESP được xây dựng vào năm 1829 ở ngoại ô Philadelphia. Sau đó, nhà tù được mở rộng.
Nhà tù được xây dựng giống như một pháo đài. Các cửa sổ chỉ là "ngụy trang" và những tòa tháp không có lối vào.
"Khi tôi bước qua sảnh chính, tôi được phát cho một tấm bản đồ nói về cách bố trí phức tạp bên trong nhà tù", Frank Olito cho biết.
Các tù nhân đi vào nhà tù qua lối hành lang này. Tại đây, họ được ghi lại những đặc điểm nhận dạng. Sau khi mãn hạn tù, họ đi qua hành lang này lần thứ hai để trở về thế giới bên ngoài.
Cuối hành lang là một căn phòng với trần hình vòm.
Trung tâm của nhà tù ESP là căn phòng này, được thiết kể để lính gác có thể nhìn xuống từng dãy phòng giam khi đứng ở đây. Ngày nay, căn phòng này đã được sửa sang lại để phục vụ khách tham quan.
"Bước vào dãy phòng giam 1, tôi cảm thấy như trở lại những năm 1800", Frank kể lại.
Những cánh cửa phòng giam sau này mới được lắp đặt. Khi nhà tù mới mở, những cánh cửa này thực chất chỉ là khe hở nhỏ đủ để đưa thức ăn vào cho tù nhân. Các tù nhân sẽ cảm nhận sự cô độc trong đó. Họ ăn, ngủ và đi vệ sinh ngay trong phòng giam của họ.
Ánh sáng duy nhất tù nhân nhìn thấy khi nó chiếu qua một cửa sổ nhỏ trên trần nhà.
Trong một giờ mỗi ngày, tù nhân có thể đi bộ qua cửa ở phía sau phòng giam của họ vào một không gian kín có ánh sáng. Dù vậy, họ cũng không được tiếp xúc với nhau.
Bên trong một phòng giam của nhà tù ESP.
"Tôi bước vào trong một phòng giam và cảm thấy những bức tường như đang khóa chặt mình. Tôi không thể tưởng tượng việc ở trong này suốt 23 tiếng liền", Frank Olito nói thêm.
Nhà tù bắt đầu nhốt hai người trong mỗi phòng giam từ năm 1913.
Những năm tiếp theo, cuộc sống của tù nhân trong nhà tù ESP được "cải thiện" hơn. Các tù nhân bắt đầu ăn cùng nhau trong phòng ăn vào năm 1924.
Họ có thể đến tiệm cắt tóc được bố trí trong dãy nhà giam.
Nhà tù ESP từng giam nhiều tù nhân khét tiếng, trong đó có Al Capone. Ảnh chụp phòng giam của Al Capone.
Trong khi phòng giam của Al Capone được "tân trang" thì các khu vực khác bên trong nhà tù ESP đều đã xuống cấp trầm trọng.
Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ nhà tù không có lính gác của Brazil (Nguồn video: VTC1)
Điều lạ lùng của tòa tháp Cửu trùng độc nhất vô nhị VN Tháp Đậu An có thể đã được xây vào thời Lý - Trần và tu sửa lớn vào thời Mạc - Lê Trung Hưng. Tháp có 9 tầng nên được còn gọi là tháp Cửu trùng... Nằm ở đền Đậu An (Tiên Lữ, Hưng Yên), tháp Đậu An là một tòa tháp đất nung cổ xưa hiếm hoi, mang những giá trị đặc...